Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ ba 01/10/2024 07:05 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Hướng đến phát triển đô thị thông minh bền vững

15:34 | 13/07/2022

(Xây dựng) - Phát triển đô thị thông minh cần phải được bắt đầu từ công tác quy hoạch. Đến lúc cần phải có những quy chế, quy chuẩn đảm bảo các cấu phần đô thị thông minh kết nối với nhau thành một tổng thể bền vững.

huong den phat trien do thi thong minh ben vung
Phát triển đô thị thông minh với các giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông đem lại môi trường sống văn minh, hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống (ảnh minh họa: Internet).

Định hướng phát triển đô thị thông minh đã được đề cập đến trong Nghị quyết số 05/NQ-TW (thông qua tại Hội nghị Trung ương 4, khóa XII). Sau đó hai năm, Thủ tướng Chính phủ cũng phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 (gọi tắt là Đề án 950) để làm cơ sở thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển đô thị thông minh trên toàn quốc.

Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách

Sau khi có Đề án 950, các mục tiêu, quan điểm về phát triển đô thị thông minh bền vững được chỉ rõ với trọng tâm là: Quy hoạch đô thị thông minh; xây dựng và quản lý đô thị thông minh; cung cấp các tiện ích đô thị thông minh cho các tổ chức, cá nhân trong đô thị với Cơ sở nền tảng là Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và hệ thống hạ tầng ICT trong đó bao gồm cơ sở dữ liệu không gian đô thị thông minh được kết nối liên thông và hệ thống tích hợp hai hệ thống trên.

Trong thời gian qua, Bộ Xây dựng phát huy vai trò là cơ quan thường trực của Đề án, đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, giới thiệu nội dung tại nhiều hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế. Đến thời điểm hiện tại, Bộ đã nghiên cứu, sửa đổi Luật Xây dựng 2014, trong đó có bổ sung quy định về việc khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đầu tư xây dựng, phát triển đô thị sinh thái, đô thị thông minh; quy định về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, hướng dẫn kỹ thuật xây dựng đô thị thông minh.

Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) cũng đã hoàn thiện việc xây dựng danh mục hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ngành Xây dựng phục vụ phát triển đô thị thông minh. Đây chính là cơ sở để cụ thể hóa trong Đề án hoàn thiện hệ thống Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng. Đồng thời, cũng ban hành “Hướng dẫn tổ chức thiết lập Hệ thống cơ sở dữ liệu liên thông trên nền GIS phục vụ phát triển đô thị thông minh” phục vụ mục tiêu thiết lập, duy trì và vận hành cơ sở dữ liệu trên nền GIS tại các đô thị.

Bên cạnh đó, nhiệm vụ nghiên cứu “Tiêu chí đánh giá các đô thị thông minh tại Việt Nam” đã hoàn thành và đang tiếp tục dự thảo Hướng dẫn áp dụng Bộ Tiêu chí đô thị thông minh bền vững, trong đó sẽ có hướng dẫn rất cụ thể về quy trình và phương pháp đánh giá.

Ngay trong năm 2022, Bộ Xây dựng cũng đang khẩn trương hoàn thiện các đề tài nghiên cứu làm cơ sở hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phát triển đô thị thông minh theo đúng tinh thần Đề án 950. Có thể kể đến một số đề tài nổi bật như: Quy chế quản lý đầu tư phát triển khu đô thị thông minh. Xây dựng cơ chế thí điểm hệ thống cơ sở dữ liệu liên thông dân cư, đất đai, giao thông, quy hoạch đô thị và đầu tư xây dựng phát triển đô thị hướng đến phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam. Xây dựng nhiệm vụ trọng tâm chương trình thí điểm phát triển đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long thông minh.

Hiện nay, một số địa phương đã đi đầu, chủ động ban hành các đề án, chương trình, kế hoạch phát triển đô thị thông minh (như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Bắc Ninh...). Theo đó, các đề án đã đưa ra lộ trình ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để giải quyết những bức xúc xã hội về giao thông, y tế, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, môi trường… nâng cao chất lượng cuộc sống theo hướng văn minh, hiện đại.

Triển khai rộng trên toàn quốc

Theo số liệu thống kê, tính đến thời điểm cuối tháng 6/2022, cả nước có 48/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã hoặc đang triển khai xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh. Về triển khai phát triển tiện ích đô thị thông minh, dịch vụ thông minh, có khoảng 57 địa phương (tăng 17 địa phương so với năm 2020) và tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giao thông (giám sát trật tự, an toàn giao thông), y tế thông minh, giáo dục thông minh, phát triển các ứng dụng cảnh báo. 19 tỉnh đang triển khai thí điểm dịch vụ đô thị thông minh.

huong den phat trien do thi thong minh ben vung
Xây dựng đô thị thông minh là 1 trong 3 nhiệm vụ cốt lõi trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam (ảnh minh họa: Internet).

Trong lĩnh vực quy hoạch thì việc công bố công khai, tra cứu thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ phát triển đô thị thông minh cũng được đẩy mạnh. Ứng dụng cơ sở dữ liệu đô thị trên hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ công tác quản lý, phát triển đô thị đã được áp dụng tại khoảng 43 thành phố, thị xã (trong số đó có 38 Sở Xây dựng các địa phương). Quá trình công bố công khai quy hoạch đang được thực hiện ở nhiều địa phương, các dữ liệu về quy hoạch đô thị đã cho phép người dân có thể truy cập và tra cứu thông tin nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí, đẩy mạnh tính minh bạch.

Theo ông Trần Quốc Thái, Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng), hiện nay, việc đầu tư xây dựng các trung tâm quản lý, điều hành, xử lý tập trung dữ liệu đô thị, đa nhiệm (Trung tâm IOC) đã được triển khai tại 50 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với quy mô cấp tỉnh hoặc cấp đô thị, một số địa phương triển khai ở cả hai cấp.

“Có thể thấy Trung tâm IOC được thiết lập tại các địa phương là nơi tập trung hạ tầng công nghệ thông tin giúp thực hiện các chức năng chủ yếu như giám sát, điều hành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, phục vụ điều hành các dịch vụ hành chính công, an toàn giao thông, tiếp nhận xử lý phản ánh của người dân, tổng hợp tất cả các nguồn thông tin, dữ liệu của đô thị ở nhiều lĩnh vực giúp phân tích dữ liệu và hỗ trợ ra quyết định”, ông Thái chia sẻ thêm.

Đối với quản lý đô thị thông minh, ứng dụng công nghệ quản lý cấp thoát nước, chiếu sáng đô thị, xử lý rác thải... đã được triển khai ở một số địa phương, bước đầu đem lại hiệu quả khi giám sát được chất lượng môi trường theo thời gian thực giúp nhanh chóng hơn có biện pháp xử lý các tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân. Như tại thành phố Cần Thơ đã thí điểm hệ thống Giám sát và cảnh báo chất lượng môi trường (01 trong 08 hệ thống thí điểm của Trung tâm Điều hành đô thị thông minh), sử dụng các cảm biến IoT giúp tự động thu thập dữ liệu về nước, chất thải, không khí, đồng thời cho phép xây dựng các mô hình cảnh báo về chất lượng môi trường với độ chính xác cao.

Nhiều chuyên gia cũng đánh giá việc định hướng phát triển đô thị thông minh ứng dụng các giải pháp công nghệ và phương tiện tối ưu nhất sẽ khai thác các lợi thế mà khoa học đem lại để hỗ trợ việc ra quyết định trong quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị một cách thông minh và khoa học nhất… Nhờ đó, chúng ta có thể nâng cao hiệu quả của các khoản đầu tư, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, giải quyết được các vấn đề nóng của phát triển đô thị hiện nay như giao thông, ngập lụt, ứng phó với biến đổi khí hậu và nâng cao khả năng phục hồi của đô thị…

huong den phat trien do thi thong minh ben vung
Việc xây dựng các chính sách phát triển đô thị thông minh có ý nghĩa hết sức to lớn hướng đến nâng cao chất lượng sống cư dân đô thị (ảnh minh họa).

Xây dựng đô thị thông minh một cách bài bản theo quy hoạch và quản lý phát triển đô thị thông minh theo lộ trình, kế hoạch thì mới có thể từng bước tối ưu hóa quản lý phát triển đô thị; nâng cao chất lượng sống cư dân đô thị và tạo ra cơ hội phát triển con người, không ai bị bỏ lại phía sau.

Đầu năm 2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết chuyên đề đầu tiên về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam (Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022) được coi là cơ sở, căn cứ chính trị để thể chế hóa các quy định pháp luật nhằm tiếp tục phát triển đô thị Việt Nam hiệu quả hơn, trong đó có định hướng phát triển đô thị thông minh góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội nhanh và bền vững.

Các lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất trong phát triển đô thị thông minh bao gồm 05 lĩnh vực: Giáo dục thông minh; Y tế thông minh; Giao thông thông minh; Dịch vụ công thông minh, Hành chính công và Chính quyền điện tử; Du lịch thông minh.

Hà Khánh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Cà Mau: Xã Tắc Vân sẽ được nâng lên thành phường

    (Xây dựng) – Kết quả buổi thẩm tra của Ban Pháp Chế - HĐND tỉnh (trước Kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh khóa X dự kiến tổ chức tháng 10/2024) vừa qua, xã Tắc Vân đạt 4/4 tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đảm bảo được nâng lên thành phường.

  • Quảng Ninh có thêm thành phố trực thuộc thứ 5

    (Xây dựng) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở thị xã Đông Triều, thời điểm có hiệu lực thi hành của Nghị quyết là ngày 1/11/2024.

  • Hạ Long: Tái kiến thiết thành phố sau bão số 3

    (Xây dựng) - Bão số 3 gây thiệt hại nặng trên diện rộng về công trình xây dựng hạ tầng thành thị và nông thôn của thành phố Hạ Long (Quảng Ninh). Địa phương đã thần tốc dọn vệ sinh môi trường, xử lý hậu quả thiên tai; nay chuyển sang bước mới, đầu tư tái kiến thiết thành phố sau bão, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Tiến Dũng về nội dung này.

  • Thị xã Duyên Hải (Trà Vinh): Nhiều tiêu chuẩn chưa đạt so với đô thị loại IV

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Trà Vinh, thị xã Duyên Hải đang tập chung xây dựng một số tiêu chuẩn để hoàn thành Đề án đề nghị công nhận thị xã Duyên Hải đạt tiêu chí đô thị loại IV.

  • Bộ tiêu chí đô thị thông minh bền vững -  công cụ quan trọng trong hoạch định phát triển đô thị

    (Xây dựng) - Vừa qua, tại thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã diễn ra Hội thảo lấy ý kiến góp ý Bộ tiêu chí đô thị thông minh bền vững thuộc Dự án Thành lập “Trung tâm hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng”.

  • Đồng Nai: Đề xuất thí điểm 2 tuyến phố kiểu mẫu tại Biên Hòa

    (Xây dựng) - Thành phố Biên Hòa đã có kế hoạch thí điểm 03 tuyến đường kiểu mẫu nhưng đến nay, các tuyến phố này mới chỉ dừng lại ở mức tuyến phố “sạch”. Tuyến phố kiểu mẫu đô thị đúng nghĩa là “Sáng - xanh - sạch - đẹp - văn minh”, vì vậy Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai đề xuất 02 khu vực đáp ứng các điều kiện của một tuyến phố kiểu mẫu.

Xem thêm
  • Long An: Đẩy nhanh phát triển đô thị theo hướng bền vững

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ hiện nay, chương trình phát triển đô thị không chỉ đơn thuần là một chiến lược phát triển kinh tế mà còn là một động lực mạnh mẽ giúp các địa phương định hình tương lai. Chương trình phát triển đô thị tạo động lực, định hướng để các địa phương triển khai đầu tư xây dựng, hoàn thành các tiêu chí, tiêu chuẩn, nâng loại các đô thị hiện hữu và hình thành, phát triển các đô thị mới, hướng đến sự bền vững.

    19:13 | 27/09/2024
  • Cần Thơ: Giải bài toán ngập lụt đô thị

    (Xây dựng) - UBND thành phố Cần Thơ đánh giá, việc đầu tư dự án ứng phó với tình trạng ngập lụt là rất cần thiết và cấp bách…

    19:11 | 27/09/2024
  • Cẩm Phả (Quảng Ninh): Khôi phục cảnh quan đô thị sau bão số 3

    (Xây dựng) – Thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh) là một trong những địa phương của tỉnh bị thiệt hại nặng nề trong bão số 3, ngay khi bão tan thành phố đã kết hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn, nòng cốt ngành Than huy động tiềm lực xe máy cùng các tầng lớp nhân dân các phường xã dọn dẹp vệ sinh môi trường, khôi phục lại cảnh quan, nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống nhân dân.

    11:06 | 27/09/2024
  • Đông Hà (Quảng Trị): Họp báo chuẩn bị Lễ đón nhận đạt đô thị loại II và kỷ niệm 15 thành lập thành phố

    (Xây dựng) – Hướng tới Lễ đón nhận đạt đô thị loại II và kỷ niệm 15 năm thành lập thành phố (2009 – 2024) được tổ chức vào ngày 14/10, ngày 26/9 UBND thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị tổ chức họp báo nhằm thông tin quá trình xây dựng thành phố đô thị và thành phố.

    21:54 | 26/09/2024
  • Thành phố Bắc Giang: Tầm vóc mới, diện mạo mới của đô thị hiện đại

    (Xây dựng) – Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Bắc Giang về phát triển đô thị theo hướng xanh – thông minh, đến nay, diện mạo đô thị của thành phố Bắc Giang đã được khoác lên mình một vóc dáng mới; không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp và hiện đại; hạ tầng giao thông xuyên suốt, đồng bộ đã tạo động lực cho sự phát triển thành phố.

    17:00 | 26/09/2024
  • Lào Cai: Đoàn công tác liên ngành khảo sát tình hình phát triển đô thị Phố Lu theo tiêu chí đô thị loại IV

    (Xây dựng) - Vừa qua, Đoàn công tác liên ngành của Trung ương gồm cán bộ các Cục, Vụ liên quan thuộc Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Quốc hội đã khảo sát tình hình phát triển đô thị Phố Lu (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) theo tiêu chí đô thị loại IV.

    10:27 | 26/09/2024
  • Thành phố Hà Tĩnh: Phát triển nông nghiệp giữa lòng đô thị

    (Xây dựng) - Thời gian qua, thực hiện các chương trình sản xuất nông nghiệp đô thị, thành phố Hà Tĩnh đã tập trung phát triển nhiều mô hình tích tụ ruộng đất, ứng dụng công nghệ cao, phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng sinh thái bền vững.

    14:53 | 25/09/2024
  • Hà Nội: Phố phường rực rỡ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

    (Xây dựng) – Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), Thành phố Hà Nội đã trang trí các tuyến phố với hàng loạt băng rôn, tranh cổ động đầy ý nghĩa. Bên cạnh đó, người dân cũng nô nức mong chờ nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật chuẩn bị diễn ra nhân dịp này.

    14:47 | 25/09/2024
  • 100 năm hình thành và phát triển đô thị trung tâm Hà Tĩnh

    (Xây dựng) - Trải qua bao thăng trầm lịch sử của một đô thị tròn 100 tuổi, thành phố Hà Tĩnh đã tập trung mọi nguồn lực phát triển kinh tế, xây dựng và phát triển với quy mô phù hợp, kết cầu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại, thông minh, phấn đấu trở thành một trong những đô thị trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

    14:24 | 25/09/2024
  • Ninh Bình: Phát triển đô thị di sản không quên bảo tồn nhà ở truyền thống trong vùng lõi danh thắng Tràng An

    (Xây dựng) – Trong thời gian tới, thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư sẽ sáp nhập trở thành thành phố Hoa Lư. Với gần 30% diện tích là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đây sẽ là một đô thị di sản năng động và phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển đô thị di sản, Ninh Bình đang triển khai nhiệm vụ bảo tồn những giá trị đặc trưng trong lối kiến trúc xây dựng tại vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An.

    11:20 | 25/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load