Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 27/09/2024 15:07 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2022

10:40 | 10/04/2022

(Xây dựng) - Tối 9/4, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt cố đô Hoa Lư, UBND tỉnh Ninh Bình đã long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2022.

ninh binh khai mac le hoi hoa lu nam 2022
Ông Phạm Quang Ngọc - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đánh trống chính thức khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2022.

Đến dự Lễ khai mạc có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, đại diện lãnh đạo các tỉnh lân cận, toàn thể lãnh đạo tỉnh Ninh Bình và đông đảo bà con nhân dân đến tham dự.

Phát biểu khai mạc, ông Tống Quang Thìn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình nhấn mạnh: Cách đây 1054 năm, sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước thu non sông về một mối, vào ngày 10/3/968, trên mảnh đất cố đô Hoa Lư lịch sử, Đinh bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, xưng là Đại Thắng Minh Hoàng Đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy niên hiệu là Thái Bình, thành lập nên Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử dân tộc, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự chủ sau hơn 1.000 năm Bắc thuộc.

Kế tục sự nghiệp huy hoàng của nhà Đinh, vua Lê Đại Hành đã cùng quân và dân cả nước đánh tan quân Tống, bình Chiêm, xây dựng Đại Cồ Việt thành quốc gia hưng thịnh. Cũng tại mảnh đất linh thiêng này, vào mùa thu năm Canh Tuất 1010, vua Lý Thái Tổ đã dời đô về Đại La, tạo vận hội mới cho sự phát triển của đất nước. Kinh đô Hoa Lư trở thành nơi lưu giữ những giá trị khởi nguyên trong hành trình phục hưng dân tộc.

ninh binh khai mac le hoi hoa lu nam 2022
Ông Tống Quang Thìn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình phát biểu tại Lễ khai mạc.

Lễ hội Hoa Lư xưa được các vương triều phong kiến tổ chức long trọng, có tầm ảnh hưởng lớn lạo, bảo lưu được những yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc. Trải qua thời gian, lễ hội đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa, tinh thần của người dân cố đô và nhân dân cả nước nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp, thể hiện lòng thành kính, sự tri ân sâu sắc với các bậc tiên đế, tiền nhân đã có công khai thiên lập quốc, thể hiện tính nhân văn trong cội nguồn văn hóa Việt Nam, điều này đã làm cho giá trị của Nhà nước Đại Cồ Việt luôn sống mãi với thời gian và lịch sử.

ninh binh khai mac le hoi hoa lu nam 2022
Lễ khai mạc có nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc.

Với những giá trị tiêu biểu và trường tồn ấy, Lễ hội Hoa Lư đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Cố đô Hoa Lư là một điểm sáng trong Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

Anh Tú

Theo

Cùng chuyên mục
  • “Gieo mầm Thiện tâm” - Nơi gặp gỡ của những trái tim vì cộng đồng

    (Xây dựng) - Đêm nhạc “Gieo mầm Thiện tâm”, do Vingroup và SpaceSpeakers Label đồng tổ chức vào ngày 29/9 tại Vinhomes Ocean Park 2, đang nhận được sự quan tâm và ủng hộ rộng rãi từ cộng đồng và các nhà hảo tâm. Ngoài ý nghĩa nhân văn của một chương trình thiện nguyện, sự kiện còn thu hút khi có sự góp mặt của hơn 20 nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam, mang tới nhiều phần trình diễn lần đầu tiên ra mắt công chúng.

  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024

    (Xây dựng) - Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 25 năm Hà Nội được Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”, Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” do UBND Thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ chức với sự tham gia của hơn 30 nhà xuất bản, doanh nghiệp phát hành sách trong cả nước, sẽ mang lại không gian văn hóa đọc và nhiều chương trình giao lưu, trải nghiệm sách hấp dẫn.

  • Vĩnh Phúc: Độc đáo kiến trúc nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam

    (Xây dựng) - Nhà thờ tổ họ Bùi tọa lạc tại phường Xuân Hòa, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là nhà thờ tổ lớn nhất Việt Nam với diện tích 35.000m2, tổng kinh phí xây dựng lên tới 208 tỷ đồng.

  • Đồng Nai: Cần đầu tư thêm thiết chế văn hóa phục vụ cộng đồng

    (Xây dựng) - Biên Hòa, một đô thị lớn nhưng còn thiếu nhiều thiết chế văn hóa như: Nhà hát, trung tâm văn hóa, nhà tang lễ, quảng trường, sân vận động vẫn chưa được đầu tư xây dựng hoặc đã được xây dựng nhưng chưa xứng tầm quy mô. Sở Xây dựng mới đây đã đề xuất tỉnh “nhà” cần đầu tư thêm một số công trình văn hóa phục vụ tinh thần cho người dân như: Quảng trường Thành cổ, quảng trường Sông Phố.

  • Ninh Bình: Phát triển đô thị di sản không quên bảo tồn nhà ở truyền thống trong vùng lõi danh thắng Tràng An

    (Xây dựng) – Trong thời gian tới, thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư sẽ sáp nhập trở thành thành phố Hoa Lư. Với gần 30% diện tích là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đây sẽ là một đô thị di sản năng động và phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển đô thị di sản, Ninh Bình đang triển khai nhiệm vụ bảo tồn những giá trị đặc trưng trong lối kiến trúc xây dựng tại vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An.

  • Hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

    (Xây dựng) - Từ năm 1993, sau khi Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO đưa vào danh mục Di sản văn hóa thế giới, công tác bảo tồn, tu bổ đã được tập trung triển khai và thu được những kết quả tốt, diện mạo Quần thể Di tích ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, phát huy giá trị của di sản.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load