Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 05:06 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Nỗi khổ của người dân sống gần bãi rác Nam Sơn

18:07 | 31/07/2020

(Xây dựng) – Xe rác bị chặn vào bãi Nam Sơn chỉ 2 - 3 ngày đã khiến người dân sống trong nội thành và công nhân vệ sinh môi trường “kêu như vạc”. Nhưng nỗi khổ đó chưa thấm vào đâu so với những gì mà người dân 2 xã Hồng Kỳ và Nam Sơn phải chịu đựng trong hơn 20 năm qua.

noi kho cua nguoi dan song gan bai rac nam son
Rác thải trải dài trên các tuyến phố Hà Nội trong 3 ngày người dân Nam Sơn và Hồng Kỳ chặn xe vào bãi rác Nam Sơn.

Làm việc mệt hơn cả ngày Tết

Vào những ngày nóng nắng cao điểm của tháng 7/2020, Thủ đô Hà Nội lại càng nóng hơn nữa khi người dân 2 xã Nam Sơn và Hồng Kỳ (huyện Sóc Sơn) dựng lều bạt, chặn không cho xe chở rác vào Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn.

Việc người dân chặn xe chở rác vào bãi chôn lấp khiến rác thải bị ùn ứ rất nhiều trong nội thành. Không còn chỗ để “trút”, công nhân vệ sinh môi trường buộc lòng phải gom rác thải vào các xe rác trải dài trên các tuyến phố và dùng bạt che lại cho bớt mùi.

Lượng rác ứ đọng quá nhiều làm xuất hiện nhiều điểm tập kết rác tự phát, lấn chiếm cả lòng đường, vỉa hè. Thậm chí, rác thải còn tràn ngập trong nhiều ngõ nhỏ ở Hà Nội, bốc mùi hôi thối rất khó chịu và ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người.

noi kho cua nguoi dan song gan bai rac nam son
Rác thải tràn ngập cả trong các ngõ nhỏ ở nội thành Hà Nội vì bị tồn đọng quá nhiều.

Bà Nguyễn Thị A, một người dân sống trong ngõ Văn Chương, phường Văn Chương, quận Đống Đa bức xúc: “Rác thải không được chuyển đi mấy ngày làm chúng tôi khổ quá. Rác đổ ngay cạnh nhà nên chúng tôi phải chịu đựng mùi hôi thối suốt. Nhà tôi còn bán đồ ăn nên càng bị ảnh hưởng nhiều hơn”.

Nhưng người dân khổ thì công nhân vệ sinh của Công ty Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) cũng chẳng sung sướng hơn. Thậm chí, công nhân của URENCO còn phải làm việc vất vả hơn cả ngày thường vì phải tăng ca trong điều kiện thời tiết vô cùng nắng nóng.

“Những ngày này, chúng tôi làm việc còn vất vả hơn cả ngày Tết. Chúng tôi phải đi làm sớm hơn, nhưng về muộn hơn. Có người phải bắt đầu đi làm từ 4 - 5h sáng, nhưng cũng chỉ có thể ăn tạm chiếc bánh mỳ hay gói xôi rồi chợp mắt được một chút vì rác nhiều quá”.

noi kho cua nguoi dan song gan bai rac nam son
Trong những ngày xe chở rác bị chặn vào bãi, công nhân vệ sinh môi trường ở Hà Nội làm việc vất vả hơn cả ngày Tết.

Trong hoàn cảnh như vậy, công nhân vệ sinh môi trường ở Hà Nội chỉ mong xe cẩu rác xuất hiện để sớm chuyển rác đi và được về nhà. Mặc dù vậy, họ cũng rất thông cảm với người dân Nam Sơn phải chịu đựng cuộc sống gần bãi rác hơn 20 năm qua.

“Họ khổ một, chúng tôi khổ mười”

Để tìm hiểu lý do người dân chặn xe chở rác vào bãi Nam Sơn, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã phỏng vấn những người dân dựng chốt ở xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn. Bà con ở đây cho biết, họ chặn xe vào bãi rác là bất đắc dĩ, nhưng họ buộc phải làm vậy vì quá khổ.

Theo chia sẻ của người dân địa phương thì rác thải ở bãi Nam Sơn bốc mùi rất nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của họ.

Bình thường, người dân sẽ phải phơi quần áo trong nhà vì ở ngoài trời có rất nhiều ruồi nhặng bay đến bãi rác. Trong hoàn cảnh này, nhiều người dân đã phải lắp cửa kính để ngăn chặn “bão ruồi” và mùi hôi thối của bãi rác.

Nhưng dù đóng kín cửa sổ thì mùi hôi thối vẫn cứ bay vào nhà, chỉ là người dân ở đây ngửi nhiều rồi thành “quen”. Tuy nhiên, nhiều người vẫn phải đeo khẩu trang dù đang ngồi trong chính ngôi nhà của mình vì mùi hôi thối trở nên nồng nặc hơn sau những ngày mưa rồi nắng to, hoặc trời nồm.

Người nào đi làm xa lâu ngày mới về quê thì không chịu nổi, về đến cửa đã “kêu như vạc” vì ngửi không quen và cảm thấy buồn nôn.

Vào những ngày lễ lớn của cả nước thì công nhân dọn dẹp sạch hơn và rắc vôi bột thì bớt mùi, nhưng chỉ vài ngày sau thì đâu lại hoàn đấy.

noi kho cua nguoi dan song gan bai rac nam son
Người dân 2 xã Nam Sơn và Hồng Kỳ đã phải chịu đựng rất nhiều đau khổ vì hoạt động của bãi rác Nam Sơn.

Nghiêm trọng hơn, nước rỉ rác từ các bãi chôn lấp thấm xuống đất, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến công việc làm ăn cũng như sức khỏe của người dân địa phương.

Nhiều ao cá tại địa phương buộc phải lấp bỏ vì nguồn nước bị ô nhiễm nặng, không có tôm cá nào sống nổi. Hoa màu, cây cối được trồng ở đây cũng không thể phát triển bình thường vì cả đất và nguồn nước đều bị ô nhiễm. Một số hộ gia đình trồng lúa gần bãi rác mãi chưa thể thu hoạch vì sang tháng 7 rồi mà lúa vẫn chưa kết hạt.

Đau lòng hơn nữa là rất nhiều người dân sống gần bãi rác Nam Sơn đã qua đời vì mắc bệnh ung thư, người già có, người trẻ cũng không thoát. Cá biệt, một số gia đình còn có mấy người mắc phải căn bệnh quái ác này.

Chính vì quá khổ như vậy mà người dân 2 xã Nam Sơn và Hồng Kỳ đã nhiều lần kiến nghị với lãnh đạo thành phố về việc giải phóng mặt bằng và di dân khỏi vùng ảnh hưởng môi trường trong bán kính 500m từ Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn.

Mỗi lần người dân chặn xe rác thì chính quyền thành phố đều gửi công văn chỉ đạo UBND huyện tháo gỡ, hoặc lãnh đạo thành phố sẽ trực tiếp đối thoại với người dân để dỡ chốt, thông xe và hứa hẹn sẽ giải quyết cho bà con.

Tháng 7 năm ngoái, lãnh đạo thành phố cũng hứa đến cuối năm 2019 sẽ hoàn thành việc chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng và giao đất tái định cư cho người dân vào quý II/2020. Nhưng tính đến nay, tháng 7/2020 mà công việc chưa được giải quyết nên người dân cực chẳng đã mới lại phải chặn xe.

noi kho cua nguoi dan song gan bai rac nam son
Nhiều dân Nam Sơn và Hồng Kỳ rất mong mỏi sự giúp đỡ của chính quyền để có được cuộc sống tốt đẹp hơn.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo điện tử Xây dựng, trong số những người tham gia chặn xe có cả những ông lão, bà lão đã hơn 70 – 80 tuổi. Họ đã ở cái tuổi gần đất xa trời, không biết có chờ được đến ngày nhận được sự hỗ trợ của thành phố hay không. Biết là vậy, nhưng các ông, các bà vẫn muốn tham gia kiến nghị với mong muốn con cháu của mình sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Hữu Mạnh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load