Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 03:00 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Pháp luật /

Mường Thanh liệu có thắng kiện Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng?

14:25 | 02/01/2020

(Xây dựng) - Mới đây, Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 Điện Biên đã gửi đơn đến TAND thành phố Đà Nẵng, khởi kiện vụ án hành chính mà người bị khởi kiện là Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng ông Huỳnh Đức Thơ. Đối tượng khởi kiện là các Quyết định liên quan đến việc cưỡng chế tháo dỡ căn hộ cao cấp Sơn Trà thuộc dự án Tổ hợp Mường Thanh và căn hộ cao cấp Sơn Trà. Theo nguyên đơn:

Sự bất nhất của chính quyền thành phố: Doanh nghiệp là nạn nhân?

Sự bất nhất trong văn bản xử phạt hành chính: Ngày 26/6/2016 Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng đã ra Quyết định số 126/QĐ – XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính đối với công trình sai phạm của Mường Thanh. Tuy nhiên, đến ngày 27/3/2019 tức là sau gần 3 năm, Sở Xây dựng lại ra Quyết định 07/QĐ-HBXPVPHC hủy bỏ quyết định trên. Điều này không đúng quy định pháp luật do hết thời hiệu.

muong thanh lieu co thang kien chu tich ubnd thanh pho da nang
Mường Thanh liệu có thắng kiện Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng?

Sự bất nhất trong chủ trương: Cần phải nhìn nhận một vấn đề thực tế là việc xây dựng căn hộ, việc chuyển đổi công năng của chủ đầu tư đối với dự án căn hộ chung cư cao cấp Sơn Trà đã diễn ra, công khai. Chính quyền địa phương từ các Sở, ban, ngành, thành phố đều biết mà vẫn để chủ đầu tư tiến hành với mục đích là phục vụ tốt APEC 2017. Sau đó, có sự không thống nhất giữa nội bộ chính quyền thì mọi vấn đề đều đổ dồn vào chủ đầu tư. Nếu không có sự phê duyệt về chủ trương của UBND thành phố Đà Nẵng liệu chủ đầu tư có thể thực hiện và hoàn thiện công trình căn hộ, đưa vào sử dụng trong năm 2017 hay không?

Như đã trình bày, đối với phần điều chỉnh công năng từ tầng 2-5 của khối căn hộ chung cư cao cấp Sơn Trà đã được các cấp chính quyền Apec 2017 Đà Nẵng chấp thuận bằng chủ trương, thể hiện rõ thông qua các văn bản: Thông báo số 130/TB-UBND ngày 19/8/2016, Văn bản số 7097/SXD-QLKT ngày 24/8/2016, Văn bản 41/73/SGTVT-KH ngày 25/8/2016; Văn bản 1989/SKHĐT-KTN ngày 31/8/2016; Văn bản 1422/UBND-PQLĐT ngày 31/8/2016 của UBND quận Ngũ Hành Sơn; 2163/STNMT-QHĐĐBĐ ngày 31/8/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Các Sở, ban, ngành thành phố Đà Nẵng đã cơ bản nhất trí chủ trương giao cho Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên đầu tư xây dựng bãi đỗ xe ngầm kết hợp nhà trẻ, công viên cây xanh phục vụ khu Khách sạn – Căn hộ Mường Thanh để được chuyển đổi công năng từ tầng 2-5 của Khối chung cư.

Cục Quản lý hoạt động xây dựng (Bộ Xây dựng) có: Văn bản 868/HĐXD-DA, trong đó đã khẳng định: “Những đề nghị của chủ đầu tư về điều chỉnh thiết kế công năng của một số tầng công trình là hợp lý, về nguyên tắc có thể chấp nhận được”; Văn bản số 650/HĐXD ngày 14/8/2017 điều chỉnh thiết kế cơ sở trong đó đồng ý điều chỉnh công năng tầng 2,3,4,5 và khẳng định hồ sơ phù hợp với Quyết định số 6365/QĐ - UBND và 8017/UBND của UBND thành phố Đà Nẵng.

Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ - Bộ Công an có Văn bản số 3829/PCCC&CHCN-P6 thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế điều chỉnh công trình Tổ hợp khách sạn Mường Thanh và căn hộ chung cư cao cấp Sơn Trà, trong đó đồng ý về phòng cháy chữa cháy đối với điều chỉnh bố trí công năng tầng 2,3,4,5 khối chung cư.

Nhưng khi chủ đầu tư tiến hành xin cấp Giấy phép xây dựng điều chỉnh thì lại gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại từ chính quyền trong khi đó trước đây chính quyền đã đồng ý chủ trương.

Doanh nghiệp cầu thị nhưng vẫn chưa được thành phố chấp thuận

Doanh nghiệp đã báo cáo và đề xuất phương án xử lý các tầng 1,2,3,4,5 khu căn hộ, dự án Tổ hợp khách sạn Mường Thanh và căn hộ chung cư cao cấp Sơn Trà như sau:

Khu vực siêu thị tại tầng 1: Diện tích 690m2 sẽ được chuyển đổi công năng thành 520m2 chỗ đậu xe máy và 170m2 phòng tập gym cho cư dân. Hiện doanh nghiệp đã cho dỡ bỏ khu vực siêu thị để làm nơi đỗ xe cho cư dân.

Khu vực đất chưa sử dụng với diện tích 550m2: Xây dựng nhà để xe ôtô tự động dạng xếp hình cao 6 tầng, đảm bảo để được 80 xe ôtô, tương đương 2.000m2 diện tích đỗ xe ôtô thông thường theo quy chuẩn (25m2*80)

Khu vực tầng 5: Doanh nghiệp đã mua lại các căn hộ tại tầng 5 và đã có văn bản xin thi công, bố trí khu vực nhà trẻ với khoảng 450 cháu và phòng sinh hoạt cộng đồng với diện tích 193m2 nhưng Sở Xây dựng Đà Nẵng không đồng ý cho thi công.

Đồng thời, từ hoạt động thực tế của khối Khách sạn, Doanh nghiệp nhận thấy không khai thác, sử dụng chức năng đỗ xe tại 02 tầng hầm do khách du lịch không sử dụng phương tiện cá nhân. Vì vậy, doanh nghiệp đề nghị được sử dụng 02 tầng hầm của khối khách sạn với tổng diện tích 4.500m2 để phục vụ đỗ xe cho người dân Khối căn hộ.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cam kết đảm bảo cho người dân được sử dụng bể bơi cùng với Khách sạn và sử dụng Hội trường, phòng họp tại khách sạn để tổ chức những sự kiện lớn, trang trọng nếu người dân có nhu cầu.

Như vậy, theo phương án nêu trên, Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên đã cố gắng bố trí, sắp xếp hợp lý các khu vực tại dự án để đảm bảo cơ bản diện tích đỗ xe, phòng tập gym, nhà trẻ, phòng sinh hoạt cộng đồng và các diện tích khác cho người dân Khối chung cư nhưng vẫn chưa được thành phố Đà Nẵng chấp thuận.

Điều đáng nói là trong các quyết định của mình, thành phố Đà Nẵng thể hiện sự cứng nhắc, không tôn trọng kiến nghị, quyền lợi của doanh nghiệp, ra các quyết định “lợi ít, hại nhiều” là một tiền lệ rất nguy hiểm, đi ngược lại chủ trương phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và Nhà nước, làm xấu đi môi trường kinh doanh ở Đà Nẵng.

Không phải lần đầu chính quyền thành phố Đà Nẵng bị tố bất nhất

Trong năm 2019 này, giới đầu tư tại Đà Nẵng cũng “dậy sóng” bởi trường hợp thành phố hủy kết quả đấu giá đất của đơn vị mang tên Vipico cho dù doanh nghiệp này có đầy đủ giấy tờ, hồ sơ giải trình tính hợp lý và các bộ, sở ban ngành đều đồng thuận với các giải trình này. Đáng chú ý là khi Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Đà Nẵng gửi báo cáo lên Trung ương, thì thành phố đã “lờ” đi hết tất cả các ý kiến đồng thuận của các Bộ, ban, ngành. Tại cuộc họp báo thường kỳ quý I diễn ra tuần qua, lãnh đạo thành phố ông Huỳnh Đức Thơ cũng khẳng định: “sẵn sàng phương án ứng phó với trường hợp doanh nghiệp kiện”, khi đề cập đến việc các quyết định tiền hậu bất nhất đã gây thiệt hại như thế nào cho nhà đầu tư.

Tiếp đến, một dự án được phê duyệt từ gần 10 năm trước - dự án Marina Complex, đã được triển khai đến giai đoạn cuối bỗng nhiên bị “tạm dừng” để rà soát khiến chủ đầu tư lao đao. Điều bất thường ở chỗ, cách đây 3 năm những vấn đề cần được “rà soát” đã được giải quyết và trả lời công khai trước công dân nay lại được khơi lại.

Chưa hết, câu chuyện về dự án xử lý nước thải của ông Huỳnh Uy Dũng cũng là một câu hỏi lớn. Trước đó, ông Dũng cam kết doanh nghiệp mình sẽ tài trợ dùng công nghệ vi sinh xử lý sạch các hồ nước thải trên địa bàn Đà Nẵng là hồ Thạc Gián và Vĩnh Trung, đã được phố Đà Nẵng phê duyệt. Sau đó lại đột ngột thay đổi yêu cầu, chuyển dự án doanh nghiệp sang ứng dụng ở hồ Bàu Trảng. Ông Dũng cho rằng việc thay đổi này khiến doanh nghiệp bị động. Ngay sau đó, doanh nghiệp ông đã rút dự án tài trợ lại.

Nhiều câu hỏi đặt ra rằng, có hay không việc e dè, thận trọng, thiếu tin tưởng vào các quyết định của sở, ban ngành của thành phố Đà Nẵng nên mới có chuyện văn bản sau “đá” vào chỉ đạo trước. Một sự thay đổi quyết định cho dù với nguyên nhân nào, không chỉ gây bức xúc mà còn khiến dư luận nghi ngờ về sự mơ hồ, thiếu sâu sát trong công tác quản lý của chính quyền.

Các chuyên gia kinh tế đã nhiều lần cảnh báo, sự thiếu nhất quán trong chủ trương, trong điều hành kinh tế vĩ mô của các địa phương dẫn tới hệ lụy các dự án bị đình trệ, doanh nghiệp nản lòng vì mất đi cơ hội đầu tư, kéo theo lãng phí chi phí, nguồn lực.

Liên tiếp bị doanh nghiệp khởi kiện: Câu hỏi về năng lực chính quyền Đà Nẵng

Tiêu biểu là ba vụ kiện của Công ty thép Dana – Ý với mức đòi bồi thường 400 tỷ; Công ty Cổ phần Vipico với mức đòi bồi thường 115 tỷ và dự án Hòn Ngọc Á Châu.

Trong đó, nổi bật nhất là sự kiện TAND thành phố Đà Nẵng tuyên án sơ thẩm với kết quả thắng kiện thuộc về Công ty Cổ phần Vipico trong vụ kiện hành chính giữa Công ty này và UBND thành phố Đà Nẵng. Sau đó, Vipico tiếp tục có đơn khởi kiện bổ sung yêu cầu UBND thành phố Đà Nẵng phải bồi thường thiệt hại là 115 tỷ.

Công ty Cổ phần Hòn Ngọc Á Châu khởi kiện vì thành phố Đà Nẵng có quyết định điều chỉnh quy hoạch trong khi Công ty này đã được giao đất và cho thuê đất theo Quyết định của thành phố. Sau gần 10 năm giao đất và cho thuê đất nhưng Công ty không triển khai dự án, cuối năm 2018 UBND thành phố Đà Nẵng có quyết định thu hồi 8,5 ha để phê duyệt quy hoạch xây dựng công viên công cộng phục vụ cộng đồng. Công ty Cổ phần Hòn Ngọc Á Châu cho rằng việc thay đổi các quyết định như trên của thành phố gây tổn thất nghiêm trọng cho chủ đầu tư.

Theo các chuyên gia kinh tế, việc doanh nghiệp khởi kiện cơ quan Nhà nước là bình thường, thể hiện văn minh trong quá trình hoạt động, kinh doanh, đầu tư. Nhưng chính quyền liên tiếp bị khởi kiện thì cần xem lại để không làm ảnh hưởng đến hình ảnh, môi trường đầu tư địa phương.

Từ vụ việc mới đây nhất của Doanh nghiệp tư nhân số 1 tỉnh Điện Biên, chúng ta có thể thấy rất có khả năng doanh nghiệp này cũng đã có những cơ sở xác đáng để gửi đơn kiện Chính quyền khi họ đã nhiều lần chịu “ấm ức” trong các Quyết định của thành phố.

Báo điện tử Xây dựng sẽ theo dõi và tiếp tục thông tin về vụ việc này.

Ban XDPL

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load