(Xây dựng) - Dịch bệnh Covid-19 tác động nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, giãn cách xã hội diện rộng, kéo dài làm ngưng trệ, đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất và thi công. Những khó khăn như thiếu công nhân, thiếu nguyên liệu, công trường, nhà máy không đáp ứng được “3 tại chỗ”, sản lượng sản xuất và tiêu thụ vật liệu giảm trong khi giá vật liệu tăng cao gây khó khăn bộn bề cho doanh nghiệp. Trước tình thế đó, ngành Xây dựng từ Trung ương tới địa phương đã kịp thời thích ứng và đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành.
Thứ trưởng Bùi Hồng Minh phát biểu tại Hội nghị. |
Ảnh hưởng diện rộng tới ngành Xây dựng
Dưới tác động diện rộng, kéo dài và đặc biệt là sự bùng phát mạnh của đợt dịch thứ 4 (từ cuối tháng 4, đầu tháng 5) và đặc biệt cao điểm trong cuối tháng 7, tháng 8, khi nhiều địa phương, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện cách ly, giãn cách theo chỉ đạo của Chính phủ thì hầu hết các ngành kinh tế đều chịu ảnh hưởng nặng nề trong đó có ngành Xây dựng từ đơn vị sản xuất nguyên vật liệu, vận chuyển tới thi công, xây dựng. Thị trường bất động sản trong quý III cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
Tại nhiều địa phương, đặc biệt là tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai,… các doanh nghiệp đầu tư, thi công, kinh doanh bất động sản phải tạm dừng hoạt động nên hầu như các dự án bị ngưng trệ, không có dự án được hoàn thành và mở bán; các bất động sản rao bán trên thị trường chủ yếu từ nguồn cung của các dự án mở bán trong giai đoạn trước. Theo thống kê sơ bộ, số lượng nhà ở đủ điều kiện bán khoảng 20.000 căn, tương đương khoảng 60 - 70% so với quý II.
Lượng giao dịch bất động sản thành công giảm mạnh so với quý II; tại các địa phương thực hiện giãn cách triệt để, hoạt động đi lại, giao dịch, kinh doanh bất động sản của doanh nghiệp, người dân không thể thực hiện được; nhiều khu vực thị trường có hiện tượng "đóng băng". Theo thống kê sơ bộ của Bộ Xây dựng cho thấy tỷ lệ hấp thụ các loại bất động sản nhà ở đều chỉ đạt khoảng 40% lượng chào bán trên thị trường; riêng loại hình đất nền lượng hấp thụ đạt cao hơn, khoảng 50% lượng chào bán trên thị trường.
Qua tìm hiểu, thấy rằng nguồn vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực bất động sản sụt giảm mạnh, trong 8 tháng đầu năm 2021 chỉ có gần 1,6 tỷ USD vốn đăng ký, chỉ đạt 56% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng với sự khó khăn, thậm chí đứt gãy trong sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào của các dự án bất động sản tăng, đặc biệt là các sản phẩm phải nhập khẩu như thép. Có thời điểm tại quý II/2021, giá sắt thép đã tăng xấp xỉ 30 - 40% so với cuối năm 2020, vật liệu xây dựng khác, như: Xi măng, cát, gạch... cũng tăng, từ đó, làm tăng giá thuế của hầu hết các loại hình, phân khúc bất động sản. Từ đầu năm, giá bán nhà ở các phân khúc đều có xu hướng tăng, càng làm tăng khó khăn về giải quyết nhu cầu chỗ ở cho các đối tượng có thu nhập thấp.
Giãn cách xã hội diện rộng, kéo dài làm đứt gẫy chuỗi cung ứng, sản xuất và thiếu hụt trầm trọng công nhân, giá cả nhân công leo thang, nhà máy, công trường không đáp ứng được đủ điều kiện “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến”. Trong bối cảnh bão giá tăng cao, nhiều doanh nghiệp đã ký hợp đồng thầu giá cố định có nguy cơ rơi vào tình cảnh tiến thoãi lưỡng nan (không làm thì vi phạm hợp đồng mà làm thì lỗ - PV),... Đó chỉ là 1 số trong muôn vàn những khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra.
Tham gia đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành Xây dựng, ông Doãn Văn Phong, Tổng Giám đốc Công ty xây dựng Thiên Trường đề xuất: Tiến độ của các công trình bị ảnh hưởng dịch bệnh phải dừng thi công thời gian qua nhưng nhà thầu vẫn bị chủ đầu tư phạt chậm tiến độ. Điều có thể dẫn đến nhiều nhà thầu phải chịu thua lỗ, thậm chí là phá sản trong khi họ không hề có lỗi và không mong muốn. Từ thực tế này, ông Phong kiến nghị nên coi dịch bệnh là điều kiện bất khả kháng, qua đó giúp nhà thầu và chủ đầu tư có cơ sở để chia sẻ khó khăn. Ngược lại, nếu chủ đầu tư vin vào lí do nhà thầu chậm tiến độ mà chứng minh được nguyên nhân là do dịch bệnh (thuộc trường hợp bất khả kháng) để chây ì không thanh toán thì cần phải có biện pháp xử lý.
Ông Phạm Văn Nam, Phó Tổng giám đốc Công ty Xây dựng Nam Phạm, đơn vị hoạt động lâu năm trong ngành xây lắp, giao thông, thủy lợi cũng đưa ra kiến nghị: Đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành kịp thời hỗ trợ tốt nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, tạo điều kiện trong việc nộp thuế cũng như hỗ trợ giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp; đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng và bình ổn giá nguyên vật liệu xây dựng, đặc biệt là giá thép xây dựng.
Phát triển nhà ở công nhân là 1 trong những nội dung rất được Chính phủ và Bộ Xây dựng quan tâm nhằm đáp ứng “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến”. |
Nhiều giải pháp gỡ khó
Để kịp thời thích ứng với những diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19 cũng như tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Bộ Xây dựng đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quyết liệt, kịp thời. Cụ thể:
Một là, Bộ Xây dựng đã kịp thời thành lập Tổ công tác đặc biệt của Bộ Xây dựng theo Quyết định số 1118/QĐ-BXD ngày 05/10/2021, về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân do Bộ trưởng Bộ Xây dựng trực tiếp làm Tổ trưởng và một đồng chí Thứ trưởng là Tổ phó Thường trực, thành viên là lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1447/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19,
Tổ công tác đặc biệt của Bộ có nhiệm vụ chỉ đạo triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan, tích cực nắm bắt, trao đổi, tiếp cận thông tin và kịp thời có các biện pháp giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, người dân trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng; rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật trong lĩnh vực xây dựng nhằm cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, không tạo ra “giấy phép con” làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống, sinh hoạt của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu thực hiện đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Tổ công tác đặc biệt phòng chống dịch bệnh Covid-19 của Bộ Xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh và 19 tỉnh phía Nam, trực tiếp tham gia chỉ đạo công tác xây dựng các bệnh viện dã chiến và khu cách ly tập trung, tham gia công tác phòng chống dịch tại Quận 6 và Quận 8; kiểm tra công tác đảm bảo hạ tầng cấp nước, thoát nước, xử lý rác thải, cơ sở hỏa táng tại các tỉnh phía Nam để đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch; thường xuyên báo cáo và tham mưu cho Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.
Hai là, Bộ Xây dựng đã khẩn trương nghiên cứu và ban hành Quyết định về việc hướng dẫn xây dựng bệnh viện dã chiến phòng, chống dịch bệnh Covid-19, ban hành văn bản hướng dẫn tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên công trường xây dựng; đồng thời có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các Bộ để xây dựng Nghị quyết Cơ chế đầu tư xây dựng công trình phục vụ phòng chống dịch Covid-19 sau khi Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 142/TB-VPCP về phương án xây dựng bệnh viện dã chiến trong tình huống khẩn cấp dịch Covid-19.
Ba là, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (tháng 10/2021), đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Nam, với sự tham dự của lãnh đạo UBND các tỉnh phía Nam; đại diện các doanh nghiệp để bàn các biện pháp giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng.
Nhằm tăng cường khả năng “thích ứng an toàn” với đại dịch Covid-19, để góp phần thực hiện giải pháp đáp ứng “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến”, vừa qua Bộ Xây dựng đã giao 789club ios tổ chức Toạ đàm: “Phát triển nhà ở cho công nhân – Thực trạng và giải pháp”, qua đó nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp thẳng thắn, hữu ích từ các chuyên gia, doanh nghiệp, lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện... từ đó góp phần mở ra 1 “chương” mới về phát triển nhà ở công nhân trong thời gian tới.
Bốn là, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc bố trí nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội và phân bổ nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội, cấp bù lãi suất cho các ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định để thực hiện hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội, nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện các dự án nhà ở xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid -19. Bộ đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển nhà ở dành cho công nhân khu công nghiệp, trong đó kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước báo cáo Chính phủ bố trí đủ nguồn vốn theo chỉ đạo tại Nghị quyết số 41/NQ-CP, Nghị quyết số 84/NQ-CP (khoảng 3.000 tỷ đồng) để phát triển nhà ở xã hội, bao gồm nhà ở dành cho công nhân khu công nghiệp.
Năm là, chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo điều hành, giải quyết các thủ tục hành chính, kịp thời đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và người dân.
Có thể nói, với sự chủ động, tích cực và kịp thời trong việc triển khai các giải pháp hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp, người dân tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Bộ Xây dựng đã, đang nhanh chóng hiện thực hóa những chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đảm bảo phòng chống dịch hiệu quả và khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới.
Phát biểu tại Hội nghị Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Nam ngày 22/10/2021 tại Thành phố Hồ Chí Minh do Bộ Xây dựng tổ chức, Thứ trưởng Bùi Hồng Minh cho biết, Bộ Xây dựng rất quan tâm, chia sẻ những khó khăn, mất mát của đồng bào các tỉnh phía Nam trong đại dịch Covid-19. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã tích cực, khẩn trương họp bàn, đưa ra nhiều giải pháp, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, đồng thời đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế các tỉnh khu vực phía Nam nói riêng, cả nước nói chung. Bộ Xây dựng sẽ sớm rà soát tiêu chuẩn, quy chuẩn của nhà trọ, nhà lưu trú cho công nhân cũng như các chính sách cho nhà thu nhập thấp, nhà ở xã hội, nhằm đảm bảo phù hợp với thực tiễn cuộc sống và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của ngành Xây dựng. Bộ Xây dựng đã đề xuất một số nội dung nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là vấn đề về chi phí trực tiếp trong thời gian chống dịch. Rất nhiều vấn đề của ngành Xây dựng đã được Bộ Xây dựng phối hợp làm việc với Bộ, ngành liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn nhanh nhất có thể cho các doanh nghiệp và người dân trên toàn quốc. |
Bài: Ngành Xây dựng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 tuyên truyền Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.
Đỗ Quang
Theo