Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 17:52 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Kinh nghiệm phát triển đô thị chống chịu với biến đổi khí hậu

15:22 | 09/11/2023

(Xây dựng) - Tại Hội thảo chuyên đề “Phát triển đô thị thân thiện với môi trường và chống chịu biến đổi khí hậu”, các chuyên gia đã cùng nhau trao đổi kinh nghiệm để phát triển đô thị tại Việt Nam.

Kinh nghiệm phát triển đô thị chống chịu với biến đổi khí hậu
Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường Vũ Ngọc Anh phát biểu tại Hội thảo.

Tăng cường công tác quản trị đô thị tại địa phương

Theo cán bộ quản lý dự án Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) Mathilde Préault, hiện nay biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang gây ra nhiều hệ lụy tới các quốc gia và Việt Nam cũng không là ngoại lệ.

Để phòng chống thiên tai, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, chiến lược và chương trình liên quan, hướng tới kiểm soát, ứng phó với BĐKH và phát triển đô thị bền vững. Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng việc thích ứng với BĐKH trong quy hoạch và phát triển đô thị vẫn còn những hạn chế.

Kinh nghiệm phát triển đô thị chống chịu với biến đổi khí hậu
Cán bộ quản lý dự án Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) Mathilde Préault.

Thời gian tới, Việt Nam cần xây dựng thiết kế cơ sở hạ tầng kết hợp với các biện pháp phòng chống và kiểm soát thiên tai; lựa chọn phương án quy hoạch đô thị phù hợp với từng khu vực; phân tích toàn diện về tính dễ tổn thương của thành phố trong đó tính tới các kịch bản về BĐKH. Tùy thuộc vào thành phố và mức độ rủi ro thiên tai mà xác định các phương thức tiếp cận có tính bổ trợ và kết hợp.

Ngoài ra, cần nâng cao công tác quản trị tại địa phương, thành lập các đơn vị công trung gian có phạm vi hoạt động vượt ngoài các địa giới hành chính hiện tại.

Ứng dụng mô hình thành phố bọt biển cho đô thị

Trình bày tham luận tại Hội thảo, đại diện Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ), ông Patric Schlager cho biết: Hiện GIZ đang tiến hành Dự án thích ứng với BĐKH vùng Đồng bằng sông Cửu Long (MCRP) của Việt Nam, nhằm cải thiện công tác quản lý sử dụng đất, nước và rừng ngập mặn để phát triển bền vững khu vực.

Kinh nghiệm phát triển đô thị chống chịu với biến đổi khí hậu
Ông Patric Schlager - Đại diện Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ).

“GIZ đề xuất phương thức tiếp cận đổi mới trong quản lý ngập lụt đô thị, đó là tư duy đô thị như một miếng bọt biển lưu trữ và kiểm soát nước mưa. Các thành phố bọt biển mô phỏng vòng tuần hoàn của nước, phủ xanh mái của các tòa nhà. Trên đường phố là các vùng ngập nước, mương dẫn ven đường, thấm nước mưa và giữ lại làm mát đô thị”, ông Patric Schlager nói.

Để tạo nên một thành phố bọt biển, cần phải có sự kết hợp các hệ thống thoát nước mưa đô thị theo hướng bền vững tại một đô thị. Hệ thống đó bao gồm dải lọc, kênh thấm, vỉa hè/bề mặt thấm nước, lưu vực giữ nước, vùng ngập nước và ao hồ, hồ điều hòa, mái nhà xanh, hệ thống thu gom nước mưa và bể chứa nước ngầm, mương lọc, hệ thống lưu trữ sinh học.

Khi tiếp cận bằng phương pháp này, Việt Nam có thể giảm thiểu áp lực cho hệ thống thoát nước nhờ thẩm thấu nước mưa tự nhiên; hỗ trợ bổ cập nguồn nước ngầm, giảm ô nhiễm không khí; nâng cao chất lượng cuộc sống từ cây xanh và bóng mát; làm mát thay vì tăng cường bốc hơi; giảm thiểu các chất gây ô nhiễm nhờ thẩm thấu qua bề mặt đất.

Xây dựng hệ thống chỉ số chống chịu đô thị phù hợp

Đại diện ISET Việt Nam, ông Vũ Cảnh Toàn nhận định: Việc xác định và xây dựng khả năng chống chịu cho các đô thị của Việt Nam là rất cần thiết, nhất là trong bối cảnh đô thị ngày càng dễ bị tổn thương.

Kinh nghiệm phát triển đô thị chống chịu với biến đổi khí hậu
Đại diện ISET Việt Nam Vũ Cảnh Toàn.

Hiện nay, bộ chỉ số đô thị chống chịu với BĐKH tại Việt Nam là VN-CRI được xây dựng dựa trên khung CRF; tập trung vào lĩnh vực xây dựng và quy hoạch, phát triển đô thị. Khung đánh giá đã được thử nghiệm và thí điểm ở 5 thành phố và áp dụng mở rộng tại 28 đô thị khác. Tuy nhiên, bộ chỉ số này vẫn còn nhiều hạn chế, cần phải được phát triển thêm trong thời gian tới.

Ông Vũ Cảnh Toàn đề xuất: Việt Nam nên xem xét các khung và chỉ số của các quốc gia trên thế giới như Ấn Độ, Đức, Mỹ, Pháp... Các chỉ số nên có tính thiết thực, bền vững và khả thi; Làm rõ mục đích, phạm vi áp dụng chỉ số; Thể chế hóa và tích hợp quan điểm tiếp cận vào chính sách, quy chuẩn kỹ thuật; Nâng cao năng lực đồng bộ cho các địa phương; Tăng cường tính hệ thống bằng cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng; Xác định rõ đối tượng sử dụng kết quả và mục đích sử dụng ở từng chỉ số.

Bên cạnh đó, cần làm rõ khung lý thuyết về khả năng chống chịu; Cơ sở lý thuyết phải giúp các đối tượng hiểu rõ đặc thù của đô thị. Về khía cạnh kỹ thuật, cần lưu ý tới các chỉ số thể hiện mối liên hệ tương tác giữa các hệ thống, ngành, khu vực, các cấp…

Tăng trưởng xanh cho đô thị để giảm tác động môi trường

Chuyên gia kiến trúc cảnh quan, quy hoạch đô thị Công ty Spatial Decisions, ông Kapil Chaudhery cho biết: Tăng trưởng xanh đã xuất hiện tại Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia Đông Nam Á tại Hà Nội năm 2010 và trong các văn bản quy phạm pháp luật như Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày 19/1/2018 phê duyệt Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030…

Kinh nghiệm phát triển đô thị chống chịu với biến đổi khí hậu
Chuyên gia kiến trúc cảnh quan, quy hoạch đô thị Công ty Spatial Decisions Kapil Chaudhery.

Để thực hiện tăng trưởng xanh, ông Kapil Chaudhery khuyến nghị Việt Nam tập hợp các chỉ số nắm bắt các khía cạnh chính của tăng trưởng xanh đô thị; thu thập và phân tích dữ liệu; cơ chế báo cáo và phổ biến trình bày kết quả của các chỉ số một cách rõ ràng.

Về thể chế, khung chính sách phải xác định tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược tăng trưởng xanh đô thị; Giới thiệu các công cụ pháp lý và quy định nhằm thiết lập các tiêu chuẩn, ưu đãi đối với tăng trưởng xanh đô thị; Xây dựng công cụ tài chính và kinh tế, công cụ lập kế hoạch và quản lý hỗ trợ thực hiện và giám sát tăng trưởng xanh đô thị; Xác định vai trò và trách nhiệm của các cấp chính quyền. Các bên cần có sự phối hợp để quản lý đô thị hiệu quả, thiết lập các chính sách thúc đẩy tăng trưởng xanh phù hợp...

Thiết kế thành phố dựa vào thiên nhiên

Kinh nghiệm phát triển đô thị chống chịu với biến đổi khí hậu
Đại diện Văn phòng thiết kế OMGEVING Steven Petit.

Theo đại diện Văn phòng thiết kế OMGEVING, ông Steven Petit, để xây dựng đô thị ứng phó với BĐKH, các địa phương có thể tham khảo 7 giải pháp thiết kế cho thành phố.

Cụ thể, thiết kế cho mật độ là thiết kế nhằm giảm áp lực cho không gian mở. Thiết kế chống lũ lụt có khả năng chống lũ, mang đến lợi ích về đa dạng sinh học và nâng cao chất lượng tạo dựng khu vực trong cộng đồng. Thiết kế chịu hạn là kiểu thiết kế cảnh quan kết hợp thực vật, cỏ, cây cối, có khả năng chịu được lượng nước tối thiểu và tình trạng không có nước trong thời gian dài. Thiết kế dựa trên thiên nhiên chính là lập kế hoạch và thiết kế công cụ mạnh mẽ giúp giảm tác động của con người, tạo ra các không gian sống.

Ngoài ra còn có thiết kế di động bền vững làm tăng cường sự liên kết hiện đại của kiến trúc cảnh quan, xây dựng dân dụng và quy hoạch đô thị; Thiết kế với cộng đồng để làm tăng tính cộng đồng trong khu vực; thiết kế dựa trên DNA.

Phát triển không gian đô thị thông qua cơ sở hạ tầng xanh

Để Việt Nam phát triển đô thị bền vững, chống chịu BĐKH, Chủ tịch Water Solutions SEA, ông Frank Pogade cho rằng: Cần có sự nghiên cứu cụ thể về cơ sở hạ tầng xanh (BGI).

Kinh nghiệm phát triển đô thị chống chịu với biến đổi khí hậu
Chủ tịch Water Solutions SEA Frank Pogade.

Cơ sở hạ tầng xanh là một phần của chiến lược quản lý nước mưa bền vững ở các trung tâm đô thị nhằm chống lũ lụt, cải thiện chất lượng nước mặt, tăng khả năng chống chịu với BĐKH, bảo vệ đa dạng sinh học và tạo không gian giải trí công cộng cho người dân. Hiện nay, các khu đô thị ở Việt Nam đang bị thiếu các không gian xanh, lũ lụt thường xuyên, do đó việc triển khai BGI là cần thiết.

BGI chính là kết hợp sử dụng các yếu tố xanh cho đô thị như vùng đất ngập nước, hệ thống quản lý nước công viên, mái nhà xanh, vỉa hè thấm nước, cơ sở giữ nước, công viên đô thị, hệ thống kĩ thuật xử lý nước mưa. Cơ sở này đã được áp dụng thành công tại Singapore và nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Ông Frank Pogade đề xuất, Việt Nam cần xây dựng lộ trình áp dụng BGI, triển khai các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua các phương tiện truyền thông, hội thảo về lợi ích của BGI; xác định thêm các thành phố hoặc vùng lân cận để làm khu vực thí điểm chứng minh tính hiệu quả của các giải pháp; tích hợp các nguyên tắc BGI hiện có vào chính sách và quy định ở cấp quốc gia và địa phương…

Kinh nghiệm phát triển đô thị chống chịu với biến đổi khí hậu
Hội thảo có sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước.

Kết luận tại Hội thảo, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường Vũ Ngọc Anh cho biết: Các ý kiến và tham luận của đại biểu đã làm rõ vấn đề về phát triển đô thị thân thiện với môi trường và chống chịu BĐKH; đi sâu vào chính sách, kỹ thuật, giải pháp cụ thể để triển khai đô thị xanh, phát thải carbon thấp.

Việt Nam tính đến nay đã lên tới gần 100 triệu dân, nhu cầu về đất ở, đô thị hóa là rất lớn. Tiêu biểu như Hà Nội, quá trình bê tông hóa đã gây ra sự thiếu hụt về bề mặt đô thị, không gian xanh cần thiết cho cuộc sống của người dân. Từ kinh nghiệm của các nước phát triển, Việt Nam sẽ cần phải học hỏi, triển khai phát triển đô thị xanh, chống chịu BĐKH ngay từ khâu quy hoạch.

“Để có khả năng chống chịu tốt với BĐKH, đô thị cần phải có quy mô vừa phải, đủ năng lực thích ứng. Số lượng đô thị tại Việt Nam cần có khả năng chống chịu thời gian tới sẽ ngày một tăng cao, do đó, các đơn vị xây dựng chính sách, thiết kế đô thị cần sớm tính đến vấn đề này. Cần sớm thông qua hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để triển khai thực hiện” - Vụ trưởng Vũ Ngọc Anh nhấn mạnh.

Yến Mai

Theo

Cùng chuyên mục
  • Tương lai nào cho chiếu sáng đô thị?

    (Xây dựng) – Tại Hội thảo “Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển chiếu sáng đô thị hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0” diễn ra sáng 6/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia cho rằng: Chiếu sáng đô thị rất quan trọng trong phát triển hiện nay. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư công dành cho chiếu sáng công cộng chưa tương xứng với quy hoạch cũng như dự báo định hướng từ cơ quan chức năng.

  • Nghệ An: Đẩy mạnh bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh

    (Xây dựng) - Ngày 6/9, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện AMC) đã phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Nghệ An tổ chức triển khai khóa “Bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh bền vững” thuộc Dự án thành lập Trung tâm Hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng.

  • Thừa Thiên – Huế: Dự án phát triển các đô thị xanh kéo dài đến bao giờ?

    (Xây dựng) - Dự án chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - Tiểu dự án Thừa Thiên – Huế, vừa được UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện đến ngày 30/6/2028.

  • Thái Nguyên: Quy hoạch phát triển đô thị theo hướng hiện đại bền vững

    (Xây dựng) – Phát triển đô thị bền vững luôn là mục tiêu của tất cả các địa phương trong cả nước, nhằm chuyển dịch cơ cấu, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Với tỉnh Thái Nguyên, phát triển hạ tầng bền vững gắn với phát triển đô thị theo hướng hiện đại đã và đang trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2021-2030.

  • Xây dựng Huế trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

    (Xây dựng) – Xây dựng Thừa Thiên - Huế thành một trung tâm văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa Huế, hướng tới một xứ sở hạnh phúc, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

  • Xây dựng thị trấn Nam Giang trở thành đô thị vệ tinh quan trọng của thành phố Nam Định

    (Xây dựng) - Vừa qua, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định số 1672/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Nam Giang đến năm 2035. Theo đó, thị trấn Nam Giang (huyện Nam Trực) trở thành đô thị vệ tinh quan trọng của thành phố Nam Định, là một trong hai cực trung tâm của vùng liên huyện Nam Trực - Trực Ninh với vị thế là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Nam Trực; là đô thị cửa ngõ phía Nam của thành phố Nam Định gắn với miền ảnh hưởng của các hành lang kinh tế động lực chủ đạo và nhiều chức năng kinh tế - xã hội mang tính kết nối liên huyện.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load