(Xây dựng) - Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng ra đời năm 1960, có tên "Nhãn đầu mùa" - tác giả Trần Thanh và Đào Xuân Tùng, là dấu ấn văn chương đầu tiên về Đội du kích Hoàng Ngân. Trên nền của cảm hứng đó, Thi - nhạc sĩ, nhà báo Tào Khánh Hưng lại vừa "trình làng" một nhạc phẩm mới "Ngọt ngào Hưng Yên".
Văn miếu Xích Đằng. |
Kể chuyện đánh nhau khốc liệt, tình yêu thắm thiết trong lửa đạn chiến tranh xưa, hai nhà văn đã đi từ từng gốc nhãn lồng Hưng Yên. Nay Tào Khánh Hưng vẽ bức tranh mới, thời Hưng Yên cùng cả nước công nghiệp hóa, cũng từ cái đằm thắm của vị “ngọt ngào” trái nhãn quê hương “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến” này.
Thế nên “nét cọ" đầu tiên của anh không hề ngẫu nhiên chút nào, khi dùng câu ca dao cổ vốn đã vô cùng “ngọt ngào”, để “vẽ lên” một Hưng Yên đa gam màu vừa lung linh, huyền ảo; vừa mạnh mẽ, thiết tha: “Hỡi cô cắt cỏ bên sông/ Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây”.
Về mặt âm nhạc, xin không bàn sâu. Qua mấy cảm nhận sau đây, tôi chỉ muốn tâm tình ở góc độ của khúc “ca từ” cùng vẻ đẹp ngôn ngữ của nó; vì thế đã có thể gọi ngay ở đầu bài viết là “Bức họa đa gam màu Hưng Yên”.
Thứ nhất là “sắc xanh” lịch sử (“sử xanh”) của miền quê ven sông Hồng vốn vô cùng trù phú, giàu bản sắc văn hoá: “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến/ Trăng soi nguyệt hồ, đền Mẫu linh thiêng/ Văn miếu Xích Đằng hội thi năm ấy/ Truyền thuyết “Chử Đồng Tử - Tiên Dung” sáng mãi một tình yêu”...
Phố Hiến nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng. Từ thế kỷ X, vùng Đằng Châu ở phía Bắc thành phố Hưng Yên ngày nay vốn là một lãnh địa của sứ quân Phạm Bạch Hổ, đến thời Tiền Lê là thực ấp của Lý Công Uẩn. Thế kỷ XIII, dưới thời nhà Trần, khi nhà Nguyên diệt Tống, kiều dân Trung Quốc tị nạn đã kéo sang Việt Nam, lập nên làng Hoa Dương. Cùng lúc đó, một số người Việt từ nhiều địa phương khác cũng dần dần đến sinh sống tại địa điểm tụ cư này để buôn bán và làm ăn.
Còn Đền Mẫu (được gọi là “Hoa Dương Linh Từ”). Đây là ngôi đền độc nhất vô nhị nằm trong quần thể di tích quốc gia đặc biệt Phố Hiến - một di tích lịch sử không chỉ đẹp về địa thế, kiến trúc, cảnh quan mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo của Phố Hiến xưa. Đền Mẫu hiện là điểm du lịch văn hoá tâm linh, thu hút đông đảo du khách thập phương đến hành hương chiêm bái, cầu phúc, cầu lộc, cầu tài...
Câu thơ “Trăng soi nguyệt hồ, Đền Mẫu linh thiêng” gói gọn trong đó bao giá trị văn hoá - lịch sử - tâm linh đầy ăm ắp nơi đây.
Văn miếu Xích Đằng hay còn gọi là “Văn miếu Hưng Yên”, cũng là một di tích quan trọng trong quần thể di tích Phố Hiến, được xây dựng vào khoảng năm 1701, thuộc địa phận thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên ngày nay. Văn miếu thờ Khổng Tử người sáng lập đạo Nho và thờ Vạn thế sư biểu Chu Văn An - nhà sư phạm tài năng, đức độ thời Trần.
Câu thơ “Văn miếu Xích Đằng hội thi năm ấy”, gợi nhớ xưa kia đây từng tổ chức các cuộc thi Hương. Rồi vào mỗi dịp xuân thu nhị kỳ, Văn miếu Xích Đằng còn tổ chức tế lễ. Chủ tế là các quan đầu tỉnh cùng chức sắc, nho sinh. Nơi đây cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi bình văn, thơ của nho sĩ yêu nước.
“Truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung, sáng mãi một tình yêu” là tóm gọn cả câu chuyện tình về một vị thánh trong “Tứ bất tử”, đó là Chử Đồng Tử. Chuyện kể rằng: Vị vua cuối cùng thuộc “thế - chi - nhành Hùng Vương” thứ 18, có cô con gái tên là Tiên Dung, đến tuổi cập kê mà vẫn chỉ thích ngao du sơn thủy, không chịu lấy chồng. Một hôm thuyền rồng của công chúa Tiên Dung đến thăm vùng đất Chử Xá. Nghe tiếng chiêng, trống, đàn sáo; lại thấy nghi trượng (vật trang hoàng nơi cung thất, dinh thự hay dùng khi vua quan đi đường, như tàn, cờ, quạt, binh khí), người hầu tấp nập; Chử Đồng Tử hoảng sợ vội vùi mình vào cát lẩn tránh. Thuyền ghé vào bờ, Tiên Dung dạo chơi rồi sai người quây màn ở bụi lau để tắm. Ngờ đâu, đúng ngay chỗ của Chử Đồng Tử đang vùi mình. Nước công chúa xối dần xuống cát, để lộ thân hình Chử Đồng Tử. Tiên Dung kinh ngạc bèn hỏi han sự tình, nghĩ ngợi rồi xin được cùng nên duyên vợ chồng...
Khổ thơ tiếp theo - một sắc màu khác của thời “Hoa đỏ”:
“Ơi... Hưng Yên!
Gương sáng kiên trung người con Bãi Sậy/ Vang danh bao đời du kích Hoàng Ngân/ Sông Hồng nhuộm đỏ phù sa bãi dâu xanh ngát/ Âm vang điệu chèo, mượt mà câu hát dân ca”.
Đó là hình ảnh của những người phụ nữ Đường 5 một thời "đòn gánh đánh Tây". Họ đã cống hiến, hy sinh thầm lặng khi tuổi mới đôi mươi trong “Đội Nữ du kích Hoàng Ngân”, góp phần làm nên chiến thắng oanh liệt, hào hùng của cả dân tộc cũng như quê hương Nhãn lồng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Tháng 10 năm 1967, tôi là một chàng trai 20 tuổi từ miền quê Quảng Bình đất lửa, lần đầu tiên đặt chân đến tỉnh Hưng Yên. Sau 54 năm rồi (hơn nửa thế kỷ), tôi vẫn không thể nào quên được ấn tượng của mình về vùng đất này. Sao dạo đó, đang là một sinh viên Khoa Ngữ văn (Đại học Sư phạm Hà Nội), đã không thể ghi chép, viết lách được gì; để hôm nay phải “ngợp hồn”, “ngơ ngác” với những câu thơ ngọt lịm, giàu cảm xúc của Tào Khánh Hưng:
“Người Hưng Yên... một nắng, hai sương/ Cho ngát hương sen, thơm ngọt nhãn lồng/ Đồng xanh bao la dạt dào sóng lúa/ Đường thênh thang nắng vàng, nhà máy vút cao/ Hưng Yên ơi!/ Ngọt ngào Phố Hiến xưa địa linh, nhân kiệt/ Thêm xanh cây trái chào nắng mới xôn xao/ Hưng Yên đẹp giàu, vươn mình nơi cửa ngõ Thủ đô/ Hưng Yên ân tình, quê mình mãi mãi đẹp tươi…”
Một Hưng Yên mới đẹp như nhung lụa, gấm vóc:
“Đồng xanh bao la dạt dào sóng lúa/ Đường thênh thang nắng vàng, nhà máy vút cao”, “Thêm xanh cây trái chào nắng mới xôn xao”...
Trên mọi miền đất nước, người dân - đặc biệt bà con nông dân, đâu đâu cũng tảo tần, lao động cần cù dựng xây cuộc sống. Nhưng trong bức tranh xã hội và con người Hưng Yên qua đoạn thơ, vẫn có sự khác biệt, độc đáo: “Người Hưng Yên... một nắng hai sương/ Cho ngát hương sen, thơm ngọt nhãn lồng”. Rõ ràng con người và sản vật nơi đây gắn bó, hoà quyện đến mức thành “số phận” như là thứ “tiền định” (trời cho) rồi. Con người ấy làm ra sản vật ấy, sản vật ấy chính là kết tụ nên bản chất con người đẹp đến nức cao cả, quyến rũ như “hương sen”, “thơm ngọt nhãn lồng”...
Thế nên ngày nay, Hưng Yên đang cùng cả nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đạt được nhiều thành tựu: “Đường thênh thang nắng vàng, nhà máy vút cao”, “Hưng Yên đẹp giàu, vươn mình nơi cửa ngõ Thủ đô”...
Viết đến đây, tôi sực liên tưởng đến bài hát “Quảng Bình quê ta ơi" của nhạc sĩ Hoàng Vân, được ông sáng tác vào thời điểm cuối năm 1964. Bài hát này từ lâu đã được xem là "tỉnh ca" của người dân Quảng Bình. Câu hát đầu trở thành “nhạc hiệu” của Đài phát thanh tiếng nói Quảng Bình vang lên mỗi sáng suốt hơn 50 năm nay. Đây cũng là một trong những bài đầu tiên của thể loại "tỉnh ca" (về một địa phương) trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. Tứ thơ tứ nhạc của Tào Khánh Hưng - Phó Tổng biên tập 789club ios trong bài hát mới - “Ngọt ngào Hưng Yên”, có lẽ đang có một hành trang như “Quảng Bình quê ta ơi” của cố Nhạc sĩ tiền bối Hoàng Vân?!
Ngọt ngào Hưng Yên Tào Khánh Hưng “Hỡi cô cắt cỏ bên sông Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây” Câu ca xưa, có từ bao giờ? Hưng Yên vùng đất ân tình mến thương
Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến Trăng soi Nguyệt Hồ, đền Mẫu linh thiêng Văn miếu Xích Đằng hội thi năm ấy Truyền thuyết Chử Đồng Tử, Tiên Dung sáng mãi một tình yêu
Ơi... Hưng Yên! Gương sáng kiên trung người con Bãi Sậy Vang danh bao đời du kích Hoàng Ngân Sông Hồng nhuộm đỏ phù sa bãi dâu xanh ngát Âm vang điệu chèo, mượt mà câu hát dân ca
Người Hưng Yên... một nắng, hai sương Cho ngát hương sen, thơm ngọt nhãn lồng Đồng xanh bao la dạt dào sóng lúa Đường thênh thang nắng vàng, nhà máy vút cao
Hưng Yên ơi! Ngọt ngào Phố Hiến xưa địa linh, nhân kiệt Thêm xanh cây trái chào nắng mới xôn xao Hưng Yên đẹp giàu, vươn mình nơi cửa ngõ Thủ đô Hưng Yên ân tình, quê mình mãi mãi đẹp tươi… |
Mời các bạn vào đường link nghe ca khúc “Ngọt ngào Hưng Yên”
Sáng tác: Tào Khánh Hưng,
Hòa âm: Minh Dương, Ca sĩ: Bùi Thúy
Đây là món quà của tập thể cán bộ, phóng viên, Biên tập viên 789club ios kính tặng cán bộ và nhân dân tỉnh Hưng Yên nhân dịp: Chào mừng kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh, 80 năm thành lập Đảng bộ tỉnh và 25 năm tái lập tỉnh, tỉnh Hưng Yên.
Lê Quang Vinh
Theo