Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 13/10/2024 00:55 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Khởi động dự án Satreps: Phát triển hệ thống cấp nước thích ứng với nguồn nước ô nhiễm

08:41 | 15/03/2024

(Xây dựng) – Chiều 13/3, tại Hà Nội, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội và Trường Đại học Nagasaki Nhật Bản đã tổ chức “Hội thảo khởi động Dự án Satreps: Phát triển hệ thống cấp nước thích ứng với nguồn nước ô nhiễm nhằm kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và công nghệ giúp cho các Công ty cấp thoát nước tại Việt Nam kiểm soát chất lượng nguồn nước”.

Khởi động dự án Satreps: Phát triển hệ thống cấp nước thích ứng với nguồn nước ô nhiễm
PGS.TS Hoàng Tùng - Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội tặng hoa chúc mừng ông Shinoda Takanobu - Phó Trưởng đại diện JICA Việt Nam đã đồng hành cùng dự án.

Dự án Satreps “Phát triển hệ thống cấp nước thích ứng với nguồn nước ô nhiễm” đã được Chính phủ Nhật Bản phê duyệt thuộc Danh sách hợp tác kỹ thuật đối với Việt Nam. Dự án được Trường Đại học Xây dựng Hà Nội và Trường Đại học Nagasaki Nhật Bản thực hiện trong thời gian 5 năm (2023 – 2028) dưới sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Cơ quan Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (JST).

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Hoàng Tùng - Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội một lần nữa bày tỏ niềm vui mừng khi dự án Satreps được đề xuất bởi Trường Đại học Xây dựng Hà Nội và Trường Đại học Nagasaki (NU) Nhật Bản, cùng với sự phối hợp của các đối tác quan trọng của hai nước như: Bộ Xây dựng, các Công ty Cấp thoát nước tại các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương… Trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội, Viện nghiên cứu môi trường Nhật Bản, Trung tâm nghiên cứu Saitama đã được Chính phủ hai nước chấp thuận.

PGS.TS Hoàng Tùng tin tưởng kết quả của dự án sẽ có những đóng góp quan trọng đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về chính sách quản lý phát triển hệ thống cấp nước thích ứng với nguồn nước ô nhiễm tại Hà Nội và các tỉnh, thành trên cả nước.

Giới thiệu tổng quan về dự án và các kết quả dự kiến, PGS.TS Trần Thị Việt Nga - Chủ nhiệm dự án phía Việt Nam cho biết: Ô nhiễm môi trường nước đang có xu hướng gia tăng và là vấn đề đáng báo động ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Nguồn nước cấp, đặc biệt là nước mặt đang bị ô nhiễm trầm trọng bởi các hợp chất hữu cơ, các chất vi lượng do các nguồn thải sinh hoạt, công nghiệp, và nông nghiệp. Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng các vấn đề xâm nhập mặn đặc biệt ở khu vực cửa sông ven biển. Với các chương trình mục tiêu quốc gia về cấp nước an toàn và yêu cầu chất lượng nước sử dụng cho các mục đích ăn uống và sinh hoạt ngày càng được quy định chặt chẽ và nâng cao, Việt Nam cần làm chủ các hệ thống công nghệ xử lý tiên tiến, hiệu quả và chi phí hợp lý để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới cấp nước an toàn cho mọi người dân.

Khởi động dự án Satreps: Phát triển hệ thống cấp nước thích ứng với nguồn nước ô nhiễm
PGS.TS Hoàng Tùng - Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội cùng đại diện JICA Việt Nam cắt băng khánh thành phòng thí nghiệm Satreps sau hội thảo.

Với mục tiêu chung là phát triển công nghệ xử lý nước tiên tiến, tiết kiệm chi phí tại Việt Nam đảm bảo tiếp cận nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt, trong khi đó chi phí xử lý nước đối với nguồn nước ô nhiễm để đáp ứng yêu cầu chất lượng nước thường rất cao. Do đó, dự án được xây dựng để phát triển hệ thống xử lý nước cấp đạt mục tiêu cấp nước an toàn, chi phí hợp lý và vận hành ổn định ở các nước đang phát triển. Nhằm phát triển hệ thống xử lý nước ứng dụng công nghệ màng lọc nano tiên tiến có mức độ tiêu thụ năng lượng và hoá chất thấp. Và hệ thống quan trắc chất lượng nước online với tiêu chí giảm mạnh về giá thành và luôn đảm bảo cấp nước an toàn.

Khởi động dự án Satreps: Phát triển hệ thống cấp nước thích ứng với nguồn nước ô nhiễm
Đại diện lãnh đạo Nhà trường và các chuyên gia, đối tác chụp ảnh lưu niệm chúc mừng hội thảo thành công

Dự án có 5 hợp phần chủ yếu là thiết lập các kỹ thuật kiểm soát tắc nghẽn cho màng lọc nano, phát triển các cấu kiện màng đặt ngập, công cụ quan trắc đảm bảo chất lượng nước an toàn. Kiểm chứng hiệu quả của hệ thống màng nano đặt ngập, xây dựng nền tảng phát triển thị trường kinh doanh cho hệ thống màng…

Phát biểu bế mạc hội thảo, PGS.TS Nguyễn Hoàng Giang - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội cho biết quá trình thực hiện Dự án đã được triển khai từ tháng 5/2022 đến nay đã kiện toàn Ban quản lý dự án PMU.

Mộc Miên

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load