Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 07/09/2024 23:21 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Lạng Sơn: Khai mạc Lễ hội Chùa Tiên

18:44 | 08/02/2023

(Xây dựng) - Sáng 8/2 (tức ngày 18 tháng Giêng năm Quý Mão), UBND phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn đã long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Chùa Tiên năm Quý Mão 2023. Tham dự lễ hội có đồng chí Đoàn Thị Loan - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Lạng Sơn cùng các đồng chí lãnh đạo sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo thành phố Lạng Sơn, UBND phường Chi Lăng và đông đảo nhân dân, du khách thập phương.

Lạng Sơn: Khai mạc Lễ hội Chùa Tiên
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Chi Lăng Lê Thị Nhiên đánh trống khai hội.

Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Chi Lăng Lê Thị Nhiên nhấn mạnh, Chùa Tiên là một trong trấn doanh bát cảnh nằm trong động Song Tiên giữa lòng núi Đại Tượng. Trên vách đá trong động Song Tiên (Chùa Tiên) còn lưu bút của cụ Ngô Thì Sỹ trên vách đá nổi tiếng là bài thơ chữ Hán: Trấn Doanh Bát Cảnh, ngợi ca vẻ đẹp xứ Lạng. Bài thơ ca ngợi cảnh đẹp của 8 địa danh tại Lạng Sơn, trong đó có Chùa Tiên. Chùa có kiến trúc nằm sâu trong động đá, với 65 bậc đá uốn lượn. Phía trong chùa là những tòa thạch động cực kỳ huyền ảo, đẹp mắt với nhũ đá muôn hình sinh động như hình tượng tiên ông, đầu sư tử, dơi… khá độc đáo và kỳ lạ.

Cũng theo Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Chi Lăng Lê Thị Nhiên, có thể nói đây là không gian hang động vừa thiêng liêng kỳ ảo, vừa hoang sơ và đẹp mắt. Chùa Tiên ẩn chứa nhiều tín ngưỡng dân gian và thờ các anh hùng dân tộc, các vị tiên và các Thánh mẫu. Với mong muốn bày tỏ lòng biết ơn đến các vị tiên, thánh và các anh hùng, mong được sự che chở cho cuộc sống của dân làng luôn được bình an, ấm no, hạnh phúc. Hiện nay, di tích Chùa Tiên vẫn còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ có giá trị nghệ thuật rất cao. Đó là các tượng pháp, câu đối và bia đá cổ.

Lạng Sơn: Khai mạc Lễ hội Chùa Tiên
Chương trình biểu diễn nghệ thuật tại lễ hội.

Trải qua nhiều năm tháng nhưng Chùa Tiên, Giếng Tiên vẫn là một thắng cảnh đẹp, vừa là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân quanh vùng và khách thập phương thu hút rất nhiều du khách từ khắp nơi đến chiêm bái và thưởng ngoạn.

Bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ đá, thờ nguồn nước của các cư dân nông nghiệp. Vào dịp ngày 18 tháng Giêng hàng năm, lễ hội Chùa Tiên được tổ chức chu đáo và linh đình. Đây là một trong lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc, đông vui của người dân tỉnh Lạng Sơn, là dịp cho du khách đến thăm quan, chiêm bái, thưởng ngoạn, góp phần quảng bá văn hóa con người xứ Lạng đến đến với bạn bè du khách trong và ngoài tỉnh.

Lạng Sơn: Khai mạc Lễ hội Chùa Tiên
Chùa Tiên nơi du khách thập phương về dự hội, chiêm bái.

Di tích danh thắng Chùa Tiên - Giếng Tiên đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng xếp hạng Di tích quốc gia từ năm 1992. Từ đó đến nay luôn được các cấp, các ngành quan tâm và thường xuyên tu sửa, bảo quản giữ gìn giá trị di tích văn hóa, ngày càng đẹp hơn nhưng không làm mất đi cảnh quan của Di tích.

Lễ hội Chùa Tiên năm nay được tổ chức với hai phần: Phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm các nghi thức đánh trống khai hội, dâng hương lên chùa cầu cho một năm mới bình an, hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, người dân địa phương cũng như du khách gần xa còn có dịp ôn lại công đức tổ tiên, thể hiện lòng biết ơn các anh hùng dân tộc đã có công dựng nước và giữ nước. Phần hội gồm có các hoạt động vui chơi các trò chơi dân gian để du khách vừa đi trẩy hội vừa được vui các trò chơi truyền thống như: ô ăn quan, bịt mắt đập niêu, đẩy gậy, múa sạp, hát Sli, lượn, giao lưu văn nghệ giữa các câu lạc bộ…

Lạng Sơn: Khai mạc Lễ hội Chùa Tiên
Tiết mục biểu diễn tích Tiên Ông.

Lễ hội Chùa Tiên cũng là dịp để người dân xứ Lạng và du khách thập phương tụ hội, cùng nhau dâng hương tỏ tấm lòng thành biết ơn đến các vị thánh, tiên và các anh hùng dân tộc. Cầu mong tài lộc, may mắn và bình an cho gia đình và người thân.

Phượng Nguyễn

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Chung kết cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2024 sẽ diễn ra tại Hải Phòng

    (Xây dựng) – Đêm Bán kết (14/9) và Chung kết (21/9) Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2024 sẽ được tổ chức tại thành phố Hải Phòng.

    11:10 | 04/09/2024
  • Trình diễn “Tinh hoa võ thuật quốc tế” trên vùng đất võ Bình Định

    (Xây dựng) - Nằm trong khuôn khổ chương trình “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao – Tự hào bản sắc Việt” năm 2024 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức, tối 2/9, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Quy Nhơn đã diễn ra chương trình trình diễn “Tinh hoa võ thuật quốc tế”.

    09:04 | 03/09/2024
  • Lễ khánh thành Đài tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Đài tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng tại Sở Chỉ huy Quân khu 7, với tổng diện tích khuôn viên 2.150 mét vuông. Tượng Bác Hồ được đúc bằng đồng đỏ nguyên chất cao 7,9 mét; trọng lượng gần 15 tấn.

    18:33 | 02/09/2024
  • Hành trình về miền di sản Bắc Ninh dịp Quốc khánh 2/9

    (Xây dựng) – Nhân dịp Quốc khánh 2/9, nhiều người đã chọn rời xa thành phố xô bồ để về Bắc Ninh - vùng đất di sản yên bình gần Hà Nội, khám phá nét đẹp văn hóa độc đáo và tận hưởng những giây phút thư thái.

    14:18 | 02/09/2024
  • Bình Định: Tổ chức Lễ giỗ Hoàng đế Quang Trung

    (Xây dựng) – Sáng 1/9 (nhằm ngày 29/7 âm lịch), tại Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ giỗ Hoàng đế Quang Trung nhân kỷ niệm 232 năm Ngày mất của ông (1792 - 2024).

    20:23 | 01/09/2024
  • Kéo co bằng tre Hữu Chấp: Di sản văn hóa thế giới giữa lòng Kinh Bắc

    (Xây dựng) - Lễ hội kéo co bằng tre Hữu Chấp - một nét văn hóa độc đáo của người dân Bắc Ninh - Kinh Bắc mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, cầu mong mưa thuận gió hòa cho mùa màng bội thu. Đây cũng là dịp để cộng đồng gắn kết và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống quý báu thông qua việc sử dụng cây tre làm dây kéo - biểu tượng của làng quê Việt Nam.

    15:55 | 01/09/2024
  • Hạ Long: Tổ chức Lễ hội Khinh khí cầu năm 2024

    (Xây dựng) - Thiết thực chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh, 30 năm Ngày vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận lần đầu là Di sản thiên nhiên thế giới… thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã tổ chức Lễ hội Khinh khí cầu năm 2024.

    15:31 | 01/09/2024
  • Dinh thự gần 20.000m2 từng là nơi ở của 53 đời chúa đảo

    Dinh Chúa Đảo mang kiến trúc truyền thống của Pháp, bên trong vẫn giữ được nhiều hiện vật ngày xưa như các bộ bàn ghế, giường, kệ,...

    08:59 | 01/09/2024
  • Hải Phòng: Triển lãm hình ảnh, tư liệu “79 năm vang mãi hào khí Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9”

    (Xây dựng) - Từ ngày 29/8 đến ngày 7/9, Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh thành phố Hải Phòng tổ chức Triển lãm một số hình ảnh, tư liệu “79 năm vang mãi hào khí Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9” nhân Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám năm 1945 và Quốc khánh 2/9.

    20:41 | 31/08/2024
  • Những di tích đặc biệt ngay giữa lòng Hà Nội

    “Hà Nội 36 phố phường” với vẻ đẹp cổ kính xen lẫn hiện đại đã gieo lại nỗi nhớ nhung trong trái tim biết bao du khách. Cùng với quá trình đô thị hóa không ngừng diễn ra, ngay trong lòng Thủ đô vẫn còn đó nhiều di tích cổ xưa như những ngôi chùa, đền,... thu hút nhiều khách trong và ngoài nước ghé thăm.

    10:23 | 31/08/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load