Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 16:44 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Huyện Vân Đồn (Quảng Ninh): Xây dựng nông thôn mới nâng cao

10:19 | 05/07/2023

(Xây dựng) - Trong phiên họp thông tin báo chí thường kỳ đầu tháng 7/2023 do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, lãnh đạo UBND huyện Vân Đồn thông tin: Huyện dự kiến hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao trong năm 2023.

Huyện Vân Đồn (Quảng Ninh): Xây dựng nông thôn mới nâng cao
Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phạm Thùy Dương chủ trì, điều hành Hội nghị thông tin báo chí phiên họp này.

Năm 2021, Vân Đồn đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới. Vắn tắt một số nhóm tiêu chí, huyện đã thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho 11 xã, trên cơ sở quy hoạch chung Khu kinh tế Vân Đồn, từ năm 2017 đến nay, huyện đã được UBND tỉnh phê duyệt 14/16 quy hoạch phân khu (có 116 đồ án quy hoạch chi tiết đã được duyệt) bao trùm toàn bộ các xã, thị trấn của huyện. Hiện nay các xã, thị trấn của huyện đang triển khai theo quy hoạch phân khu được phê duyệt.

Hệ thống giao thông của huyện có 267km, đến nay 100% các tuyến đường giao thông nông thôn đã được nhựa hóa hoặc bê tông hoá đạt chuẩn theo quy định (năm 2010 mới đạt 45,9%); 100% các tuyến đường giao thông nông thôn đã có điện chiếu sáng (đèn Led, đèn năng lượng mặt trời; năm 2010 chưa có); trên 89,8% tổng số tuyến đường nông thôn đã được trồng cây xanh; có các hạng mục cần thiết về an toàn giao thông như: đèn tín hiệu, biển báo giao thông, biển chỉ dẫn, tên đường, gờ giảm tốc, đảm bảo theo quy định. Thời gian qua, nhiều dự án hạ tầng trọng điểm xây dựng Khu kinh tế được đầu tư xây dựng như: Dự án Cảng hàng không Vân Đồn Quảng Ninh; đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn; đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái; đường đấu nối các khu chức năng Khu kinh tế; các dự án xây dựng khu đô thị, khu tái định cư (đô thị Phương Đông xã Đông Xá, đô thị Ao tiên xã Hạ Long, tái định cư tại các xã Đoàn Kết, Hạ Long, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Minh Châu…); dự án cảng cá, cảng du lịch, khu neo đậu, tránh trú bão… được xây dựng hoàn thiện, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế của huyện cơ hội phát triển, có bước tăng trưởng mạnh trong thời gian vừa qua.

Hệ thống thủy lợi của huyện có 25 hồ, đập chứa nước và 61km kênh mương nội đồng, đã được đầu tư, nâng cấp, cải tạo, kiên cố hoàn thiện, duy tu thường xuyên, góp phần hoàn thiện hệ thống tưới tiêu chủ động phục vụ sản xuất nông nghiệp (đạt 98%), đáp ứng các điều kiện chủ động ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu.

Hệ thống điện, được đầu tư xây dựng hoàn thiện, đặc biệt năm 2015 hoàn thiện hạ tầng điện lưới cho 05 xã đảo (Bản Sen, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi), hệ thống trạm biến áp, đường dây hạ thế trên toàn huyện được đầu tư đạt chuẩn theo quy định, đến nay tỷ lệ hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt 100%, tăng 16,6% so với năm 2010.

Cơ sở vật chất trường học, được đầu tư xây dựng hoàn thiện và khang trang hơn, toàn huyện có 33 trường học, 100% trường học các cấp từ mầm non đến PTTH được đầu tư đạt chuẩn cơ sở vật chất (năm 2010 chỉ có 02/33 trường đạt chuẩn cơ sở vật chất). Đến nay, 100% trường học trên địa bàn huyện đã đạt chuẩn cơ sở vật chất mức độ 01 trở lên (trong đó, có 9/33 trường đạt chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2).

Cơ sở vật chất văn hóa, các thiết chế văn hóa, được xây dựng đồng bộ tại 100% các xã, thôn. Toàn huyện hiện đã có 09/11 xã được xây dựng mới Trung tâm văn hoá - thể thao xã đạt tiêu chuẩn, quy mô trên 250 chỗ ngồi; 72/72 thôn, khu có nhà văn hoá được xây dựng, nâng cấp đạt tiêu chuẩn (trong đó: có 59/72 nhà văn hóa được xây mới, 13 nhà văn hóa nâng cấp), năm 2010 chưa xã nào có Trung tâm văn hóa thể thao xã, nhà văn hóa thôn đạt chuẩn.

Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, được đầu tư và phát triển mạnh với 01 chợ huyện và 09 chợ xã được xây dựng đảm bảo tiêu chuẩn chợ hạng 2; có trên 240 cửa hàng tiện ích tại các xã, đảm bảo cung cấp đầy đủ các mặt hàng thiết yếu đáp ứng nhu cầu mua sắm, trao đổi hàng hóa phục vụ sinh hoạt của người dân (năm 2010 khu vực nông thôn có 01 chợ được xây dựng, nhưng không hoạt động).

Huyện Vân Đồn (Quảng Ninh): Xây dựng nông thôn mới nâng cao
Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn Đào Văn Vũ thông tin, huyện hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao trong năm 2023.

Hiện toàn huyện có 7/11 xã có hạ tầng khu dân cư mới, khu tái định cư được đầu tư đảm bảo nhu cầu đất ở của người dân, phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển của Khu kinh tế Vân Đồn. Đến nay, 100% hộ dân có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố (năm 2010 tỷ lệ này là 95%), hiện toàn huyện không còn nhà tạm và dột nát (năm 2010 là 4,8%).

Hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư đồng bộ làm thay đổi diện mạo của địa phương, tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng sống và phúc lợi cho Nhân dân. Hạ tầng đô thị đảm bảo đáp ứng các tiêu chí đô thị loại IV, hệ thống giao thông, điện, hệ thống cấp, thoát nước và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác ngày càng đồng bộ. Đặc biệt, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn, đến nay 100% địa bàn xã, thị trấn trên địa bàn huyện Vân Đồn có cơ sở hạ tầng đáp ứng đạt chuẩn nông thôn mới và từng bước tiến tới xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu gắn với nâng cấp đô thị, đô thị văn minh.

Về kinh tế và tổ chức sản xuất, thời gian qua mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc về những thay đổi của cơ chế chính sách, điều chỉnh quy hoạch của Khu kinh tế, ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19... song kinh tế của huyện luôn giữ được mức tăng trưởng cao (đặc biệt từ năm 2020 đến nay): tốc độ tăng trưởng năm 2020 đạt 17,8%; năm 2021 đạt 20,2%, năm 2022 đạt 32%. Giá trị sản xuất năm 2022 đạt 9.663,7 tỷ đồng (tăng 8.099,7 tỷ đồng so với năm 2010, tăng 2.340,7 tỷ đồng so với năm 2021). Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp.

Với mục tiêu xây dựng huyện Vân Đồn đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao, huyện Vân Đồn đã ban hành kế hoạch triển khai hoàn thành tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao và chỉ đạo xây dựng hồ sơ huyện nông thôn mới nâng cao hoàn thành trong năm 2023. Trên cơ sở Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025, huyện đã chỉ đạo giao các phòng chuyên môn, các xã, thị trấn và các đơn vị liên quan thực hiện rà soát, đánh giá kết quả, có giải pháp cụ thể thực hiện các nội dung chỉ tiêu chưa đạt chuẩn, tham mưu đề xuất nguồn lực thực hiện để đạt chuẩn theo bộ tiêu chí. Huyện Vân Đồn đã chỉ đạo tập trung vào các nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, rà soát các quy hoạch phân khu chức năng của Khu kinh tế Vân Đồn; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng chi tiết khu chức năng dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn huyện: khu dịch vụ hậu cận nghề cá, chợ cá, cảng cá, trung tâm OCOP huyện, chợ huyện… phù hợp với nhu cầu và thực tiễn.

Về hạ tầng kinh tế - xã hội, rà soát nâng cấp, chỉnh trang các tuyến đường trung tâm; bổ sung hoàn thiện các hạng mục về an toàn giao thông theo quy định (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, lan can phòng hộ…) trên các tuyến đường huyện, đường xã, đường thôn; bổ sung trồng cây xanh, điện chiếu sáng trên các trục đường thôn, ngõ chưa đạt tiêu chí nông thôn mới. Đánh giá và lập hồ sơ dữ liệu các công trình trình thủy lợi trên địa bàn, sẵn sàng tích hợp vào hệ thống cơ sở dữ liệu chung của tỉnh khi tỉnh triển khai phần mầm dữ liệu theo chuyển đổi số; thực hiện kiểm kê, kiểm soát nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi; xây dựng mô hình quản lý nước mặt (ao, hồ) trên địa bàn huyện.

Đánh giá cơ sở vật chất theo chuẩn quốc gia các trường học từ cấp mầm non đến trung học cơ sở; xây dựng kế hoạch đầu tư nâng cấp trường học đạt chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2, ưu tiên đầu tư cho các xã trong lộ trình xây dựng nông thôn mới nâng cao. Tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp của huyện; đẩy nhanh các thủ tục kêu gọi đầu tư xây dựng: khu dịch vụ hậu cần nghề cá, chợ cá, trung tâm OCOP huyện, xây dựng trung tâm thương mại của huyện…

Huyện Vân Đồn (Quảng Ninh): Xây dựng nông thôn mới nâng cao
Quảng Ninh phiên họp thông tin báo chí thường kỳ đầu tháng 7/2023, do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Về tổ chức sản xuất, đẩy mạnh cơ cấu lại và phát triển nông nghiệp toàn diện, gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Mở rộng sản xuất nông nghiệp sạch, xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ với sự tham gia mạnh mẽ của doanh nghiệp, hợp tác xã gắn với du lịch, dịch vụ, chế biến hiện đại từ đó nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm, phát triển bền vững. Kiên trì thực hiện hiệu quả chủ trương phát triển vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển bền vững các loại cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản lợi thế của Huyện. Chuyển dần diện tích trồng rừng giá trị kinh tế thấp sang trồng cây gỗ lớn có hiệu quả kinh tế cao.

Vận dụng tốt chính sách hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là đối với các ngành, lĩnh vực thế mạnh của huyện như: nuôi trồng, khai thác thủy sản; chế biến lâm sản, thủy sản; sản xuất giống thủy sản, thương mại - dịch vụ, du lịch... tạo động lực cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của huyện.

Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong quản lý, điều hành đối với cơ quan hành chính thuộc hệ thống chính trị của huyện, xã nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm các quy định về điều kiện của tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, thông minh, về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế - xã hội, tạo đột phá trong công tác cải cách thủ tục hành chính. Nghiên cứu nhân rộng mô hình tái chế rác thải sinh hoạt dựa vào cộng đồng dân cư như: “xây dựng hố ủ phân hữu cơ”, “biến rác thành tiền”; tái chế bột vỏ hàu; phân loại rác tại nguồn.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load