Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ ba 24/09/2024 06:54 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Lửa thử vàng, gian nan thử sức

13:48 | 04/08/2022

(Xây dựng) – Với DN sản xuất xi măng, đây là giai đoạn khó khăn chồng chất, áp lực từ việc tăng giá và thiếu nguồn cung ứng than; cộng giá nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào tăng; trong khi tiêu thụ, ở cả nội địa và xuất khẩu, đều giảm.

lua thu vang gian nan thu suc
Cảng xuất hàng Công ty Xi măng Hoàng Thạch.

Tiêu thụ nội địa giảm

Hiện cả nước có 87 dây chuyền sản xuất, với tổng công suất 105 triệu tấn; dự kiến, năm 2022 sẽ có thêm 3 dây chuyền mới đi vào vận hành, với công suất 8,8 triệu tấn. Thời gian qua, một số nhà máy đã cải tạo chiều sâu, tăng năng suất, tổng lượng sản xuất lên đến gần 110 triệu tấn, thị trường xi măng cung vượt cầu, nay thêm khốc liệt hơn.

Theo Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), trong tháng 7/2022, ước tiêu thụ sản phẩm xi măng chỉ đạt 5,95 triệu tấn, giảm 27% so với tháng 7/2021. Trong đó, tiêu thụ trong nước khoảng 4,85 triệu tấn (VICEM tiêu thụ khoảng 1,75 triệu tấn). Tính chung trong 7 tháng năm 2022, ước tiêu thụ sản phẩm xi măng đạt 54,99 triệu tấn, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó, tiêu thụ trong nước khoảng 36,84 triệu tấn, giảm 3% cùng kỳ năm 2021.

Hiện tồn kho cả nước 7 tháng năm 2022 khoảng 5,9 triệu tấn, tương đương từ 25 - 30 ngày sản xuất, chủ yếu là clinker.

Theo các chuyên gia, tiêu thụ xi măng nội địa giảm do xây dựng dân dụng giảm, tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn NSNN lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 30/6 là 148.836,03 tỷ đồng, đạt 25,18% kế hoạch và đạt 27,46% kế hoạch Thủ tướng giao; ước thanh toán từ đầu năm đến 31/7 là 186.848,16 tỷ đồng, đạt 31,61% kế hoạch, đạt 34,47% kế hoạch Thủ tướng giao, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2021 (36,71%).

Với ngành Xi măng, “điểm rơi” tiêu thụ diễn ra vào Tết Nguyên đán và mùa mưa. Bước vào mùa mưa và tháng 7 âm lịch nên người dân ít khởi công xây dựng thời điểm này. Năm nay, giá bán xi măng và các nguyên vật liệu, đặc biệt là giá thép tăng mạnh nên nhiều người dân chọn lùi thời điểm xây nhà, đợi giá nguyên vật liệu hạ nhiệt. Do đó, tiêu thụ xi măng trong dân ảnh hưởng đáng kể.

Xuất khẩu khó khăn

Thị trường tiêu thụ nội địa không khả quan nhưng thị trường xuất khẩu xi măng còn “ảm đạm” hơn, khi tháng 7/2022 xuất khẩu ước đạt 1,1 triệu tấn, đưa con số xuất khẩu 7 tháng lên 18,15 triệu tấn, giảm 30% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong 10 thị trường xuất khẩu xi măng của Việt Nam thì Trung Quốc, Philippines - 2 thị trường xuất khẩu xi măng, clinker chính - đều có mức sụt giảm đáng kể. Cụ thể, tháng 4 lượng xi măng xuất sang thị trường Trung Quốc đạt 1.221.564 tấn; đến tháng 5 sụt giảm chỉ còn 205.165 tấn; và tháng 6 chỉ còn 79.930 tấn. Nguyên nhân được xác định, do Trung Quốc duy trì chính sách Zero-Covid, thị trường BĐS suy giảm khiến sản lượng tiêu thụ xi măng tại Trung Quốc giảm mạnh. Là thị trường xuất khẩu xi măng lớn thứ 2 chỉ sau Trung Quốc, Philippines giảm nhập khẩu xi măng Việt Nam do vận tải biển khó khăn và giá cước tăng cao. Tháng 4, xuất khẩu xi măng sang Philippines đạt 934.307 tấn; tháng 5 con số này giảm còn 512.152 tấn; đến tháng 6 là 538.083 tấn.

Càng sản xuất càng lỗ

Tiêu thụ giảm, xuất khẩu giảm; cộng với khó khăn do giá nguyên nhiên liệu đầu vào tăng cao, nhất là giá than tăng đột biến và khan hiếm, đã đẩy các DN sản xuất xi măng vào tình cảnh gian nan. Một quy luật tất yếu của thị trường; trong khó khăn chung, DN nào lớn, dây chuyền công nghệ hiện đại, tái cơ cấu và đổi mới sản xuất kinh doanh, tài chính vững thì DN đó thắng; DN nhỏ, công nghệ lạc hậu, tài chính yếu sẽ bị đào thải khỏi thị trường.

Theo TS Nguyễn Quang Cung - Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam, giá than tăng cao cộng giá nguyên nhiên liệu đầu vào tăng, đã khiến giá thành sản xuất xi măng tăng cao, lên đến hơn 1 triệu đồng/tấn. Nhiều DN càng sản xuất càng lỗ nên đã chủ động giảm sản lượng hoặc chủ động dừng sản xuất.

Để ngành Xi măng phát triển xanh, bền vững; xu hướng thế giới là thành lập các tập đoàn lớn đủ mạnh, giảm các đầu mối nhà máy nhỏ; ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là phát triển sản xuất theo mô hình kinh tế tuần hoàn, kiên quyết không đầu tư các nhà máy công suất nhỏ.

Tiêu thụ giảm, xuất khẩu giảm; cộng với khó khăn do giá nguyên nhiên liệu đầu vào tăng cao, nhất là giá than tăng đột biến và khan hiếm, đã đẩy các DN sản xuất xi măng vào tình cảnh gian nan.

Vũ Huyền

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam): Đấu giá mỏ cát rộng hơn 6ha

    (Xây dựng) – Mỏ cát với diện tích 6,04ha tại điểm mỏ ĐB2B, xã Điện Thọ sẽ được UBND thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) phối hợp với Công ty đấu giá Hợp danh Hòa Thuận tổ chức vào ngày 18/10.

    10:19 | 21/09/2024
  • Bến Tre: Tiến trình và giải pháp tháo gỡ khó khăn khai thác một số mỏ cát

    (Xây dựng) - Mới đây, tại Phiên họp thứ 14 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình và dự án quan trọng quốc gia, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Cảnh đã có những phát biểu quan trọng liên quan đến tiến trình khai thác các mỏ cát trên địa bàn tỉnh và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thời gian tới.

    09:26 | 21/09/2024
  • An Giang: Khảo sát tình hình quản lý, khai thác cát trên địa bàn tỉnh

    (Xây dựng) - Ngày 19/9, Đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy dẫn đầu đã tiến hành khảo sát nhằm đánh giá thực trạng quản lý và khai thác khoáng sản cát sông trên địa bàn tỉnh An Giang.

    09:17 | 21/09/2024
  • Bài 3: Vẫn cần thêm các giải pháp đồng bộ

    (Xây dựng) – Mặc dù thị trường vật liệu xanh đã có sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, nhưng thực tế vẫn còn tồn tại không ít rào cản, thách thức, đòi hỏi phải thực hiện những giải pháp đồng bộ từ Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các chủ thể liên quan.

    19:04 | 20/09/2024
  • Bài 2: Lấy công nghệ xanh làm trục cốt lõi, sản xuất xanh làm kim chỉ nam

    (Xây dựng) - Với slogan “Tiên phong công nghệ xanh”, 14 năm qua, Tổng Công ty Viglacera - CTCP đang dần hiện thực hóa khát khao chuyển đổi xanh ngành sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) Việt Nam. Các nhà máy sản xuất bê tông khí chưng áp, kính xây dựng, sứ vệ sinh, sen vòi, đá nung kết… của Viglacera đều có một điểm chung trong trục cốt lõi là ứng dụng công nghệ xanh trong sản xuất, tạo nên “dây chuyền xanh” khép kín, từ nguồn nguyên liệu đầu vào cho đến quy trình sản xuất…

    16:07 | 20/09/2024
  • Bài 2: Tiềm năng phát triển vật liệu xanh còn rất lớn

    (Xây dựng) – Thị trường vật liệu xanh đã phát triển mạnh trong thời gian qua nhờ các điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá tiềm năng phát triển vật liệu xanh tại Việt Nam vẫn còn rất lớn.

    16:03 | 20/09/2024
  • Bài 3: Xanh hóa ngành Vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) - Cùng với sự phát triển chung của đất nước, trong những năm qua, ngành Vật liệu xây dựng (VLXD) đã không ngừng đầu tư, đổi mới và phát triển. Các dây chuyền sản xuất theo công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, tiêu tốn nhiên liệu, nguyên liệu, khoáng sản, hiệu quả thấp, gây ô nhiễm môi trường dần được thay thế. Phát triển VLXD đã từng bước được chú trọng hơn theo hướng phát triển bền vững, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường.

    16:00 | 20/09/2024
  • Bài 1: Đòn bẩy từ chính sách

    (Xây dựng) – Trong những năm gần đây, việc phát triển công trình xanh tại Việt Nam đã có những bước đột phá lớn. Để có được sự phát triển nhanh chóng như vậy, không thể không nhắc đến vai trò của vật liệu xanh, nền tảng quan trọng để xây dựng lên những công trình xanh.

    14:25 | 20/09/2024
  • Bài 2: Carboncor Asphalt - giải pháp góp phần đưa ngành Xây dựng phát thải ròng bằng “0”

    (Xây dựng) - Theo thống kê, các công trình xây dựng sử dụng khoảng 40% nguồn năng lượng, chiếm 50% lượng phát thải, tạo ra 33% lượng khí thải carbon và 40% chất thải rắn xây dựng. Những số liệu cho thấy, trước sức ép của môi trường, việc phát triển vật liệu xanh đang trở thành xu thế tất yếu, mục tiêu không thể trì hoãn của ngành Xây dựng trước cam kết mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 của nước ta tại Hội nghị Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26).

    11:00 | 20/09/2024
  • Chiến lược chinh phục thị trường sơn Việt: Nhất chất lượng, nhì sát cánh cùng đại lý

    (Xây dựng) - Có mặt tại Việt Nam từ năm 1994, Maxilite từ Dulux đã trở thành thương hiệu sơn gắn liền với nhiều thế hệ thầu thợ và hàng triệu gia đình Việt. Trong hành trình ba thập kỷ đó, dấu ấn của thương hiệu không chỉ nằm ở những sản phẩm chất lượng mà còn ở hành trình đồng hành cùng các đại lý, từ đó tạo dựng nên một cái tên dẫn đầu trong phân khúc sơn trung cấp tại thị trường Việt Nam.

    10:32 | 20/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load