Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ ba 01/10/2024 02:49 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Mùa trăng rất xa

15:01 | 05/08/2021

(Xây dựng) - Lần đầu tiên trong đời đọc một cuốn sách có rất nhiều nỗi buồn lại đúng vào dịp Trung thu năm 1963. Thằng bé lên tám tuổi là tôi lúc bấy giờ vô cùng ngạc nhiên và thích thú. Đó là cuốn “Tản Đà vận văn” Cuốn sách có lẽ đã đi một vòng lịch sử trong hành trang của bố tôi khi người lên chiến khu Việt Bắc. Nó được in ở Nhà Hương Sơn số 6 phố Bà Triệu (Đường Gia Long cũ). Và quay về số 13 Bà Triệu nhà tôi ở lúc bấy giờ. Cuốn sách hồi ấy bị cấm phổ biến. Bố tôi cho vào tủ kính khóa lại.

mua trang rat xa
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

“Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi/ Trần thế em nay chán nữa rồi/ Cung quế đã ai ngồi đó chửa/ Cành đa xin chị nhắc lên chơi...”. Tôi chưa đủ lớn để hiểu về những nỗi buồn nhân tình thế thái của thi sĩ Tản Đà. Chỉ biết rằng sách báo được đọc lúc ấy không bao giờ có những chuyện buồn. Thắng lợi và thành công thì có. Căm thù sôi sục và hừng hực quyết tâm cũng có. Chán đời thì tuyệt đối không. Tôi đọc trộm cuốn sách ban ngày khi phụ huynh vắng nhà. Và thuộc lòng nhiều bài. Tối đến ra bờ hồ Hoàn Kiếm khoe với lũ bạn. Chúng trợn mắt thòm thèm. Đứa nào cũng ngẩng mặt lên nhìn trăng. Hình như muốn tìm nỗi buồn trên ấy.

Dằng dặc những mùa trăng Trung thu sau đó bốn năm liền hình như cũng được mặc định là nỗi buồn với thế hệ chúng tôi ở nơi sơ tán. Nhớ phố Hàng Mã nhộn nhịp đèn nến, nhớ mâm cỗ Trung thu thơm nức mùi bánh trái, nhớ bạn bè, nhớ hồ Hoàn Kiếm trăng dát vàng trên sóng tím. Ở nơi sơ tán bà nội mắt kèm nhèm cắt chiếc bánh nướng ra thành tám miếng nhọn hoắt cho trẻ con ăn cùng với chuối tiêu. Món chuối tiêu ăn vào đêm trăng khiến tôi sợ hãi cho đến tận bây giờ. Mãi cho đến ngày trở về lần thứ nhất năm 1969 thì đã không còn rộng chỗ để chơi bên bờ hồ. Người ta xây khá nhiều hầm trú ẩn ở những mảnh đất rộng nhất. Trung thu năm 1972 lại một lần nữa phải rời xa Hà Nội đi sơ tán, Trường tôi ở nhờ một ngôi làng trên thượng lưu sông Hồng. Không có điện. Đêm rằm làng xóm vắng tanh. Trẻ con đi ngủ từ chập tối. Trăng một mình vằng vặc trên sông nhìn muốn khóc.

Hai năm liền đóng quân trên rừng núi phía Bắc tối không biết Trung thu qua đi từ lúc nào, Ánh trăng trên rừng nứa cọ mình sắc lạnh sởn gai ốc. Đầu những năm 80 chế độ bao cấp đã đến đỉnh điểm của sự thiếu thốn, hai chiếc bánh trung thu khổng lồ bày cỗ ở Câu lạc bộ thiếu niên Hà Nội do nhóm họa sĩ dạy vẽ ở đấy tự tay chế tạo. Phải tìm rất nhiều mảnh xốp thùng hàng bỏ đi dán xếp lại thành hình tròn hình vuông. Lấy đất sét dẻo phủ một lượt bên ngoài và dùng dao nứa khắc gọt hoa văn cho thật giống bánh nướng bánh dẻo. Công đoạn cuối cùng là dùng màu bột trắng quét lên bánh dẻo và nâu vàng cho bánh nướng. Cũng vờn đậm nhạt như bánh nướng già mặt vậy. Trẻ con vây tròn xung quanh bể bơi nơi trưng bày mâm cỗ lớn. Có đứa mút tay thèm thuồng. Vài đứa khóc ré đòi ăn bị mẹ ẵm chạy vội ra khỏi đám đông. Mẹ nó cũng giàn giụa.

Giờ thì Hà Nội sặc sỡ sắc màu quảng cáo bánh trước Tết Trung thu cả tháng trời. Hàng trăm thương hiệu thật giả lẫn lộn làm người mua ở xa đến khó lòng chọn lựa. Người ta theo cách suy luận an toàn mua bánh của những thương hiệu lớn. Thương hiệu lớn cho bánh Trung thu ở Hà Nội là một sai lầm. Những thứ ấy sản xuất bằng máy móc dây chuyền công nghiệp không bao giờ giống thật dù không phải là đồ giả. Những bánh nướng bánh dẻo cắt ra thấy nhân xay nhuyễn như cục đất sét nhọ nhem quện dính rất mất cảm tình. Đủ tất cả mười vị mà không thể gọi là bánh nhân thập cẩm là vì thế. Là cứ vấn vị thế thôi chứ tôi phải ăn kiêng đã sáu năm rồi. Không ăn bánh mà cứ phán bừa chẳng trách có nhà văn gọi đám “cao bồi già” Hà Nội là khung khiêng ẩm thực.

Đỗ Phấn

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Đồng Nai: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa công trình kiến trúc “nhà lầu ông Phủ”

    (Xây dựng) - Liên quan biệt thự “nhà lầu ông Phủ” có nguy cơ bị đập bỏ khi thi công dự án đường ven sông Đồng Nai được dư luận quan tâm trong những ngày qua, sau khi nghe các đơn vị liên quan báo cáo, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai quyết định giữ lại công trình cổ 100 năm tuổi này để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc.

    09:44 | 28/09/2024
  • “Gieo mầm Thiện tâm” - Nơi gặp gỡ của những trái tim vì cộng đồng

    (Xây dựng) - Đêm nhạc “Gieo mầm Thiện tâm”, do Vingroup và SpaceSpeakers Label đồng tổ chức vào ngày 29/9 tại Vinhomes Ocean Park 2, đang nhận được sự quan tâm và ủng hộ rộng rãi từ cộng đồng và các nhà hảo tâm. Ngoài ý nghĩa nhân văn của một chương trình thiện nguyện, sự kiện còn thu hút khi có sự góp mặt của hơn 20 nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam, mang tới nhiều phần trình diễn lần đầu tiên ra mắt công chúng.

    05:37 | 27/09/2024
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024

    (Xây dựng) - Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 25 năm Hà Nội được Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”, Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” do UBND Thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ chức với sự tham gia của hơn 30 nhà xuất bản, doanh nghiệp phát hành sách trong cả nước, sẽ mang lại không gian văn hóa đọc và nhiều chương trình giao lưu, trải nghiệm sách hấp dẫn.

    17:17 | 26/09/2024
  • Vĩnh Phúc: Độc đáo kiến trúc nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam

    (Xây dựng) - Nhà thờ tổ họ Bùi tọa lạc tại phường Xuân Hòa, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là nhà thờ tổ lớn nhất Việt Nam với diện tích 35.000m2, tổng kinh phí xây dựng lên tới 208 tỷ đồng.

    11:43 | 26/09/2024
  • Đồng Nai: Cần đầu tư thêm thiết chế văn hóa phục vụ cộng đồng

    (Xây dựng) - Biên Hòa, một đô thị lớn nhưng còn thiếu nhiều thiết chế văn hóa như: Nhà hát, trung tâm văn hóa, nhà tang lễ, quảng trường, sân vận động vẫn chưa được đầu tư xây dựng hoặc đã được xây dựng nhưng chưa xứng tầm quy mô. Sở Xây dựng mới đây đã đề xuất tỉnh “nhà” cần đầu tư thêm một số công trình văn hóa phục vụ tinh thần cho người dân như: Quảng trường Thành cổ, quảng trường Sông Phố.

    10:34 | 26/09/2024
  • Ninh Bình: Phát triển đô thị di sản không quên bảo tồn nhà ở truyền thống trong vùng lõi danh thắng Tràng An

    (Xây dựng) – Trong thời gian tới, thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư sẽ sáp nhập trở thành thành phố Hoa Lư. Với gần 30% diện tích là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đây sẽ là một đô thị di sản năng động và phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển đô thị di sản, Ninh Bình đang triển khai nhiệm vụ bảo tồn những giá trị đặc trưng trong lối kiến trúc xây dựng tại vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An.

    11:20 | 25/09/2024
  • Hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

    (Xây dựng) - Từ năm 1993, sau khi Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO đưa vào danh mục Di sản văn hóa thế giới, công tác bảo tồn, tu bổ đã được tập trung triển khai và thu được những kết quả tốt, diện mạo Quần thể Di tích ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, phát huy giá trị của di sản.

    14:41 | 24/09/2024
  • Những tác phẩm của Bác Hồ được công nhận là bảo vật quốc gia

    Năm tác phẩm "Đường Kách mệnh," "Nhật ký trong tù," Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước và Di chúc của Bác Hồ được công nhận là bảo vật quốc gia.

    14:40 | 24/09/2024
  • Đà Nẵng: Tổ chức Chương trình nghệ thuật gây quỹ ủng hộ đồng bào miền Bắc

    (Xây dựng) - Trước những mất mát to lớn mà cơn bão số 3 đã gây ra tại các tỉnh miền Bắc, Hội Sự kiện thành phố phối hợp, đồng hành cùng các đơn vị sự kiện, các nghệ sĩ Đà Nẵng, nghệ sĩ khách mời tổ chức Chương trình nghệ thuật gây quỹ ủng hộ đồng bào miền Bắc bão lũ 2024 với chủ đề "Đà Nẵng tình người”.

    22:44 | 23/09/2024
  • Festival Thu Hà Nội 2024 thu hút hơn 50.000 lượt du khách, quyên góp 288 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị lũ lụt

    (Xây dựng) - Sau 4 ngày diễn ra từ 19-22/9, Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 đã khép lại với nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân Thủ đô và du khách. Sự kiện đã tái hiện những ký ức lịch sử hào hùng của dân tộc, mang đến cho du khách một Hà Nội đầy sức sống, đổi mới và sáng tạo qua các hoạt động nghệ thuật đặc sắc.

    20:03 | 23/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load