Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 19/09/2024 23:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Như Thanh (Thanh Hóa): Dẹp loạn thu mua, chế biến gỗ keo tự phát – “cuộc chiến” chưa có hồi kết

18:19 | 09/04/2024

(Xây dựng) – Hiện nay, tại huyện Như Thanh (Thanh Hóa), tình trạng các điểm thu mua, chế biến gỗ keo tự phát xuất hiện nhiều gây hệ lụy không nhỏ đến công tác quản lý đất đai, môi trường, tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này.

Như Thanh (Thanh Hóa): Dẹp loạn thu mua, chế biến gỗ keo tự phát – “cuộc chiến” chưa có hồi kết
Cơ sở thu mua, chế biến lâm sản của Công ty TNHH Tân Tiến, thị trấn Bến Sung sau khi kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính.

Theo báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý các vi phạm tại các điểm thu mua nguyên liệu gỗ rừng trồng trên địa bàn ngày 15/01/2024 của UBND huyện Như Thanh gửi UBND tỉnh, toàn huyện có 31 cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động thu mua, băm dăm gỗ (gồm 17 doanh nghiệp và 14 hộ kinh doanh). Trong thời gian qua, Đoàn liên ngành của UBND huyện đã kiểm tra, xử lý 11 hộ vi phạm về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CHCN). Trong đó xử phạt vi phạm hành chính 10 hộ, tổng tiền hơn 110 triệu đồng; kiểm tra, xử lý về vi phạm lĩnh vực tài nguyên môi trường 11 cơ sở, xử phạt tổng số tiền 110 triệu đồng và buộc khôi phục hiện trạng ban đầu của đất.

Cũng theo báo cáo trên, qua kiểm tra, xử lý, đã có 10/10 cơ sở vi phạm chấp hành dừng hoạt động thu mua, chế biến gỗ keo trên đất vi phạm. Ngoài ra, còn 1 cơ sở đang tiếp tục kiểm tra hồ sơ, tài liệu về đất đai, điều kiện kinh doanh. Chấp hành chỉ đạo của tỉnh, UBND huyện đã giao các đơn vị chuyên môn, chính quyền các xã, thị trấn tiếp tục kiểm tra, rà soát, xử lý nghiêm túc, triệt để đối với các cơ sở vi phạm. Nếu cố tình vi phạm, không chấp hành yêu cầu của chính quyền thì tiến hành các trình tự, thủ tục cưỡng chế tháo dỡ hoặc lập hồ sơ thu hồi đất.

Nhằm nắm bắt thông tin về hoạt động của các điểm thu mua, chế biến gỗ keo sau đợt ra quân của UBND huyện Như Thanh, vừa qua, PV Báo điện tử Xây dựng đã trực tiếp đến một số cơ sở, doanh nghiệp (từng bị kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính) thu mua, chế biến gỗ keo tại địa bàn huyện để tìm hiểu thực tế. Nhưng tại những cơ sở này, tình hình lại đang diễn ra chưa thật sự khớp với báo cáo của chính quyền.

Trong số các cơ sở PV tới, có thể kể đến xưởng thu mua, chế biến lâm sản của Công ty TNHH sản xuất, chế biến lâm sản Tân Tiến (địa chỉ khu phố Hải Tiến, thị trấn Bến Sung), một cơ sở thu mua, chế biến lâm sản có quy mô lớn. Doanh nghiệp này từng bị lập biên bản vi phạm hành chính bởi các hành vi “vi phạm trong quy hoạch xây dựng, có dấu hiệu vi phạm trong sử dụng điện, vi phạm trong lĩnh vực đất đai, vi phạm PCCC”.

Với những vi phạm trên, Công ty TNHH sản xuất, chế biến lâm sản Tân Tiến đã bị Chủ tịch UBND huyện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 26 triệu đồng (vi phạm trong lĩnh vực đất đai) và 4,8 triệu đồng (vi phạm về PCCC). Cùng với xử phạt, doanh nghiệp còn bị yêu cầu áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, tại đây hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp này, mặc dù có dấu hiệu tạm lắng, nhưng theo quan sát cho thấy vẫn chưa chấm dứt. Trên khu đất trống trong khuôn viên của doanh nghiệp, một chiếc xe tải lớn đầy gỗ keo đang đỗ, bên dưới có một chiếc máy bơm đang liên tục phun nước lên để “tưới” cho đống gỗ trên xe. Khu nhà xưởng phía bên trong chất đầy các loại gỗ tròn, gỗ ván, gỗ dăm, cùng với hệ thống máy móc, dây chuyền phục vụ sản xuất còn nguyên, không có dấu hiệu của việc tháo dỡ, khắc phục hậu quả.

Như Thanh (Thanh Hóa): Dẹp loạn thu mua, chế biến gỗ keo tự phát – “cuộc chiến” chưa có hồi kết
Cơ sở của ông Dương Đình Sơn, thôn Bái Thất, xã Xuân Phúc đã bị phạt 4 triệu vì vi phạm trong lĩnh vực đất đai, yêu cầu tháo dỡ trả lại nguyên trạng nhưng vẫn tồn tại và hoạt động.

Sau khi tìm hiểu tại đây, PV đã có mặt tại cơ sở của ông Dương Đình Sơn, thôn Bái Thất, xã Xuân Phúc và cơ sở của ông Lê Văn Hùng, thôn Đồng Bớp, xã Mậu Lâm, là 2 trong số các cơ sở từng bị xử phạt vi phạm hành chính (mỗi cơ sở bị phạt 4 triệu đồng do vi phạm về đất đai). Kèm theo đó, 2 cơ sở này còn bị buộc tháo dỡ công trình vi phạm, trả lại hiện trạng ban đầu của đất. Nhưng cũng như một số điểm vừa bị xử lý, hoạt động tại 2 điểm thu mua, chế biến gỗ keo trái phép này vẫn được tiến hành một cách công khai.

Tiếp tục tìm hiểu tại cơ sở của Công ty TNHH Bảo Sơn (thôn Vĩnh Lợi, xã Hải Long), doanh nghiệp này đã bị lập biên bản do vi phạm về quy hoạch xây dựng, vi phạm về lĩnh vực đất đai và vi phạm về PCCC; đã bị xử phạt vi phạm hành chính tổng số 15,8 triệu đồng cho 2 hành vi vi phạm về PCCC và đất đai.

Theo ghi nhận của PV, tại đây việc sản xuất, kinh doanh đã có dấu hiệu tạm dừng, trên khu đất trống vốn là sân phơi gỗ ván, chỉ có một đống gỗ keo khoảng vài m3. Cạnh đó, căn nhà xưởng cột sắt, mái tôn đã được chủ cơ sở cho tháo dỡ gần hết phần mái, bên dưới có một đống gỗ dăm nhỏ. Chủ cơ sở cho biết đã dừng thu mua sản xuất gần một tháng nay, số gỗ trên đã được thu mua, chế biến từ trước còn sót lại.

Như Thanh (Thanh Hóa): Dẹp loạn thu mua, chế biến gỗ keo tự phát – “cuộc chiến” chưa có hồi kết
Điểm thu mua, chế biến của ông Lê Văn Hùng, thôn Đồng Bớp, xã Mậu Lâm bị phạt hành chính 4 triệu đồng về hành vi vi phạm đất đai, nhưng chưa khắc hậu hậu quả.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các điểm thu mua, chế biến gỗ keo vi phạm trên địa bàn Như Thanh vẫn diễn ra phức tạp, khó có thể giải quyết dứt điểm trong thời gian ngắn. Đáng chú ý, qua tiếp xúc với một số chủ cơ sở, điều mà PV nhận thấy là phần lớn họ đều có tâm lý “nhìn trước ngó sau”, nếu chính quyền buộc tháo dỡ, ngừng sản xuất thì phải áp dụng với “cả làng”, không để sót một ai. Thêm nữa, nhiều người trong số họ cho biết gia đình đã gắn bó với nghề này từ nhiều năm, nay phải từ bỏ thì sẽ rất khó khăn trong việc mưu sinh. Còn nếu muốn làm ăn lâu dài hợp pháp, thì họ vốn chỉ quen làm ăn “cò con”, không đủ vốn để đầu tư bài bản, lại ngại “chạy” hồ sơ, thủ tục vì được cho là mất thời gian, lại tốn kém.

Như vậy, có thể nói, tình trạng phần lớn các chủ cơ sở chưa sẵn sàng chấp hành nghiêm túc yêu cầu của chính quyền các cấp về việc dừng thu mua, chế biến lâm sản và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả, bắt nguồn từ sự thiếu kiên quyết, mạnh tay của cơ quan chức năng, dẫn đến người dân sinh ra tâm lý “nhờn luật”, nhất là sự thiếu sâu sát, buông lỏng vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.

Những diễn biến như trên cho thấy, công tác “dẹp loạn” thu mua, chế biến gỗ keo tự phát trên địa bàn huyện Như Thanh còn hết sức phức tạp, lâu dài, đòi hỏi các cấp, ngành của huyện phải thật sự quyết tâm, xử lý một các quyết liệt, dứt điểm, tránh tình trạng xử lý kiểu “nửa vời”.

Đào Nguyên – Trần Cường

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load