Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 04:22 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Người nước ngoài có được đầu tư hoạt động thiết kế nội thất?

17:12 | 26/05/2020

(Xây dựng) - Người nước ngoài có được đầu tư hoạt động thiết kế nội thất hay không là thắc mắc của bà Nguyễn Đình Vân Ngọc gửi tới Bộ Công Thương nhờ hướng dẫn giải đáp.

nguoi nuoc ngoai co duoc dau tu hoat dong thiet ke noi that
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Nội dung thắc mắc như sau: Bà Nguyễn Đình Vân Ngọc đang hỗ trợ cho một nhà đầu tư quốc tịch Malaysia đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực “thiết kế nội thất” (CPC-89707). Theo bà Ngọc biết, ngành dịch vụ này không được cam kết tại Biểu cam kết của Việt Nam tại WTO, nên nếu nhà đầu tư áp dụng Hiệp định WTO trong hồ sơ đầu tư, việc cấp phép sẽ phải có ý kiến của các Bộ ngành liên quan.

Do đó, bà Ngọc chọn áp dụng Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP) vì Malaysia và Việt Nam đều là thành viên của Hiệp định này. Trong quá trình nghiên cứu Hiệp định CPTPP, bà Ngọc nhận thấy một số điều sau: Theo Điều 10.5 (Tiếp cận thị trường) và Điều 10.7 (Các biện pháp không tương thích), Việt Nam sẽ không được áp dụng các biện pháp hạn chế việc cung cấp dịch vụ qua biên giới của nhà đầu tư thuộc nước thành viên (ví dụ Malaysia), ngoại trừ các biện pháp hạn chế tại Phụ lục I và II.

Theo Phụ lục I và II, ông Ngọc không thấy có bất kỳ hạn chế cụ thể nào áp dụng đối với dịch vụ “thiết kế nội thất” (CPC-89707).

Tuy nhiên, bà Ngọc nhận thấy Phụ lục II có ghi nhận rằng “Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng và duy trì bất kỳ biện pháp nào không phù hợp với nghĩa vụ của Việt Nam theo Điều XVI của Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ của WTO (GATS) và vì mục tiêu của bảo lưu này, Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam theo WTO được điều chỉnh tại Tiểu Phụ lục II.A của Hiệp định CPTPP”. Theo đó, sau khi kiểm tra Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam theo WTO và Tiểu Phụ lục II.A của Hiệp định CPTPP, bà Ngọc cũng không thấy có bất kỳ hạn chế cụ thể nào áp dụng đối với dịch vụ “Thiết kế nội thất” (CPC-89707).

Từ các quy định ở trên, bà Ngọc hiểu rằng theo Hiệp định CPTPP, Việt Nam hoàn toàn mở cửa cho nhà đầu tư (quốc tịch Malaysia) được đầu tư hoạt động “Thiết kế nội thất” tại Việt Nam, bao gồm việc nhà đầu tư thành lập công ty con thuộc sở hữu 100% của mình để cung cấp dịch vụ này tại Việt Nam. Bà Ngọc hỏi, cách hiểu của bà như trên có phù hợp với tinh thần của Hiệp định CPTPP và pháp luật Việt Nam hay không?

Về vấn đề này, Bộ Công Thương trả lời như sau:

Theo phân loại của WTO tại tài liệu MTN.GNS/W/120 và tài liệu Hệ thống phân loại sản phẩm trung tâm tạm thời (PCPC 1991) của Liên hợp quốc, dịch vụ “thiết kế nội thất – Interior Design” được phân loại dịch vụ “thiết kế đặc biệt – Special Design services – CPC 87907” (không phải là ngành dịch vụ phân loại mã CPC 87907 như bà Nguyễn Đình Vân Ngọc hỏi).

Trong Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam trong WTO, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường dịch vụ theo phương thức chọn – cho. Theo đó, đối với dịch vụ “thiết kế đặc biệt” (bao gồm dịch vụ “thiết kế nội thất”), Việt Nam không cam kết. Do đó, Việt Nam có toàn quyền áp dụng các biện pháp quản lý lĩnh vực này đối với các nhà cung cấp dịch vụ đến từ bất kỳ nước thành viên WTO nào.

Đối với Hiệp định CPTPP, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường dịch vụ - đầu tư theo phương thức chọn – bỏ. Theo đó, đối với lĩnh vực này, các nước CPTPP được quyền đưa ra các biện pháp bảo lưu trái với 4 nghĩa vụ chính của chương Dịch vụ (Đối xử quốc gia, Đối xử tối huệ quốc, Tiếp cận thị trường, và Hiện diện tại nước sở tại) và 4 nghĩa vụ chính của Chương Đầu tư (Đối xử quốc gia, Đối xử tối huệ quốc, Yêu cầu thực hiện, và Quản lý nhân sự cấp cao và ban giám đốc) dưới hình thức là một danh mục gọi là “Danh mục các biện pháp bảo lưu không tương thích với nghĩa vụ tài chính của chương Dịch vụ và chương Đầu tư” (danh mục NCM dịch vụ - đầu tư). Ngoài ra, mọi biện pháp quản lý, nếu không có yếu tố phân biệt đối xử, đều được phép duy trì mà không cần phải bảo lưu trong Hiệp định.

Danh mục NCM dịch vụ - đầu tư

Danh mục NCM dịch vụ - đầu tư đều bao gồm 2 Phụ lục:

Phụ lục I: gọi là Phụ lục bảo lưu các biện pháp hiện hành, bao gồm các biện pháp không tương thích với các nghĩa vụ về đầu tư và thương mại dịch vụ được quy định tại các văn bản pháp luật hoặc chính sách hiện hành của một nước thành viên. Đối với các biện pháp được liệt kê trong Phụ lục này, các nước được tiếp tục áp dụng theo đúng nội dung đã được mô tả. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điểm sau:

Các nước được quyền sửa đổi nội dung bảo lưu nhưng với điều kiện việc sửa đổi không được kém thuận lợi hơn nội dung đã được bảo lưu trong Phụ lục. Nguyên tắc này gọi là nguyên tắc “giữ nguyên hiện trạng (standstill)”.

Các nước được quyền đơn phương sửa đổi các nội dung đã bảo lưu theo hướng thuận lợi hơn nhưng khi đã đưa ra rồi thì không được quyền rút lại nội dung đã được sửa đổi đó. Nguyên tắc này còn được gọi là nguyên tắc “chỉ tiến, không lùi (ratchet)”.

Lưu ý: Trong thời gian 3 năm kể từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, Việt Nam không phải tuân thủ nguyên tắc ratchet. Đây là linh hoạt mà các nước CPTPP dành riêng cho Việt Nam.

Phụ lục II: gọi là Phụ lục bảo lưu các biện pháp lâu dài, bao gồm các biện pháp không tương thích với các nghĩa vụ về đầu tư và thương mại dịch vụ mà các nước không muốn loại bỏ trong giai đoạn hiện tại và muốn bảo lưu lâu dài. Đối với Phụ lục này, các nước được toàn quyền đưa ra các nội dung trái với các nghĩa vụ chính của Hiệp định hoặc toàn quyền hạn chế nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực được bảo lưu.

Trong Phụ lục I và II của Danh mục NCM này, hiện nay, Việt Nam không đưa ra bảo lưu riêng đối với dịch vụ “thiết kế đặc biệt” (CPC 87907). Tuy nhiên, tại Phụ lục II, Việt Nam có một bảo lưu quét liên quan tới nghĩa vụ Tiếp cận thị trường của Chương 10 – Cung cấp dịch vụ xuyên biên giới. Theo đó, Việt Nam bảo lưu quyền thông qua và duy trì bất kỳ biện pháp nào không trái với Điều 16 – Tiếp cận thị trường đối với một số phân ngành dịch vụ, trong đó không bao gồm dịch vụ thiết kế đặc biệt (CPC 87907), bao gồm dịch vụ thiết kế nội thất.

Do đó, Việt Nam toàn quyền ban hành các biện pháp hạn chế Tiếp cận thị trường đối với dịch vụ này trong tương lai, bao gồm 5 loại như sau: Hạn chế về số lượng nhà cung cấp dịch vụ; Hạn chế về tổng giá trị các giao dịch hoặc tài sản; Hạn chế về tổng số hoạt động dịch vụ hoặc số lượng dịch vụ cung cấp; Hạn chế về số lượng lao động; Hạn chế về hình thức thành lập doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong Phụ lục I và II nêu trên, Việt Nam không bảo lưu đối với nghĩa vụ Đối xử quốc gia của Chương 10. Do đó, nếu quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam có cho phép nhà cung cấp dịch vụ trong nước kinh doanh dịch vụ này thì Việt Nam có nghĩa vụ dành sự đối xử không kém thuận lợi hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, “trong hoàn cảnh tương tự”.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng đến nay, Malaysia là một trong 4 nước CPTPP còn lại chưa hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định này nên Hiệp định này chưa có hiệu lực giữa Việt Nam và Malaysia. Do đó, Việt Nam chưa có nghĩa vụ phải thực hiện cam kết này đối với nhà cung cấp dịch vụ đến từ Malaysia ngay cả trong trường hợp chứng minh được đầy đủ việc quy định pháp luật Việt Nam có cho phép nhà cung cấp dịch vụ trong nước kinh doanh dịch vụ này và nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài cũng có “hoàn cảnh tương tự” với nhà cung cấp dịch vụ trong nước.

Tuyết Hạnh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thành phố Tây Ninh: Giải ngân vốn đầu tư công đạt 70% kế hoạch

    (Xây dựng) - Theo thống kê, 9 tháng đầu năm 2024, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công tại thành phố Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh) đã đạt được kết quả cao. Tuy nhiên, để đạt hiệu suất cao hơn nữa, trong thời gian tới, thành phố Tây Ninh còn phải sát sao việc giải ngân và giải phóng mặt bằng tại các dự án đã được phê duyệt.

  • Phát triển hạ tầng thương mại biên giới, chợ biên giới Lai Châu

    (Xây dựng) - Nhận thức được tiềm năng và nhiều lợi thế lớn tới từ vị trí địa lý, tỉnh Lai Châu đã và đang đẩy mạnh phát triển hạ tầng thương mại biên giới, nhằm phát huy tối đa các lợi thế mà kinh tế cửa khẩu đem lại cho địa phương.

  • Hà Tĩnh: Doanh nghiệp Nga đề xuất khảo sát đầu tư dự án điện gió

    (Xây dựng) - Công ty TNHH NovaWind Việt Nam thuộc Công ty Cổ phần Rosatom Renewable Energy – doanh nghiệp hàng đầu trong năng lượng điện gió tại Nga vừa có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh và mong muốn được tạo điều kiện để nghiên cứu khảo sát, thiết kế xây dựng dự án điện gió phù hợp trên địa bàn.

  • Quảng Nam: Xem xét đề nghị điều chỉnh dự án của Công ty TNHH Vàng Phước Sơn

    (Xây dựng) – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 6847 về việc điều chỉnh dự án khai thác vàng Phước Sơn để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, giải quyết đề nghị điều chỉnh Dự án vàng Phước Sơn của Công ty TNHH Vàng Phước Sơn theo đúng quy định.

  • Hà Tĩnh: Điều chỉnh giá bán lẻ nước sạch vùng nông thôn

    (Xây dựng) - Thông tin từ Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh cho biết, UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Quyết định số 2303/QĐ-UBND điều chỉnh giá bán lẻ nước sạch sinh hoạt do đơn vị cung ứng cho người dân vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh.

  • Quảng Nam: Xem xét thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Lê Phan Resort

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát, báo cáo cụ thể các quy định pháp lý hiện hành và tình hình thực tiễn về nội dung đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Lê Phan Resort.

Xem thêm
  • Đoàn công tác tỉnh Long An thăm và làm việc với Tập đoàn Yumoto Electric

    (Xây dựng) - Ngày 9/10, tại thành phố Osaka, Nhật Bản, Đoàn công tác xúc tiến đầu tư và lao động tỉnh Long An do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Long An Nguyễn Thanh Hải làm Trưởng đoàn, đã đến thăm và giao lưu với Tập đoàn Yumoto Electric. Ông Yumoto Hidetsu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Yumoto Electric; Ông Fukumori Toyoki, Giám đốc kinh doanh, đại diện Tập đoàn Yumoto Electric tại Việt Nam tiếp đoàn.

    15:49 | 10/10/2024
  • Quảng Nam: Chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà máy thủy điện An Điềm II

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Phan Thái Bình vừa có Quyết định số 2356 về việc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của dự án đầu tư Nhà máy thủy điện An Điềm II tại xã Ba, huyện Đông Giang và xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc của Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Vàng. Dự án được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư số 09/CN-UBND ngày 18/7/2006 và Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư số 1934/QĐ-UBND ngày 20/7/2020.

    15:44 | 10/10/2024
  • Tập đoàn Đèo Cả đề xuất cơ chế thúc đẩy dự án trọng điểm giao thông quốc gia

    (Xây dựng) – Vừa qua, Tập đoàn Đèo Cả đã có công văn kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ về một số vướng mắc và giải pháp liên quan tới những dự án giao thông trọng điểm.

    15:39 | 10/10/2024
  • Xác định năng lực tài chính nhà đầu tư có sử dụng đất thế nào?

    (Xây dựng) - Theo ý kiến của ông Lại Hiệp Hải (Nghệ An), việc không có quy định chi tiết về tiêu chí thẩm định năng lực tài chính sẽ dẫn đến các vướng mắc trong quá trình thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất khi thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư.

    15:35 | 10/10/2024
  • Lực đẩy để Việt Nam trở thành cường quốc biển vào năm 2045

    (Xây dựng) - Để Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển như chủ trương của Đảng, Nhà nước, nhiều giải pháp đồng bộ và táo bạo đang được đặt ra.

    15:23 | 10/10/2024
  • Quảng Ninh: Tiếp tục tiếp cận với công nghệ sản xuất ô tô mới theo hướng xanh

    (Xây dựng) - Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình khi đến thăm và làm việc với Nhà máy ô tô Thành Công - nhà máy ô tô đầu tiên của Quảng Ninh tại phường Việt Hưng tại thành phố Hạ Long vào ngày 08/10. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 36,5ha; công suất 120.000 xe/năm; thiết kế là nơi sản xuất, lắp ráp ô tô thương hiệu Skoda theo chương trình hợp tác đầu tư của hãng ô tô hàng đầu Cộng hòa Séc với Tập đoàn Thành Công.

    11:37 | 10/10/2024
  • Nghị quyết phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương

    (Xây dựng) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1215/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương từ dự phòng chung ngân sách Trung ương của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch vốn năm 2024 cho các bộ, địa phương để thực hiện các nhiệm vụ, dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư.

    11:35 | 10/10/2024
  • Xác định chi phí chung công trình nông nghiệp thế nào?

    (Xây dựng) - Thông tư số 11/2021/TT-BXD hướng dẫn xác định chi phí chung nhân công công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện hoàn toàn bằng thủ công là 51%. Tuy nhiên đơn giá địa phương xây dựng cũng như định mức không có mã đơn giá, định mức nào quy định thực hiện hoàn toàn bằng thủ công.

    11:33 | 10/10/2024
  • Đề xuất quy định mở tài khoản bằng đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư gián tiếp nước ngoài

    (Xây dựng) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang dự thảo Thông tư quy định về mở và sử dụng tài khoản bằng đồng Việt Nam để thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

    11:32 | 10/10/2024
  • Thủ tục hành chính kéo dài là rào cản lớn với cộng đồng doanh nghiệp

    (Xây dựng) – Đó là ý kiến của Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam Nguyễn Quốc Hiệp tại diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật” năm 2024 được tổ chức sáng 9/10, tại Hà Nội.

    11:28 | 10/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load