Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 01:14 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Mỹ Đức (Hà Nội): Xây dựng nông thôn mới tại xã An Phú – Phát huy vai trò chủ thể của người dân

10:27 | 03/11/2023

(Xây dựng) - Từng thuộc diện vùng dân tộc miền núi đặc biệt khó khăn của Thành phố Hà Nội, xã An Phú (huyện Mỹ Đức) có xuất phát điểm rất thấp khi bắt đầu xây dựng nông thôn mới. Năm 2012, An Phú chỉ có duy nhất 1/19 tiêu chí về quy hoạch đã đạt chuẩn, còn lại đa phần vẫn ở mức rất thấp. Tuy nhiên, sau 10 năm nỗ lực, huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cư, đến nay An Phú đã hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Mỹ Đức (Hà Nội): Xây dựng nông thôn mới tại xã An Phú – Phát huy vai trò chủ thể của người dân
Cơ sở hạ tầng tại xã An Phú ngày càng được đầu tư xây dựng khang trang.

Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) và 5 năm thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020, với sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền từ thành phố đến cơ sở; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân, công tác xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân trên địa bàn xã An Phú (huyện Mỹ Đức) đã có sự thay đổi rõ rệt. Cơ sở hạ tầng: Điện, đường, trường, trạm y tế, trụ sở làm việc, công trình văn hóa... trên địa bàn huyện đáp ứng được nhu cầu đời sống nhân dân; thu nhập bình quân/đầu người/năm 2021 ước đạt 55,1 triệu đồng, tăng 48,48 triệu đồng so với năm 2012.

Tỷ lệ hộ nghèo còn 1,78% giảm 24,49% so năm 2012; 100% số hộ được dùng điện an toàn, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật; số hộ có nhà kiên cố đạt 96,2%; 100% các tuyến đường trục xã, liên xã, trục thôn, liên thôn và đường ngõ xóm được bê tông hóa, nhựa hóa phục vụ cho nhu cầu đi lại, sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương; hệ thống đường trục chính nội đồng, kênh mương, các công trình thủy lợi thường xuyên được cứng hóa, nâng cấp cải tạo phục vụ sản xuất nông nghiệp và phòng chống thiên tai của xã; tỷ lệ lao động được đào tạo nghề đạt 71%, tăng 56% so với năm 2012; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 98,3%. Công tác vệ sinh môi trường được quan tâm tổ chức, thu gom và xử lý rác thải đạt 98% khối lượng rác thải; duy trì tốt các điểm trung chuyển rác thải tạm thời; 100% số dân sử dụng nước hợp vệ sinh (trong đó 68% số dân sử dụng nước đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia).

Triển khai thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới”. Đến nay, đã có 13/13 thôn có nhà văn hóa, 12/13 thôn đạt và duy trì danh hiệu “Làng văn hóa”, có 2.011/2186 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa (đạt 91,99%), tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 90%, tăng 65% so với năm 2012.

Chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng lên, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trang thiết bị cho các trường học, đến nay các trường của xã đang tiếp tục được đầu tư nâng cấp, cải tạo để đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp trung học cơ sở cao.

Chương trình xây dựng nông thôn mới của xã đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, triển khai kịp thời. Xã đã xây dựng các nghị quyết, chương trình, đề án, thành lập Ban Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, biện pháp để tổ chức triển khai thực hiện chương trình tạo được sự lan tỏa trên toàn địa bàn thực sự là nhiệm vụ và trở thành phong trào thi đua trọng tâm của nhân dân và cán bộ xã.

Công tác thông tin tuyên truyền được thực hiện với nhiều hình thức đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, Ban Văn hóa xã đã xây dựng các chuyên mục về xây dựng nông thôn mới và phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật và thực hiện nếp sống văn hóa, đặc biệt là việc cưới, việc tang và tổ chức các lễ hội; nhận thức của công tác xây dựng nông thôn mới.

Sản xuất nông nghiệp có nhiều tiến bộ đã ứng dụng được một số khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, cơ giới hóa được một số khâu trong sản xuất lúa như: Làm đất, gặt máy, cấy máy, liên kết tiêu thụ lúa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi góp phần tăng giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Công tác vệ sinh môi trường nông thôn thường xuyên được triển khai thực hiện tốt, hệ thống chính trị được củng cố và tăng cường ngày càng vững mạnh, công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, hoàn thành công tác quân sự địa phương, thường xuyên được củng cố, nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương được giữ vững.

Mỹ Đức (Hà Nội): Xây dựng nông thôn mới tại xã An Phú – Phát huy vai trò chủ thể của người dân
Chợ An Phú được xây dựng khang trang, sạch sẽ và đưa vào sử dụng từ cuối tháng 7/2023 đã góp phần đẩy mạnh giao thương, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Ông Đinh Công Võ, Phó Chủ tịch UBND xã An Phú chia sẻ: Với mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tiêu chí đầu tiên của xã là xây dựng đội ngũ cán bộ chất lượng, tiếp theo đó là thúc đẩy những dự án xây dựng theo chủ trương của Thành phố Hà Nội đang được thi công trên địa bàn xã. Để nâng cao nhận thức của từng người dân tại địa phương về việc xây dựng NTM, xã đã sử dụng biện pháp tuyên truyền thông qua các hội đoàn thể như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh..., để đưa thông tin truyền tải đến gần nhất với từng hộ gia đình, nâng cao ý thức trách nhiệm xây dựng NTM. Trên địa bàn xã có nhiều người là dân tộc thiểu số, người dân theo đạo Thiên Chúa nên việc tuyên truyền cũng gặp những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, lãnh đạo xã đã phát huy được vai trò người uy tín trong cộng đồng dân cư để thực hiện các biện pháp tuyên truyền, do đó công tác tôn giáo trên địa bàn xã được thực hiện rất tốt.

Mặc dù đối mặt với rất nhiều khó khăn, những dưới sự chung sức, đồng lòng của cộng đồng, nhiều người dân đã hiến đất để mở đường, đóng góp xây dựng cổng làng, cổng xã, giúp cho quê hương An Phú ngày càng đổi thay, bà con đều phấn khởi.

Ông Quách Công Đoan – Trưởng thôn Gốc Báng, xã An Phú vui mừng cho biết: Được sự quan tâm của thành phố và huyện, diện mạo làng, xóm ngày càng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng nâng cao. Cơ sở hạ tầng từ đường, điện, trường, chợ, nhà văn hóa đều được đầu tư sạch sẽ, đẹp đẽ giúp người dân thuận tiện hơn trong việc đi lại, sinh hoạt.

Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới xã An Phú tiếp tục hoàn thiện một số tiêu chí cơ bản đạt, tiến tới nâng cao chất lượng các tiêu chí để thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025.

Tiến Hào

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load