Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 10/10/2024 11:59 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Pháp luật /

Một số góp ý dự thảo Luật Tài nguyên nước

23:12 | 01/01/2023

(Xây dựng) - Qua gần 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 (Luật TNN 2012) đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước; tài nguyên nước được quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững hơn. Trên cơ sở các quy định của Luật, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương đã ban hành nhiều văn bản quy định chi tiết thi hành Luật; các Bộ, ban, ngành, các cấp chính quyền địa phương tích cực triển khai thi hành Luật, các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Mặc dù đã tạo lập hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong xã hội, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động của các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân và người dân về bảo vệ tài nguyên nước. Tuy nhiên, một số tồn tại, hạn chế cũng đã bộc lộ trong quá trình triển khai cần thiết phải sửa đổi, bổ sung để bảo đảm phù hợp với thực tế, nâng cao hơn nữa hiệu quả hiệu lực, tháo gỡ khó khăn… Việc nghiên cứu sửa đổi và ban hành mới là rất cần thiết.

Một số góp ý dự thảo Luật Tài nguyên nước
Ảnh minh họa (nguồn: TL).

Dự thảo Luật lần này có 10 Chương và 87 Điều, so với Luật TNN 2012 số chương giữ nguyên và có tăng thêm 8 Điều (có bãi bỏ nội dung không còn phù hợp và cập nhật, bổ sung nội dung mới). Số lượng các điều, khoản giao cho Chính phủ/Bộ phải hướng dẫn khá phù hợp. Nhiều nội dung bổ sung mới hoặc quy định rõ ràng hơn như: Điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu; Quy hoạch về tài nguyên nước; Bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia, an ninh nước cho sinh hoạt; Cơ chế, chính sách mới đề xuất nhằm tạo điều kiện thuận lợi, thu hút, khuyến khích các nguồn lực xã hội (nguồn lực về tài chính, con người, công nghệ) của các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị - xã hội tham gia thực hiện các hoạt động có liên quan đến tài nguyên nước; Thẩm quyền, trách nhiệm của từng Bộ, ngành, địa phương trong quản lý nguồn nước, quản lý hoạt động khai thác, quản lý hệ thống cấp nước, xử lý nước thải được quy định rõ ràng hơn… Nhìn tổng quát lần này, dự thảo Luật khá chất lượng và mang tính khả thi.

Cụ thể, nhằm hoàn thiện từng bước dự thảo Luật sau khi nghiên cứu, so sánh với Luật TNN 2012 và những quy định được đề xuất trong dự thảo, một số ý kiến góp ý tập trung vào các nội dung như sau:

Phạm vi điều chỉnh của Luật: Nước dưới đất… không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này. Trong Luật TNN 2012 cũng quy định như vậy. Tuy nhiên trong dự thảo tại rất nhiều điều lại quy định nội dung quản lý có liên quan đến Nước dưới đất từ Xả thải; Khai thác; Bảo vệ; Bổ sung; Thăm dò, hành nghề; Cấp phép… (tại các điều 11, 28 2, 5, 64…) rõ ràng không thống nhất nếu không thuộc phạm vi điều chỉnh nên rà soát lại và loại bỏ - tuy nhiên theo người góp ý nên bổ sung nếu còn thiếu và Nước dưới đất nên được điều chỉnh bởi Luật này.

Giải thích thuật ngữ: Theo khoản 1 Điều 3 về Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất…Nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường có được xem là một loại tài nguyên không, nếu là tài nguyên cũng nên bổ sung hoặc có quy định cho loại tài nguyên này.

Quy hoạch về tài nguyên nước: Trong dự thảo Luật đã quy định mới, bổ sung hoặc làm rõ về lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh, công bố và tổ chức thực hiện Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh…Tuy nhiên Quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia…đã được quy định trong Luật Quy hoạch 2017 và cũng được quy định lần này tại dự thảo nhưng chỉ nhắc tên không quy định cụ thể về căn cứ, nội dung nhiệm vụ, nội dung quy hoạch và trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh, công bố và tổ chức thực hiện Quy hoạch… Đề nghị cần bổ sung làm rõ tại dự thảo Luật.

Liên quan đến Điều 27 về Dòng chảy tối thiểu: Đây là một nội dung mới và theo quy định tại khoản 2 Điều 27 thì Dòng chảy tối thiểu là căn cứ, cơ sở để xem xét trong quá trình thẩm định, quyết định nhiều nhiệm vụ quan trọng ví dụ Quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành; Quy trình vận hành hồ chứa…Cấp giấy phép… như vậy việc xác định Dòng chảy tối thiểu phải triển khai làm trước…Tuy nhiên, trong dự thảo không quy định thời gian nào phải làm, phải xong và thời gian công bố…cũng như các phương pháp, các công cụ, các tiêu chuẩn, quy chuẩn có liên quan đến việc xác định (dòng chảy ở mức bao nhiêu được gọi là thấp nhất tại các sông suối liên quốc gia, liên tỉnh, nội tỉnh, hồ chứa, đập dâng…). Nếu không có hoặc chưa xác định được liệu Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, quy hoạch tỉnh và nhiều quy hoạch khác có phê duyệt được không? Vì vậy cần cân nhắc quy định tại Điều 27 này. Cũng nên rà soát về Ngưỡng khai thác nước dưới đất (Điều 28) cũng có một số nội dung tương tự.

Giấy phép/Đăng ký: Có rất nhiều loại giấy phép và tên gọi khác nhau như: (1) Giấy phép tài nguyên nước; (2) Giấy phép về tài nguyên nước; (3) Giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước; (4) Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; (5) Giấy phép thăm dò nước dưới đất; (6) Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; (7) Đăng ký tài nguyên nước (Điều 9) và (8) Đăng ký khai thác, sử dụng nước và chấp thuận sử dụng mặt nước, các hoạt động thuộc phạm vi lòng, bờ, bãi sông, hồ (Điều 81)…

Đề nghị rà soát lại sự trùng lặp hoặc thống nhất giữa các giấy phép, đăng ký (tên gọi, nội dung…) mặt khác phải quy định cụ thể rõ ràng cho từng loại giấy phép bao gồm: Đối tượng phải có giấy phép; Nội dung giấy phép; Thẩm quyền cấp giấy phép; Hồ sơ trình tự, thủ tục cấp giấy phép; Cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, tước quyền, thu hồi; Phí, lệ phí cấp; Quyền, trách nhiệm người được cấp và Trách nhiệm cơ quan cấp… kể cả Đăng ký quy định tại Điều 9 và 81. Các quy định này phải được quy định trong Luật này không nên chỉ quy định như tại Điều 81 của dự thảo (nên bỏ điều này) – Ở đây cần có sự công khai, minh bạch tại Luật này nếu không cụ thể rất dễ dẫn đến tiêu cực (không nên chờ Bộ hay Chính phủ quy định).

Những quy định khác: Đánh giá khả năng chịu tải của nguồn nước (tại điểm d, khoản 3 Điều 13) của dự thảo Luật này với quy định về Đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt theo khoản 2 Điều 8 Luật BVMT 2020 có mối quan hệ gì với nhau và có thể kết hợp?

Tại điểm b khoản 2 Điều 46 cần quy định cụ thể về quy mô không nên chung chung quy định mơ hồ về quy mô nhỏ (bao nhiêu được gọi là nhỏ).

Một số nội dung mang tính kỹ thuật chuyên ngành nên để cho các Luật chuyên ngành quy định ( Luật Thủy lợi hoặc Luật Cấp, thoát nước) có lẽ đầy đủ và toàn diện hơn như quy định về Hồ chứa, đập dâng... (Điều 55) hoặc sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả (Mục 3)… Luật này tập trung vào Tài nguyên nước nếu có bổ sung sử dụng tiết kiệm hiệu quả về tài nguyên nước.

Quy định tại khoản 7 Điều 62: Cần phải cụ thể hơn không chung chung như vậy ví dụ trong quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch thoát nước áp dụng các giải pháp về tạo không gian thu, trữ nước, tạo cảnh quan… và quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt chẵng lẽ khi thực hiện phải xin ý kiến của cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên nước? Không hợp lý và không nên quy định việc này.

Khoản 9 Điều 62: Giao cho Bộ Xây dựng không rõ ràng có lẽ chỉ cần quy định: “Bộ Xây dựng căn cứ chức năng nhiệm vụ được Chính phủ giao Hướng dẫn quy định về quản lý thoát nước mưa và chống ngập cho đô thị, các khu dân cư nông thôn tập trung, các khu công nghiệp…” là đủ.

PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng)
Th.S Phạm Ngọc Chính, Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng)

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load