Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 19/10/2024 03:24 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Nhà máy nước mặt sông Hồng: Tiến độ 'rùa' và an ninh nguồn nước

11:30 | 03/12/2019

Dù có đề án từ đầu những năm 2000, dự kiến hoàn thành năm 2018, nhưng tới nay, Nhà máy nước mặt sông Hồng (xã Liên Hồng, Đan Phượng, Hà Nội) vẫn chưa xong phần san lấp mặt bằng. Trong khi đó, các chuyên gia lo ngại về việc kiểm soát đầu vào nguồn nước mặt sông Hồng và công nghệ xử lý để đảm bảo an toàn.

Nhà máy nước mặt sông Hồng: Tiến độ 'rùa' và an ninh nguồn nước
Công trường xây dựng Nhà máy nước mặt sông Hồng (xã Liên Hồng, Đan Phượng, Hà Nội) vẫn chỉ là mặt bằng “sạch”, dù theo kế hoạch phải đưa vào sử dụng từ năm 2018. Ảnh: Phạm Thanh

Ngày 2/12, có mặt tại công trường xây dựng Nhà máy nước mặt sông Hồng, phóng viên ghi nhận, toàn bộ mặt bằng rộng hơn 20 ha đã giải phóng xong; một phần mặt bằng đã được san lấp, nhưng một phần vẫn là ao hồ. Hai nhóm công nhân hơn chục người có mặt trên công trường; một nhóm xây dựng bờ kè, nhóm còn lại thi công tại khu vực nhà điều hành. Một loạt cống dẫn nước đã được tập hợp về công trường, bên cạnh là một số máy móc thi công hồ chứa, nhưng đang dừng hoạt động.

Thi công ì ạch

Theo người dân địa phương, dự án thi công khá chậm, năm 2018, dựng rào và để đó; hơn nửa năm nay, rào tôn được phá đi, máy móc được đưa về, nhưng mỗi ngày chỉ có vài công nhân thi công trên công trường. Theo lãnh đạo UBND xã Liên Hồng, dự án bắt đầu thu hồi mặt bằng từ năm 2015, nhưng vướng một số mộ của dân. Dù vậy, mặt bằng sạch cho dự án được bàn giao từ giữa năm 2018, còn tiến độ tới nay ra sao, xã không nắm được. Cách công trường nhà máy nước không xa là văn phòng Ban quản lý dự án, nhưng khi phóng viên tìm tới, cửa đóng then cài, dù gọi nhiều lần vẫn không ai xuất hiện.

Dự án nhà máy nước mặt sông Hồng được Hà Nội chấp thuận đầu tư vào tháng 10/2015, nhà đầu tư là Cty Cổ phần Nước mặt sông Hồng (2 cổ đông chính là Cty Cổ phần Nước sạch Thành Long góp 79% vốn, Cty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội góp 20% vốn). Dự án có tổng mức đầu tư hơn 3.692 tỷ đồng do doanh nghiệp tự huy động. Diện tích sử dụng đất hơn 20,5 ha.

Giai đoạn 1 của dự án đặt mục tiêu hoàn thành và cấp nước từ năm 2018, với công suất 150.000 m3/ngày đêm; giai đoạn 2 đến năm 2020, nâng công suất lên 300.000 m3/ngày đêm, cấp nước cho khu vực huyện Đan Phượng, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm... Dự án sử dụng công nghệ truyền thống kết hợp hiện đại, gồm các bước: sơ lắng cặn thô - keo tụ - trộn phản ứng - lắng ngang - lọc nhanh - lọc hữu cơ (than hoạt tính) - khử trùng - bể chứa nước sạch và cung cấp tới người dân.

Cảnh báo an ninh nguồn nước

Đề án khai thác nước mặt sông Hồng thay thế nước ngầm đã được Cty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội triển khai nghiên cứu từ đầu những năm 2000. Tuy nhiên, vì một số lý do, dự án này mất nhiều năm để bàn thảo, xây dựng.

Theo kết quả nghiên cứu về nước sạch khu vực Đồng bằng sông Hồng của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố năm 2012, ở nhiều nơi thuộc lưu vực sông Hồng, nguồn nước mặt bị ô nhiễm nhiều loại chất hữu cơ, vi khuẩn, vi sinh vật; tổng chất rắn lơ lửng có hàm lượng cao. Theo nghiên cứu này, gần một nửa lưu vực sông Hồng nằm ngoài Việt Nam nên nhiều mối đe dọa đối với chất lượng nước và nguồn cung nước ở lưu vực sẽ mang tính xuyên biên giới, nằm ngoài khả năng kiểm soát trực tiếp của Việt Nam.

Nghiên cứu này chỉ ra, nồng độ ôxy sinh hóa (BOD) và nhu cầu ôxy hóa học (COD) bình quân vượt quá tiêu chuẩn loại A với nước uống (theo TCVN6) ở hầu hết các dòng sông, cao gấp 1-2 lần tiêu chuẩn. Đoạn sông qua Phú Thọ, BOD và COD vượt mức tiêu chuẩn quốc gia. Trong khi đó, kim loại nặng hiếm khi được giám sát trong các chương trình giám sát ở địa phương. Vì vậy, hầu như không có dữ liệu để xác định mức độ ô nhiễm kim loại. “Mức độ ô nhiễm cao ở nhiều khu vực đặt ra một số thách thức trong lựa chọn công nghệ và thiết kế nhà máy xử lý nước phụ thuộc vào nguồn nước mặt”, WB nhận định.

Theo nghiên cứu của nhóm tác giả TS Trần Lập Dân - TS Vũ Thị Thu Lan - KS Hoàng Thanh Sơn công bố tại Hội thảo “Khai thác những lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế-xã hội trong quá trình đô thị hoá và phát triển bền vững vùng Thủ đô Hà Nội” (tháng 10/2006), nước sông Hồng chứa nhiều cát bùn lơ lửng, độ đục cao, hàm lượng hóa chất độc hại như arsenic, chì, phenol... cao, khó sử dụng cho sinh hoạt.

Ngày 2/12, trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Trần Quang Hưng, nguyên Tổng thư ký Hội Cấp thoát nước Việt Nam, nói rằng, thượng nguồn sông Hồng hay sông Đà đều bắt nguồn từ nước ngoài, tuy nhiên, nguồn nước sông Hồng nhiều nguy cơ ô nhiễm hơn, do chảy qua nhiều khu vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp của nước bạn và Việt Nam. “Với các nhà máy nước sinh hoạt, điều quan trọng là phải quan trắc được các chất thải công nghiệp và có thể xử lý được chúng, vì những nguy cơ này sông Hồng luôn có”, ông Hưng nói.

Theo ông Hưng, Đề án nghiên cứu sử dụng nước mặt sông Hồng làm nước sinh hoạt đã có từ 20 năm trước, nhưng do yếu tố an ninh nguồn nước chưa tính được hết, lại khó kiểm soát, trong khi vẫn có thể khai thác nước ngầm, nên vẫn chưa triển khai.

Vị chuyên gia này dẫn trường hợp nước sạch sông Đà bị đổ dầu thải ở thượng nguồn, dù số lượng dầu đó nhỏ so với các khu công nghiệp, đô thị, hay các khu vực sản xuất nông nghiệp (sử dụng thuốc bảo vệ thực vật) thải ra, nhưng đã gây bất ổn, ô nhiễm cả nguồn nước sạch. Với nguồn nước sông Hồng, việc kiểm soát, cảnh báo, xử lý sự cố ra sao phải được đặt ra và có nguồn dự phòng thay thế. “Giá nước không quan trọng, quan trọng là chất lượng nước cho người dân sử dụng”, ông Hưng nhận định.

Theo Lê Hữu Việt/Tienphong.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Gia Lai tổ chức họp báo quý III/2024

    (Xây dựng) - Chiều 16/10, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức họp báo quý III/2024 nhằm cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội trong 9 tháng đầu năm, phản hồi các nội dung do báo chí đăng tải, và định hướng chỉ đạo cho những tháng cuối năm. Cuộc họp báo do Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì.

    10:23 | 18/10/2024
  • Giải pháp nhà ở phù hợp với từng vùng miền nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu

    (Xây dựng) – Những đề xuất giải pháp nhà ở phù hợp theo các vùng miền nhằm đáp ứng điều kiện an toàn, thích ứng với biến đổi khí hậu, bão, lũ, thiên tai như vừa qua đã được Bộ Xây dựng thông tin cụ thể tại Họp báo thường kỳ quý III/2024.

    08:03 | 18/10/2024
  • Bến Tre: Nỗ lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trong 3 tháng cuối năm

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bến Tre vừa tổ chức Hội nghị quan trọng nhằm sơ kết tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong 9 tháng đầu năm và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm cho 3 tháng cuối năm 2024. Hội nghị do Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam cùng các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Nguyễn Trúc Sơn, Nguyễn Minh Cảnh và Nguyễn Thị Bé Mười chủ trì.

    22:12 | 17/10/2024
  • Đắk Lắk: Có 4.000ha rừng được cấp Chứng nhận quản lý rừng bền vững

    (Xây dựng) – Mới đây, tỉnh Đắk Lắk có 4.000ha rừng được cấp Chứng nhận quản lý rừng bền vững thuộc mô hình “Chủ rừng thực hiện quản lý rừng bền vững liên kết tổ chức sản xuất theo chuỗi với doanh nghiệp chế biến gỗ tại Đắk Lắk”.

    20:04 | 17/10/2024
  • Đắk Nông có tân Giám đốc Công an tỉnh

    (Xây dựng) – Bộ Công an điều động, bổ nhiệm Đại tá Hồ Song Ân, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam, giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông.

    19:54 | 17/10/2024
  • Sơn La: Xóa bỏ hoàn toàn nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo

    (Xây dựng) – Nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và các tầng lớp nhân dân thi đua thực hiện thắng lợi mục tiêu “Xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân bị ảnh hưởng thiên tai, biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Sơn La, Văn phòng UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Kế hoạch số 53/KH-VPUB triển khai, thực hiện Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Sơn La trong năm 2025”.

    19:38 | 17/10/2024
  • Bà Rịa – Vũng Tàu: Phá thế “độc đạo” kịp bức tốc trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    (Xây dựng) - Với triết lý hạ tầng giao thông phải luôn đi trước một bước, trong chiến lược liên kết vùng của mình, Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ trong 2 năm trở lại đây đã trở thành “ngôi sao sáng” trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Địa phương này còn được các nhà đầu tư trong và ngoài nước “chọn mặt gửi vàng” nhiều nhất trong nhóm tứ giác phát triển gồm: Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương - Đồng Nai – Bà Rịa – Vũng Tàu.

    19:34 | 17/10/2024
  • Bắc Giang: Công bố danh mục 5 thủ tục hành chính mới trong kinh doanh bất động sản của Sở Xây dựng

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn vừa ký ban hành Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính ban hành mới, thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Sở Xây dựng.

    19:31 | 17/10/2024
  • Phân tích hiệu quả đầu tư công dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

    (Xây dựng) - Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang được kỳ vọng sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, hạ tầng giao thông tại khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên, khi xem xét các hình thức đầu tư như BOT hoặc PPP, nhiều ý kiến cho rằng, khó khả thi và không mang lại hiệu quả mong đợi. Vì vậy, đầu tư công được xem là phương án tối ưu, đảm bảo tiến độ và chất lượng của dự án.

    19:26 | 17/10/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Dân bức xúc vì nhà thầu thi công ẩu, đường mới làm đã rạn nứt, lún như ruộng cày

    (Xây dựng) - Công ty TNHH VICONA thi công đào đường, xây dựng mương cáp, tái lập mặt đường phục vụ ngầm hóa lưới điện và cáp viễn thông trên đường Đặng Văn Bi (thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) bị người dân tố không đảm bảo chất lượng và biện pháp thi công khi để xảy ra tình trạng đường gồ ghề, rạn nứt, sụt lún như ruộng cày.

    17:06 | 17/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load