Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 13/10/2024 08:25 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Long Biên (Hà Nội): Dự án Eco Smart City Cổ Linh rao bán khi chưa có giấy phép xây dựng, rủi ro đẩy về phía khách hàng

10:47 | 16/06/2021

(Xây dựng) – Theo thông tin phóng viên Báo điện tử Xây dựng, đến thời điểm hiện tại, Sở Xây dựng Hà Nội chưa nhận được văn bản, hồ sơ nào liên quan đến việc cấp giấy phép xây dựng đối với các Dự án Eco Smart Cổ Linh.

long bien ha noi du an eco smart city co linh rao ban khi chua co giay phep xay dung rui ro day ve phia khach hang
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Dự án Eco smart Cổ Linh chưa được phép rao bán và thực hiện các giao dịch liên quan đến mua bán.

Như Báo điện tử Xây dựng đã thông tin tại bài viết trước, Eco Smart City Cổ Linh là dự án căn hộ chung cư cao cấp, tọa lạc tại vị trí đắc địa nằm ngay tại đường Cổ Linh thuộc quận Long Biên. Dự án có tổng diện tích khoảng 13,000 m2, được quy hoạch xây dựng bao gồm 6 block cao 16 tầng với hơn 1000 căn hộ cao cấp, diện tích khoảng từ 40-77m2. Giá bán khởi điểm dự kiến trong khoảng 43 – 53 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 1,9-3,4 tỷ/căn hộ (Giá bán tính theo diện tích thông thủy + đã bao gồm VAT).

Theo ghi nhận của phóng viên Báo điện tử Xây dựng, tại Dự án Eco Smart City Cổ Linh hiện chỉ là bãi đất trống, cỏ mọc um tùm, xung quanh được rào chắn kỹ lưỡng, đồng thời dựng biển bảng quảng cáo về dự án, mặt bằng căn hộ, tiện ích… mà chưa hề có hoạt động thi công xây dựng nào.

Tuy nhiên, trên các trang mạng, hoạt động quảng cáo, giới thiệu dự án đã diễn ra rầm rộ. Thậm chí, để lách luật huy động vốn, ngày 9/4/2021, Công ty TNHH Thiên Hương còn ký văn bản công bố Chính sách bán hàng Dự án Eco Smart City Long Biên chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 đặt cọc 100 triệu đồng; giai đoạn 2 ký Hợp đồng đảm bảo và khách hàng nộp 20% tổng giá trị sản phẩm bao gồm cả VAT (được hiểu là giai đoạn chủ đầu tư đang trong quá trình làm thủ tục pháp lý cho dự án, chưa đủ điều kiện để bán, huy động vốn- PV); giai đoạn 3 là Hợp đồng mua bán khi đã đủ điều kiện mua bán căn hộ và khách hàng phải nộp 70% còn lại. Theo dự kiến của chủ đầu tư, đến quý I/2022 dự án mới xong phần móng, đủ điều kiện để ký hợp đồng mua bán với khách hàng. Vậy nhưng, theo một số nhân viên tư vấn của sàn bất động sản thì từ khoảng tháng 6-8 này, chủ đầu tư sẽ bắt đầu ký Hợp đồng đảm bảo với khách hàng để huy động vốn và giữ chỗ căn hộ.

Liên quan đến việc này, theo nguồn tin phóng viên Báo điện tử Xây dựng nắm được, đến thời điểm hiện tại, Sở Xây dựng Hà Nội chưa nhận được văn bản, hồ sơ nào liên quan đến việc cấp giấy phép xây dựng đối với các Dự án Eco Smart Cổ Linh. Sở Xây dựng cũng chưa nhận được văn bản, hồ sơ nào liên quan đến việc nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các dự án trên, cũng như văn bản của chủ đầu tư đề nghị xác nhận nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện đưa vào kinh doanh.

Theo các chuyên gia bất động sản, đây là một trong những hình thức dự án “bán lúa non” để huy động vốn. Bản thân khách hàng khi đầu tư vào những dự án kiểu này nên tìm hiểu kỹ thông tin về dự án.

Chia sẻ với phóng viên quy định của pháp luật về điều kiện huy động vốn trong kinh doanh Bất động sản, Luật sư Lê Hữu Linh – Giám đốc Công ty Luật TNHH ATOZ cho rằng: Điều 69 Luật nhà ở; Khoản 1 Điều 55 Luật kinh doanh bất động sản; Điều 19 của Nghị Định 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ; và Điều 9 của Thông tư số 19/2016/TT-BXD của Bộ xây dựng đã quy định: Nếu chủ đầu tư ký hợp đồng huy động vốn để phát triển nhà ở thì phải có biên bản nghiệm thu hoàn thành xong phần móng (đối với nhà chung cư/nhà hỗn hợp) hoặc phải có biên bản nghiệm thu về việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng tương ứng theo tiến độ dự án (đối với nhà ở liền kề/thấp tầng) và chủ đầu tư phải nộp hồ sơ hợp lệ đề nghị Sở Xây dựng chấp thuận được phép bán và phải có thông báo đủ điều kiện bán của Sở Xây dựng hoặc hết thời hạn mà Sở Xây dựng không trả lời thì mới được phép bán.

Việc chủ đầu tư ký hợp đồng đảm bảo để huy động vốn mà chủ đầu tư chưa thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết, chưa thi công xong phần móng, chưa được Sở xây dựng chấp thuận cho phép huy động vốn theo quy định là trái pháp luật, khi đó khách hàng xuống tiền đặt cọc, mua bán, sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, hệ lụy khôn lường.

Trong đó, rủi ro lớn nhất là về năng lực tài chính chủ đầu tư, rủi ro về trục trặc pháp lý và rủi ro về tiến độ dự án. Còn về phía khách hàng, khi “xuống tiền” ở những dự án như thế này nếu xảy ra tranh chấp thì khách hàng chính là người “cầm dao đằng lưỡi”.

Để khách quan thông tin sự việc, ngày 2/6/2021, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã liên hệ đặt lịch làm việc với Công ty TNHH Thiên Hương – Chủ đầu tư dự án. Nhưng đến nay, Báo điện tử Xây dựng vẫn chưa nhận được thông tin phản hồi.

Trước những dấu hiệu “huy động vốn” trái phép tại Dự án Eco Smart Cổ Linh, đề nghị các cơ quan chức năng liên quan nhanh chóng vào cuộc kiểm tra, xử lý nghiêm những vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật. Báo điện tử Xây dựng sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tin đến bạn đọc.

Khánh An – Đỗ Quang – Tuấn Nghĩa

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load