Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 19/09/2024 08:02 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Nông thôn mới ở Lào Cai: Phát triển kinh tế gắn với cây chè hữu cơ

22:43 | 10/11/2023

(Xây dựng) – Thu nhập ổn định từ cây chè đã thúc đẩy người dân xã Bản Liền (huyện Bắc Hà) tập trung sản xuất, mở rộng diện tích trồng và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng lớn, từ đó tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Nông thôn mới ở Lào Cai: Phát triển kinh tế gắn với cây chè hữu cơ
Cây chè hữu cơ đang giúp người dân xã Bản Liền tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Cây trồng chủ lực của nông nghiệp Lào Cai

Trong những năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai đã thực hiện chủ trương chỉ đạo của UBND tỉnh về đầu tư phát triển vùng nguyên liệu chè chất lượng cao, tập trung gắn với các cơ sở chế biến và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

Các chương trình phát triển nông nghiệp của tỉnh luôn coi chè là “cây công nghiệp chủ đạo, cây xóa nghèo bền vững, cây làm giàu và tạo nhiều việc làm cho người lao động”.

Năm 2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai khóa XVI đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU về “Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, trong đó xác định chè là 1 trong 5 loại cây trồng chủ lực.

“Với sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các Sở ban ngành của tỉnh, các địa phương đã quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phát triển cây chè theo hướng hiệu quả, bền vững. Tính đến nay, tỉnh Lào Cai đã có 7.832ha chè, bao gồm 100ha sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap và trên 727ha chè đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Sản phẩm chè hữu cơ của Lào Cai đã đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu sang châu Âu, một số thị trường Trung Đông và thị trường Đài Loan”, ông Đỗ Văn Duy, Giám Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lào Cai chia sẻ.

Dự kiến đến hết năm 2023, diện tích chè trên toàn tỉnh Lào Cai đạt 8.295ha; sản lượng đạt 44.540 tấn; giá trị ước đạt 311,78 tỷ đồng và giá trị thu nhập bình quân ước đạt 61,3 triệu đồng/ha. Sản lượng chè chế biến năm 2023 đạt gần 9.000 tấn chè các loại.

Chè Bản Liền đặc biệt ở điểm nào?

Mặc dù có số lượng xuất khẩu tương đối lớn, đa phần chè Lào Cai vẫn chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô sang các thị trường dễ tính, chưa có nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường có yêu cầu chất lượng cao như châu Âu, Bắc Mỹ...

Hiện nay, cả tỉnh Lào Cai chỉ có vùng sản xuất chè tại xã Bản Liền, huyện Bắc Hà là vùng chè được chứng nhận sản xuất đạt tiêu chuẩn hưu cơ đáp ứng tiêu chuẩn của các thị trường châu Âu, Bắc Mỹ. Để có cơ sở áp dụng và tuyên truyền sản xuất hữu cơ đối với cây chè, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 128/QĐ-SNN ngày 26/07/2019 ban hành Quy trình kỹ thuật tạm thời hướng dẫn sản xuất chè hữu cơ.

Nông thôn mới ở Lào Cai: Phát triển kinh tế gắn với cây chè hữu cơ
Những đồi chè ở xã Bản Liền chỉ bón phân hữu cơ đạt chuẩn và nói không với phân hóa học, thuốc trừ cỏ, trừ sâu độc hại.

Việc sản xuất chè theo tiêu chuẩn hữu cơ đòi hỏi bà con nông dân phải có cam kết chặt chẽ trong việc canh tác theo quy trình hữu cơ. Đó là không bón phân hóa học, thuốc trừ cỏ, trừ sâu độc hại, không hóa chất, không chất kích thích sinh trưởng... chỉ sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trong sản xuất hữu cơ và tuyệt đối không được phun thuốc trừ cỏ.

Trong những năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chú trọng công tác tuyên truyền, vận động người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất như quản lý cây trồng tổng hợp (ICM); sản xuất theo quy trình kỹ thuật (VietGAP, hữu cơ…); áp dụng quy trình phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp (IPM); hướng dẫn sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả… Ngành Nông nghiệp tỉnh cũng hỗ trợ phân bón hữu cơ đạt chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo cây chè phát triển tốt nhưng vẫn là chè “sạch”.

Không những thế, người dân Bản Liền còn làm cỏ và hái búp chè thủ công bằng tay. Đây là những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao năng suất và chất lượng chè búp tươi để tạo ra các sản phẩm chè đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính khác như châu Âu hay Bắc Mỹ.

Có thể nói, chính việc tuân thủ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ cộng với thổ nhưỡng và khí hậu đặc trưng ở huyện Bắc Hà đã tạo nên thương hiệu chè hữu cơ Bản Liền có nhiều ưu điểm khác biệt so với các vùng chè khác. Chè Bản Liền có nước màu xanh đẹp, vị ngọt hậu, hương thơm tự nhiên và đặc biệt là an toàn, tốt cho sức khỏe người sử dụng.

Ông Vàng A Vận, một người dân có nhiều năm kinh nghiệm trồng chè hữu cơ ở xã Bản Liền, huyện Bắc Hà cho biết: “Ngày xưa, người dân ở đây trồng chè không có kỹ thuật, không trồng theo hàng lối và trồng với mật độ thưa. Địa hình đồi dốc cũng khiến việc canh tác gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy, tuy có đất rộng, nhưng sản lượng chè không nhiều. Mấy năm nay, Phòng Nông nghiệp huyện và Hợp tác xã chè hướng dẫn thì chúng tôi mới biết chăm sóc đúng kỹ thuật”.

Để đảm bảo chè “sạch”, người dân ở Bản Liền còn đặt ra những quy ước đặc biệt để mọi người cùng tuân thủ. Theo đó, bất kỳ hộ dân nào sử dụng phân bón hay chế phẩm hóa học làm ảnh hưởng đến chất lượng chè của mọi người trong thôn bản, sản phẩm không đạt tiêu chuẩn hữu cơ để xuất khẩu, thì sẽ phải nộp phạt và phải đền bù thiệt hại cho số lượng chè không bán được. Chính nhờ quy ước này mà người dân đã nghiêm túc canh tác đúng kỹ thuật, đảm bảo chè “sạch” cho cả thôn, bản.

Nông thôn mới ở Lào Cai: Phát triển kinh tế gắn với cây chè hữu cơ
Chè Bản Liền có nước màu xanh đẹp, vị ngọt hậu, hương thơm tự nhiên và đặc biệt an toàn, tốt cho sức khỏe người sử dụng.

Xóa đói giảm nghèo nhờ cây chè

Trong những năm qua, việc sản xuất chè hữu cơ gắn kết chặt chẽ với chế biến và tiêu thụ, tạo thành chuỗi giá trị hoàn chỉnh đã cho thấy hiệu quả rõ rệt. Sau khi chè hữu cơ Bản Liền được công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao đầu tiên ở Lào Cai và được xuất khẩu ra nước ngoài, giá chè đã tăng lên kéo theo diện tích trồng tăng lên và chất lượng sản phẩm cũng được chú trọng nhiều hơn. Hiện nay, giá trị thu mua búp chè tươi đạt trung bình trên 19.000 đồng/kg, cao gấp hơn 2,5 lần so với canh tác thông thường.

Ông Vàng A Sự, Phó Chủ tịch UBND xã Bản Liền cho biết: “Kinh tế của người dân trong xã hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào cây chè là cây trồng chủ lực của địa phương. Tỷ lệ người dân ở Bản Liền trồng chè chiếm hơn 60% dân số của xã, khoảng 310 hộ. Việc phát triển chè hữu cơ đã giúp người dân phát triển kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống”.

Thu nhập bình quân từ trồng chè hữu cơ khoảng 40 triệu đồng/hộ/năm. Một số hộ có diện tích trồng lớn như gia đình ông Vàng A Vận có thể thu về khoảng 100 triệu đồng/năm từ cây chè. Đáng chú ý, thu nhập từ cây chè cao và ổn định hơn so với các cây trồng khác trên địa bàn đã thúc đẩy người dân tập trung sản xuất và mở rộng diện tích trồng chè hữu cơ.

Nông thôn mới ở Lào Cai: Phát triển kinh tế gắn với cây chè hữu cơ
Việc Hợp tác xã chè Bản Liền bao tiêu sản phẩm và tăng giá thu mua chè đã giúp người dân yên tâm sản xuất.

Ông Vàng A Vận tâm sự: “Mấy năm trước, giá chè không cao nên dù có vận động người dân cũng không có hiệu quả. Bây giờ chè có giá hơn và đầu ra ổn định nên người dân trồng nhiều hơn. Giá bán búp chè tươi dao động từ 16.000 – 19.000 đồng/kg, còn trước đây rẻ hơn nhiều, chỉ khoảng 5.000 – 7.000 đồng/kg”.

Bên cạnh việc thu mua búp chè, Hợp tác xã chè Bản Liền cũng tạo ra công ăn việc làm cho người dân địa phương với khoảng 13 – 15 công nhân làm việc tại xưởng chè, thu nhập hơn 5 triệu đồng/tháng. “Số tiền này không lớn, nhưng công việc ở đây nhẹ nhàng và chỗ làm cũng gần nhà nên chúng tôi có thể làm thêm, kết hợp với việc trồng chè để tăng thu nhập”, chị Lâm Thị Duyên, một công nhân ở Hợp tác xã chè Bản Liền cho biết thêm.

Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu chè Bản Liền

Hiện nay, vùng sản xuất chè hữu cơ ở Lào Cai chỉ tập trung tại huyện Bắc Hà. Mục tiêu của ngành Nông nghiệp tỉnh hướng tới là mở rộng diện tích sản xuất chè hữu cơ sang các huyện khác có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tương đồng như Vùng Tả Thàng, huyện Mường Khương hay vùng A Mú Sung huyện Bát Xát.

Mục tiêu ngành Nông nghiệp tỉnh Lào Cai đề ra đến hết năm 2025 là nâng tổng diện tích chè toàn tỉnh đạt 8.420ha, đến năm 2030 đạt 10.000ha. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng diện tích chè toàn tỉnh đã có 8.295ha; đạt 98,5% so với mục tiêu Nghị quyết số 10-NQ/TU đề ra. Sản lượng đạt 44.540 tấn, giá trị sản xuất năm 2023 đạt 311,78 tỷ đồng, đạt 44,5% so với mục tiêu của Nghị quyết số 10.

Để tiếp tục phát triển sản xuất chè hữu cơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai đã đưa ra một số giải pháp hỗ trợ người dân. Trước hết, ngành Nông nghiệp tỉnh sẽ tăng cường công tác quản lý Mhà nước về giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong vùng nguyên liệu chè; nghiêm túc rà soát và quản lý quy hoạch với mục tiêu vùng nguyên liệu tập trung, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất chè, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Một nhiệm vụ quan trọng khác là tuyên truyền sâu rộng đến người dân về lợi ích của việc trồng chè hữu cơ, từ đó thực hiện tốt liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tập huấn nâng cao năng lực của người dân trong sản xuất và tiếp cận thông tin thị trường nhằm đáp ứng yêu cầu tiêu thụ sản phẩm hiện nay.

Nông thôn mới ở Lào Cai: Phát triển kinh tế gắn với cây chè hữu cơ
Ngành Nông nghiệp tỉnh Lào Cai đang triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm chè hữu cơ.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng khuyến khích doanh nghiệp có kế hoạch chi tiết, giải pháp căn cơ để quản lý, phát triển vùng nguyên liệu và thu mua nguyên liệu chè búp tươi cho nông dân, công khai giá bán, chia sẻ lợi ích hài hòa với người trồng chè. Để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, các đơn vị cần đầu tư nâng cấp dây chuyền chế biến sâu sản phẩm chè khô, thay đổi mẫu mã, bao bì đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng; đồng thời tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của tỉnh Lào Cai.

Ông Vàng A Vận bày tỏ: “Chúng tôi mong muốn các cơ quan chức năng sẽ giúp đỡ người dân giữ gìn bản sắc riêng của chè Bản Liền, không mang cây chè ở nơi khác đến trồng ở đây. Việc xây dựng thương hiệu chè Bản Liền rất quan trọng vì chè ở đây chưa được biết đến rộng rãi, nhưng chất lượng thực sự tốt, đã được các chuyên gia nước ngoài đánh giá cao”.

Về mặt kỹ thuật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tuyên truyền, nhân rộng và giúp đỡ người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất nhằm tăng năng suất và sản lượng chè; chú trọng mở rộng diện tích chè đạt tiêu chuẩn hữu cơ sang các huyện khác ngoài Bắc Hà, từ đó tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị canh tác.

Hữu Mạnh - Ảnh Tiến Hào

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load