Bài 2: Kiến trúc sư: “Đôi khi quá yêu công trình xanh thì nghèo thật”
(Xây dựng) - Kiến trúc sư Đường Văn Mạnh (BALEINE Architectes), chủ nhân bản thiết kế CHP House - under the eaves bộc bạch, để theo đuổi đam mê công trình xanh, đôi khi kiến trúc sư phải chấp nhận tự thu hẹp tệp khách hàng của mình.
Được giới kiến trúc đánh giá cao về công trình CHP House - under the eaves, ít ai biết rằng kiến trúc sư Đường Văn Mạnh còn rất trẻ, sinh năm 1994. Mạnh cho biết ngay khi theo học ngành kiến trúc, anh đã thấy trên thị trường có rất nhiều xu hướng kiến trúc khác nhau. Anh đã suy nghĩ và chọn hướng đi bền vững nhất, mang lại những giá trị lâu dài nhất, không đơn thuần chỉ là giá trị thẩm mỹ hay tiền bạc, mà là giá trị cho cộng đồng, cho môi trường.
Tuy vậy, việc theo đuổi nhưng công trình xanh không hề đơn giản với các kiến trúc sư, đặc biệt đại đa số khách hàng đều ưa thích các công trình theo xu hướng hiện đại, ít ai nghĩ đến các tiêu chí xanh.
Tạo ra giá trị cho cộng đồng
“Tôi muốn tạo ra giá trị mới cho cộng đồng trong các thiết kế xanh của mình, dù nhỏ cũng được, nhưng là có giá trị”, Mạnh bộc bạch.
Từ đó, Mạnh kiên trì theo đuổi định hướng theo kiến trúc xanh, tức là mọi công trình thiết kế ra đều đáp ứng các thiết kế cơ bản của kiến trúc xanh: Tính bền vững, tính nhân văn, vật liệu thân thiện, không gian trong nhà chủ động, tận dụng được năng lượng của tự nhiên lớn nhất, ít sử dụng năng lượng nhân tạo, hướng sự nhân văn trong kiến trúc, vì môi trường, sau đó là con người.
Những định hướng đó được Mạnh dồn rất nhiều tâm huyết vào dự án CHP House - under the eaves (Sơn Tây, Hà Nội). Dự án là một căn nhà rộng 600m2, lấy cảm hứng từ kiến trúc truyền thống Bắc bộ, nhưng ứng dụng nhiều kỹ thuật hiện đại, hướng tới những tiêu chí xanh. Đó là tôn trọng địa hình, tận dụng tối đa ánh sáng và gió tự nhiên, tiết kiệm năng lượng, tôn trọng và tận dụng cây xanh vốn cố, sử dụng các vật liệu thân thiện môi trường, hài hoà với thiên nhiên và truyền thống.
Kiến trúc sư muốn hướng tới sự bình dị cho công trình, nhưng luôn tạo sự bất ngờ và hào hứng một cách nhẹ nhàng, tinh tế. Nhà là nơi chứa đựng những hạnh phúc bình dị nhất, mong ngóng khi trở về và hạnh phúc khi rời đi.
Nói về xu hướng công trình xanh ở Việt Nam, Mạnh cho rằng đây không phải là vấn đề mới, thậm chí Bộ Xây dựng đã có sự hỗ trợ rất nhiều các doanh nghiệp trong việc thúc đẩy công trình xanh. Tuy vậy, so với thế giới, số lượng công trình xanh của Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn.
“Tôi nghĩ con đường này sẽ vẫn còn rất dài, nhưng rất bền vững, vì cộng đồng và vì môi trường. Các kiến trúc sư còn phải cố gắng, tìm tòi, sáng tạo nhiều hơn nữa. Đôi khi họ sẽ có nhiều khó khăn, nhưng không gì là không thể. Tôi nghĩ rằng mỗi kiến trúc sư đều hướng đến các tiêu chí xanh trong các dự án của mình, từ đó các chủ đầu tư cũng có nhận thức và tôn trọng kiến trúc xanh hơn. Như vậy, bộ mặt kiến trúc xanh của Việt Nam sẽ ngày càng được nâng tầm”, kiến trúc sư Đường Văn Mạnh nói.
Tư duy của kiến trúc sư luôn phải hướng đến công trình xanh
Bộc bạch thêm về nghề, kiến trúc sư Đường Văn Mạnh cười vui rằng: “Đôi khi yêu công trình xanh quá, sáng tạo quá, yêu nghề quá cũng nghèo thật”. Theo anh, khi kiến trúc sư quá chú trọng kiến trúc xanh, điều này đã bớt đi tính thị trường, đề cao tính sáng tạo và chất lượng công trình. Trong khi rất ít chủ đầu tư cần đến các mức chất lượng công trình như vậy. Điều đó đồng nghĩa kiến trúc sư đã bỏ qua rất nhiều khách hàng vì họ không đến với kiến trúc xanh.
Tuy vậy, với tình yêu công trình xanh, điều anh băn khoăn nhất không phải là kiếm được nhiều hay ít tiền, mà chính là thuyết phục được chủ đầu tư chấp nhận bỏ ra chi phí cao hơn, thời gian thi công lâu hơn để hướng đến những tiêu chí xanh của công trình. Một kiến trúc sư khi nghiên cứu các công trình xanh thường tốn thời gian và công sức hơn so với các công trình thông thường, bởi muốn có giải pháp thì cần phải nghiên cứu, thử nghiệm, đầu tư về mặt công nghệ, công sức…
Bù lại, gia chủ sẽ được hưởng môi trường sống chất lượng hơn, đảm bảo sức khoẻ cho người sử dụng tốt hơn, giảm thiểu sử dụng năng lượng nhân tạo, tận dụng năng lượng tự nhiên nhiều hơn. Mạnh cho rằng khách hàng hướng đến công trình xanh nên coi như một khoản đầu tư lâu dài cho tương lai. Chủ đầu tư bỏ tiền ra với mục đích chính để ở thì không nên đặt nặng quá về lời lãi, coi đó là đầu tư về mặt sức khỏe. Chủ nhà sống xanh hơn, có sức khỏe hơn, chất lượng môi trường tốt hơn, không ảnh hưởng gây tác động xấu đến môi trường trong quá trình xây dựng.
Hơn nữa, chi phí ban đầu có thể tăng thêm 20-30% nhưng có thể bù lại bằng tiết kiệm sử dụng năng lượng trong quá trình vận hành, giảm chi phí điều hoà, ánh sáng, bảo dưỡng, sửa chữa...
“Tôi thuyết phục các chủ đầu tư làm công trình xanh từng chút một, từng chút một. Đôi khi thuyết phục họ đáp ứng được 50% các tiêu chí công trình xanh cũng là điều tốt. Quan trọng là tư duy của kiến trúc sư, luôn luôn phải hướng đến kiến trúc công trình xanh thì mới có thể làm được”, Mạnh chia sẻ.
Bài dự thi viết về Công trình xanh Việt Nam năm 2023 do 789club ios phát động. Ban tổ chức cuộc thi không trả nhuận bút các bài dự thi. Tác giả chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực và bản quyền bài viết. |
Hiếu Công
Theo