Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 20/09/2024 06:50 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Lệ Thủy - Quảng Bình: “Chuyển mình” mạnh mẽ

21:08 | 03/01/2023

(Xây dựng) - Quá trình đổi mới và hội nhập ngày càng sâu rộng, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đang có sự chuyển biến mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội. Kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng, diện mạo từ vùng nông thôn tới thị tứ, thị trấn được xây dựng khang trang. Đời sống Nhân dân không ngừng cải thiện.

Lệ Thủy - Quảng Bình: “Chuyển mình” mạnh mẽ
Tích cực đầu tư hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Tích cực phát triển hạ tầng

Với xuất phát điểm thấp, huyện Lệ Thủy luôn xác định việc huy động tổng hợp các nguồn vốn (Trung ương, tỉnh, hỗ trợ, tài trợ) để xây dựng kết cấu hạ tầng là nhiệm vụ then chốt, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Trong 10 năm qua, huyện đã huy động hơn 2.000 tỷ đồng cho xây dựng kết cấu hạ tầng từ thị trấn tới khu vực vùng sâu, vùng xa. Năm 2021 - 2022 dự ước huy động được 300 tỷ đồng.

Nhờ các nguồn lực này, nhiều công trình quan trọng của huyện như cầu Phong Liên, Phong Xuân, chợ Tréo, kè sông Kiến Giang, hệ thống kênh thủy lợi, hệ thống đường giao thông liên xã, giao thông nông thôn được đầu tư xây dựng hoặc nâng cấp, cải tạo. Các công trình hạ tầng kỹ thuật khác cũng được quan tâm, đầu tư đồng bộ.

Từ những nền tảng này, huyện Lệ Thủy đã và đang tập trung tạo điều kiện thu hút DN đầu tư mạnh mẽ vào mảng công nghiệp xanh và du lịch sinh thái... Để đồng hành cùng các DN, nhà đầu tư, huyện đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: Cải thiện chất lượng cung cấp thông tin; đơn giản hóa các thủ tục hành chính.

Ông Trần Công Thoán - Chủ tịch UBND thị trấn Kiến Giang (huyện Lệ Thủy) cho biết: Với lợi thế về quỹ đất có thể sản xuất nông nghiệp lớn, lại là khu vực đô thị huyện lỵ, nên địa phương phát triển hài hòa, đan xen các lĩnh vực kinh tế gồm nông nghiệp - công nghiệp nhẹ - kinh doanh dịch vụ và xây dựng.

Đồng thời, huyện cũng có chính sách hỗ trợ người dân về vốn, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ. Nhờ đó, thu ngân sách của địa phương luôn đạt và vượt kế hoạch. Đời sống Nhân dân khu vực đô thị và nông thôn được cải thiện. Công cuộc chỉnh trang, kiến thiết đô thị được ưu tiên hàng đầu. Trong năm 2022, địa phương tiến hành cải tạo vỉa hè dọc sông Kiến Giang; di dời hạ tầng kỹ thuật cột điện trung thế, hạ thế; làm gọn gàng hệ thống cáp viễn thông; bố trí lại giao thông phù hợp ở các nút giao…

Du lịch, dịch vụ sẽ là khâu đột phá

Huyện Lệ Thủy xem phát triển dịch vụ, du lịch là một trong những hướng đi và lợi thế so sánh để phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần XXIV xác định: Tranh thủ các nguồn vốn, xúc tiến kêu gọi đầu tư các khu du lịch, các di tích lịch sử như Khu lăng mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Khu lưu niệm nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bàu Sen, Bãi tắm Tân Hải...

Phối hợp chỉ đạo sớm hoàn thành xây dựng các dự án Khu nghỉ dưỡng Bang, Di tích lịch sử chùa Hoằng Phúc; tăng cường giới thiệu, quảng bá truyền thống văn hóa đặc sắc của quê hương Lệ Thủy như hò khoan, lễ hội bơi - đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang để thu hút ngày càng đông khách du lịch, đưa du lịch - dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.

Cụ thể hóa nội dung này, UBND huyện Lệ Thủy đã tiến hành quy hoạch các điểm du lịch, dịch vụ để khai thác tiềm năng, lợi thế của huyện như: Khu du lịch nước suối khoáng Bang với khoảng 70 ha; Khu du lịch nghỉ dưỡng Bàu Sen 40 ha; Khu du lịch nghỉ dưỡng bãi tắm Tân Hải 120 ha; Khu lăng mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh quy mô 4,9 ha; Khu nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp quy mô 3,5 ha.

Qua các thời kỳ phát triển, Lệ Thủy đã tập trung nguồn lực để tiến hành quy hoạch đầu tư phát triển ngành du lịch và thu hút được một số DN: Tập đoàn Trường Thịnh đã đầu tư vào khu du lịch nghỉ dưỡng suối khoáng Bang, Công ty CP SPM Invest đã đầu tư vào Khu lăng mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Một số nhà đầu tư đã khảo sát các khu du lịch, dịch vụ như Bàu Sen và bãi tắm Tân Hải...

Ông Nguyễn Hữu Hán - Phó chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy, thẳng thắn nhìn nhận: Là huyện thuần nông, nguồn kinh phí còn eo hẹp nên Lệ Thuỷ rất mong muốn các nhà đầu tư có tâm huyết đến đầu tư, phát huy tiềm năng, lợi thế.

Bên cạnh đó, huyện sẽ xúc tiến việc kết hợp với các tuyến để xây dựng tour du lịch văn hóa liên tỉnh. Xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên được đào tạo chuyên sâu để có sự hiểu biết rộng về truyền thống quê hương và giao tiếp tốt với du khách.

Huyện sẽ tập trung chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư khi đến đầu tư và phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn huyện. Huyện sẽ đề xuất với UBND tỉnh Quảng Bình xem xét đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng liên quan theo chủ trương chung của tỉnh về xúc tiến đầu tư.

Anh Sơn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Bình: Sơ tán, di dời gần 1.000 hộ dân ra khỏi khu vực sạt lở

    (Xây dựng) - Để đảm bảo an toàn cho người dân do ảnh hưởng của bão số 4, tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương tổ chức sơ tán, di dời 852 hộ/2.995 khẩu ra khỏi khu vực sạt lở.

  • Văn Yên (Yên Bái): Gắn biển công trình chào mừng 60 năm thành lập huyện

    (Xây dựng) - Huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức gắn biển và đưa vào sử dụng công trình chào mừng 60 năm Ngày thành lập huyện.

  • Bắc Giang: Tiếp tục tập trung giải quyết, khắc phục hậu quả do bão số 3

    (Xây dựng) – Mới đây, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Công văn số 3366-CV/TU về việc tiếp tục giải quyết, khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa, lũ trên địa bàn.

  • Hà Tĩnh: Sẵn sàng phương án di dời hộ dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn

    (Xây dựng) - Trước tình hình bão số 4 ảnh hưởng gây mưa lớn, có nguy cơ ngập lụt cao, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đã sẵn sàng phương án di dời các hộ dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất ven sông, chân núi và hạ du các hồ chứa nước đến nơi an toàn.

  • Dáng núi trong điểm trường Thâm Luông

    (Xây dựng) - Được hoàn thành xây dựng vào năm 2023, mới đây, điểm trường Thâm Luông (Hà Giang) đã xuất sắc giành chiến thắng trong hạng mục Trường và Đại học của Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế IAA năm 2024 (International Architecture Awards 2024). Công trình chứa đựng câu chuyện ý nghĩa về kiến trúc “xanh” giữa núi rừng.

  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load