Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 12/10/2024 11:41 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh thị sát các điểm ngập nặng

15:38 | 02/11/2020

(Xây dựng) – Trước tình trạng ngập úng trên diện rộng, vừa qua, Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã đích thân đi thị sát nhiều điểm ngập nặng trên địa bàn để tiếp tục lên kế hoạch chống ngập cho thời gian tới.

lanh dao thanh pho ho chi minh thi sat cac diem ngap nang
Cả 2 lãnh đạo cao nhất của Thành phố Hồ Chí Minh đã xuống những nơi ngập nặng trên địa bàn.

Theo Số liệu của Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh, đầu năm 2008 trên địa bàn Thành phố có 126 tuyến đường trục chính bị ngập; đến năm 2016, còn 40 tuyến đường. Ước tính đến hết năm 2020, Thành phố sẽ giải quyết được 11/17 tuyến đường ngập nước và 14/23 tuyến đường ngập nước đã xử lý tạm bằng giải pháp cấp bách.

Đối với trường hợp ngập do triều có 9 tuyến đường trục chính ngập gồm 2 tuyến đường bị ngập nặng là đường Lương Định Của, Huỳnh Tấn Phát và 7 tuyến đường bị ngập nhẹ là đường Nguyễn Văn Hưởng, Xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 50, Lê Văn Lương, Trần Xuân Soạn, Tỉnh lộ 10, Đường 26.

Về các giải pháp và phương hướng thực hiện, theo ông Lê Hòa Bình – Giám đốc Sở Xây dựng, Thành phố cần nâng cao chất lượng quy hoạch, hiệu quả quản lý quy hoạch, trong đó cần tăng cường công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại đến hệ thống thoát nước, làm tắc nghẽn dòng chảy, gây ngập; triển khai quy chế, giải pháp liên kết giữa các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Ngoài ra cũng cần rà soát, bổ sung chính sách đủ mạnh để thu hút các nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo bước đột phá đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình giảm ngập; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hạ tầng thoát nước, xử lý nước thải.

Bên cạnh các vấn đề đã nêu cũng cần tập trung thực hiện các giải pháp, công trình trọng yếu để phục vụ giải quyết ngập. Tăng cường liên kết, hợp tác khoa học - công nghệ, nâng cao năng lực dự báo phục vụ công tác xóa, giảm ngập nước. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân.

lanh dao thanh pho ho chi minh thi sat cac diem ngap nang
1 công trình chống ngập trên địa bàn Thành phố đang thi công.

Chia sẻ vấn đề này, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thành Phong cho biết hiện nay, tình trạng ngập nước trên địa bàn có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do lũ đầu nguồn, mưa, triều, sụt lún, hệ thống thoát không đồng bộ, một số tuyến đường không có hệ thống thoát nước, công tác quản lý lỏng lẻo (cốt nền bất hợp lý), ý thức của người dân còn kém…

Để giải quyết tình trạng ngập nước trên địa bàn Thành phố, Chủ tịch Thành phố đề nghị các Sở, ngành, đơn vị chuyên môn phải thực hiện đồng bộ các giải pháp công trình và phi công trình, cũng như nghiên cứu xây dựng hệ thống đê dọc sông Sài Gòn. Bên cạnh đó, đơn vị chuyên ngành là Sở Xây dựng cần tham mưu các giải pháp công trình, phân kỳ bố trí vốn đầu tư hợp lý.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho rằng: Công tác phòng, chống ngập, giảm ngập nước là công việc thường xuyên của Thành phố. Nó cấp bách nhưng cũng mang tính lâu dài và đòi hỏi phải tập trung giải quyết.

Thời gian qua, Thành phố đã có chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiều việc cho chương trình giảm ngập nước trên địa bàn. Qua đó, đã đem lại một số kết quả, giúp giảm ngập nước ở một số nơi, nhưng có điểm đáng lưu ý là có một số nơi xuất hiện điểm ngập mới mà điểm ngập mới nằm ở địa hình cao như Thủ Đức.

“Do đó trong thời gian tới, Thành phố cần có những cuộc họp bàn kỹ hơn vì đây là vấn đề quan trọng, cấp bách để tập trung xử lý, nếu xử lý không giảm được ngay thì ít ra làm hết những việc đang làm hiện nay, những việc phải làm. Còn việc xử lý tình trạng ngập nước phải làm đồng bộ, phải có sức mạnh tổng hợp, chứ không chỉ đơn thuần xử lý cục bộ. Bởi lẽ, đây là việc lớn và vừa mang tính thực tiễn, khoa học, cơ sở khác để bàn. Hôm nay, tôi mong muốn các đồng chí cùng đi đến những địa điểm thực tế để mình tận mắt thấy được, chia sẻ với bà con và đặt ra trách nhiệm của mình phải làm thế nào để xử lý càng sớm, càng tốt. Bởi vì, theo dự báo thì tình hình bão, lũ đang diễn biến phức tạp. Nếu chúng ta không tập trung lo trước thì những sự việc đến sẽ trở tay không kịp”, ông Nên nhấn mạnh.

Thành Nam

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load