Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ tư 25/09/2024 04:04 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Kon Tum: Động đất mạnh 3.6 độ richter xảy ra tại huyện Kon Plông

09:44 | 16/07/2024

(Xây dựng) - Chiều 14/7, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum xảy ra trận động đất mạnh, với cường độ 3.6 độ richter. Dù chưa có báo cáo thiệt hại về người và tài sản, trận động đất này đã gây ra rung lắc mạnh cho cư dân tại khu vực Kon Plông và các vùng lân cận.

Kon Tum: Động đất mạnh 3.6 độ richter xảy ra tại huyện Kon Plông
Động đất kích thích tại Kon Plông có thể tiếp tục kéo dài trong nhiều năm tới, tuy nhiên, khả năng vượt quá 5 độ richter là rất thấp. (Ảnh minh hoạ)

Theo thông báo từ Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu, trận động đất xảy ra vào lúc 15 giờ 21 phút 45 giây (giờ Hà Nội) ngày 14/7/2024. Tâm chấn nằm tại vị trí có tọa độ 14.809 độ vĩ Bắc và 108.185 độ kinh Đông, với độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1km. Khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp là huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Trung tâm đang tiếp tục theo dõi và xử lý số liệu liên quan đến trận động đất này.

Kon Tum đã trải qua hàng loạt các trận động đất trong vài năm gần đây, theo TS. Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu: Huyện Kon Plông, trong gần 3 năm qua, đã ghi nhận hàng trăm trận động đất, nhiều hơn gấp bội so với số lượng động đất trong hơn một thế kỷ trước. Trận động đất mạnh nhất ghi nhận được có độ lớn 4.7 độ richter, gây rung chấn cho một khu vực rộng lớn, bao gồm cả Đà Nẵng và một số tỉnh Nam Trung Bộ.

Các nhà khoa học của Viện Vật lý địa cầu nhận định rằng động đất tại Kon Plông là động đất kích thích, xảy ra do quá trình tích nước của hồ chứa thủy điện tác động lên hệ thống đứt gãy hoạt động bên dưới. Động đất kích thích thường xảy ra theo chu kỳ, có những thời điểm động đất xảy ra dồn dập và có thời kỳ yên tĩnh hơn, liên quan chặt chẽ đến quá trình vận hành và tích nước của hồ chứa thủy điện.

Động đất kích thích tại Kon Plông có thể tiếp tục kéo dài trong nhiều năm tới, tuy nhiên, khả năng vượt quá 5 độ richter là rất thấp. Viện Vật lý địa cầu hiện đang duy trì mạng lưới đài, trạm quan trắc địa chấn quốc gia với 40 trạm địa chấn, 4 trạm địa từ, 7 trạm định vị sét và vật lý khí quyển, 1 trạm quan trắc biến dạng vỏ Trái Đất, và 1 đài điện ly. Ngoài ra, Viện cũng duy trì 28 trạm quan sát động đất phục vụ quan trắc đánh giá an toàn đập thủy điện trên bậc thang sông Đà, 10 trạm ở khu vực Thuỷ điện Sông Tranh 2, Bắc Trà My, Quảng Nam, 10 trạm ở tỉnh Thừa Thiên Huế, và 8 trạm vật lý khí quyển khu vực Hà Nội.

TS. Nguyễn Xuân Anh cho biết, với thiết bị hiện đại và các công cụ xử lý số liệu tự động, việc định vị động đất có thể thực hiện trong khoảng 3-5 phút sau khi động đất xảy ra.

Thống kê động đất từ ngày 01/01 đến 10/7/2024, Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần đã ghi nhận được 142 trận động đất có độ lớn từ 2.5 đến 4.1 độ richter trên lãnh thổ và vùng biển Việt Nam. Trong đó, 24 trận động đất có độ lớn M ≥ 3.5 đã được thông báo đầy đủ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt, ngày 25/3/2024, một trận động đất mạnh 4 độ richter đã xảy ra tại khu vực huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội, gây rung lắc và lo lắng cho người dân.

Bá Tứ

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load