Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 19/09/2024 22:53 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Nam Định có xã đầu tiên đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu

10:59 | 20/12/2022

(Xây dựng) – Ngày 18/12, xã Giao Phong, huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định) tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba; Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu…

Nam Định có xã đầu tiên đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu
Giao Phong trên đà hội nhập và phát triển.

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng đã trao Huân chương Lao động hạng Ba và Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu, giai đoạn 2021 - 2025 cho đại diện Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Giao Phong.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng nhấn mạnh, hướng tới mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại, thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Giao Thuỷ nói chung, xã Giao Phong nói riêng đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học công nghệ; phát triển các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, qua đó tạo việc làm, nâng cao thu nhập của người dân; chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng bền vững.

Xã Giao Phong và huyện Giao Thủy cần phát huy vai trò của người dân, cộng đồng, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc quản lý, bảo vệ, làm đẹp cảnh quan môi trường nông thôn; phát động, thực hiện hiệu quả phong trào toàn dân tham gia xây dựng nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, để phong trào thực sự trở thành nếp sống, thói quen của người dân ở các thôn, xóm.

Nam Định có xã đầu tiên đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu
Xã Giao Phong văn minh, hiện đại.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, huyện Giao Thủy và các đơn vị liên quan tiếp tục quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn xã Giao Phong triển khai các giải pháp nhằm duy trì, hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí Nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng bền vững, nhất là các tiêu chí về môi trường, chuyển đổi số, xóm Nông thôn mới thông minh, xã Nông thôn mới thông minh...

Báo cáo kết quả xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu, Chủ tịch UBND xã Giao Phong Phạm Văn Sơn cho biết, ngay sau khi được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao vào năm 2020, xã tiếp tục thực hiện lộ trình xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu với quan điểm: Chính quyền không làm thay người dân, không chạy theo thành tích mà phải làm thực sự vì mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

Nhờ sự đồng thuận, đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và toàn dân, nhất là sự tham gia, góp công, góp sức của nhân dân - chủ thể của quá trình xây dựng Nông thôn mới nên chỉ sau 2 năm, xã Giao Phong đã đạt các tiêu chí xã Nông thôn mới kiểu mẫu.

Những năm qua, xã đã phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình cánh đồng lớn; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất trồng trọt với quy mô trên 32ha, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương. Thu nhập bình quân đầu người của xã (năm 2022) ước đạt 78 triệu đồng/người/năm.

Xóm Lâm Phú được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới thông minh; 11/11 xóm có nhà văn hóa xây dựng kiên cố, rộng rãi, đầy đủ các trang thiết bị để nhân dân hội họp; có sân chơi thể thao, dụng cụ tập thể dục ngoài trời để nhân dân tập luyện. Tất cả các đường dong, ngõ xóm đã có hệ thống đèn đường thắp sáng về ban đêm.

Các hộ dân trong xã đã thực hiện tốt việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn và xử lý rác hữu cơ tại gia đình. Rác thải vô cơ được các tổ thu gom rác thải của xã đưa về khu xử lý rác ập trung. Đặc biệt, xã đạt được kết quả nổi bật về lĩnh vực giáo dục với cả 3 cấp học là: Mầm mon, Tiểu học và THCS của xã đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 và đạt tiêu chuẩn xanh - sạch - đẹp - an toàn.

Xã đặt mục tiêu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 100 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80% trở lên; tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đạt 98% trở lên, 100% số xóm thực hiện phân loại rác thải tại nguồn.

Đỗ Lê

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Bình: Sơ tán, di dời gần 1.000 hộ dân ra khỏi khu vực sạt lở

    (Xây dựng) - Để đảm bảo an toàn cho người dân do ảnh hưởng của bão số 4, tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương tổ chức sơ tán, di dời 852 hộ/2.995 khẩu ra khỏi khu vực sạt lở.

  • Văn Yên (Yên Bái): Gắn biển công trình chào mừng 60 năm thành lập huyện

    (Xây dựng) - Huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức gắn biển và đưa vào sử dụng công trình chào mừng 60 năm Ngày thành lập huyện.

  • Bắc Giang: Tiếp tục tập trung giải quyết, khắc phục hậu quả do bão số 3

    (Xây dựng) – Mới đây, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Công văn số 3366-CV/TU về việc tiếp tục giải quyết, khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa, lũ trên địa bàn.

  • Hà Tĩnh: Sẵn sàng phương án di dời hộ dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn

    (Xây dựng) - Trước tình hình bão số 4 ảnh hưởng gây mưa lớn, có nguy cơ ngập lụt cao, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đã sẵn sàng phương án di dời các hộ dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất ven sông, chân núi và hạ du các hồ chứa nước đến nơi an toàn.

  • Dáng núi trong điểm trường Thâm Luông

    (Xây dựng) - Được hoàn thành xây dựng vào năm 2023, mới đây, điểm trường Thâm Luông (Hà Giang) đã xuất sắc giành chiến thắng trong hạng mục Trường và Đại học của Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế IAA năm 2024 (International Architecture Awards 2024). Công trình chứa đựng câu chuyện ý nghĩa về kiến trúc “xanh” giữa núi rừng.

  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load