Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 21:07 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Pháp luật /

Nghị quyết hướng dẫn áp dụng quy định về tội vi phạm phòng cháy, chữa cháy sẽ có hiệu lực từ ngày 18/6/2024

19:37 | 03/06/2024

(Xây dựng) - Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao vừa ban hành Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy.

Nghị quyết hướng dẫn áp dụng quy định về tội vi phạm phòng cháy, chữa cháy sẽ có hiệu lực từ ngày 18/6/2024
Lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH thực hiện các biện pháp ngăn chặn và cứu người ngay sau khi xảy ra cháy tại nhà dân.

Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy được quy định tại Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 bao gồm: Hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của Luật Phòng cháy, chữa cháy và hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật khác có liên quan.

Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 313 của Bộ luật Hình sự khi có đủ các điều kiện như: Thực hiện một hoặc nhiều hành vi hướng dẫn tại Điều 2 Nghị quyết; Có thiệt hại xảy ra theo quy định tại một trong các khoản 1, 2 và 3 Điều 313 của Bộ luật Hình sự; Hành vi vi phạm phải có mối quan hệ nhân quả với thiệt hại xảy ra. Thiệt hại xảy ra phải là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm và ngược lại hành vi vi phạm là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

“Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời” quy định tại khoản 4 Điều 313 của Bộ luật Hình sự là hành vi vi phạm hướng dẫn tại Điều 2 Nghị quyết này mà chưa xảy ra cháy nhưng nếu không được ngăn chặn kịp thời thì chắc chắn sẽ cháy và dẫn đến thiệt hại quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều 313 của Bộ luật Hình sự. Hoặc đã xảy ra cháy và tất yếu sẽ dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều 313 của Bộ luật Hình sự nhưng do được ngăn chặn kịp thời nên thiệt hại dưới mức quy định tại khoản 1 Điều 313 của Bộ luật Hình sự.

“Ngăn chặn kịp thời” là trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các biện pháp ngăn chặn ngay sau khi có hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy như: Dập tắt đám cháy, di chuyển chất nguy hiểm về cháy ra khỏi nơi đông người, mang nguồn lửa, nguồn nhiệt ra khỏi nơi có quy định cấm... để không xảy ra cháy hoặc đã xảy ra cháy nhưng thiệt hại dưới mức quy định tại khoản 1 Điều 313 của Bộ luật Hình sự.

Trường hợp người phạm tội thực hiện công việc bắt buộc phải tuân theo quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người nhưng trong quá trình thực hiện họ vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người xảy ra cháy và gây thiệt hại thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 313 của Bộ luật Hình sự mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 295 của Bộ luật Hình sự.

Trường hợp người phạm tội thực hiện nhiều lần hành vi phạm tội, nếu mỗi lần phạm tội có đủ yếu tố cấu thành tội phạm nhưng đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với tổng số thiệt hại của các lần phạm tội, còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội từ 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua và có hiệu lực từ ngày 18/6/2024.

Ngọc Bích

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load