Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 12/10/2024 10:09 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

HoREA đề xuất hàng loạt giải pháp đặc trị “sốt” đất, “sốt” giá nhà

16:12 | 25/04/2021

(Xây dựng) – Hiệp hội bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh vừa có Văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất các giải pháp đặc trị "sốt" đất, "sốt" giá nhà, trong đó đề nghị ban hành các sắc thuế mới và đánh thuế cao các trường hợp có nhiều đất, chậm đưa đất vào sử dụng.

horea de xuat hang loat giai phap dac tri sot dat sot gia nha
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Nguyên nhân chính gây “sốt” đất, “sốt” giá nhà

Theo Hiệp hội bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA), trong 15 năm gần đây, thị trường bất động sản đã phát triển vượt bậc, nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu phát triển minh bạch, lành mạnh, ổn định, bền vững. Kể từ năm 2017, thị trường bất động sản lặp đi lặp lại nhiều đợt sốt đất, nhất là cơn sốt đất xảy ra liên tiếp trên diện rộng hiện nay, gây ra nhiều hệ quả tiêu cực, làm mất cơ hội tạo lập nhà ở của đông đảo người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị, công nhân lao động và người nhập cư, ảnh hưởng đến an sinh và trật tự xã hội.

Thủ phạm chính của các đợt “sốt” đất, “sốt” giá nhà, sốt giá đất nền là giới “đầu nậu, cò đất, doanh nghiệp bất lương” thực hiện các thủ đoạn tung tin đồn thổi, làm giá - thổi giá, lợi dụng “tâm lý đám đông - hám lợi”, cài “chim mồi” giao dịch mua bán giả tạo và thừa cơ hội “đục nước béo cò”, trục lợi bất chính và trong một số trường hợp đã có sự móc nối, tiếp tay, “chống lưng” của cán bộ cơ sở.

Bên cạnh tình trạng sốt đất, còn có tình trạng giá nhà tăng vọt, mà nguyên nhân chủ yếu là do sụt giảm mạnh nguồn cung dự án nhà ở, thiếu sản phẩm nhà ở, nhất là rất thiếu căn hộ có giá vừa túi tiền, hoặc nhà ở thương mại giá thấp, nhất là rất thiếu loại căn hộ nhà ở xã hội.

HoREA nhận định, tình trạng thiếu hụt nguồn cung, do các dự án nhà ở (mới) không được phê duyệt do bị “ách tắc” thủ tục đầu tư xây dựng, vô hình chung đã tạo lợi thế cho một số doanh nghiệp đã có sẵn dự án, có sẵn sản phẩm nhà ở “áp đảo” thị trường, “áp đặt” được giá bán và đạt lợi nhuận rất cao (thậm chí là “siêu lợi nhuận”). Nguyên nhân chính dẫn đến ách tắc nguồn cung dự án nhà ở, nguồn cung sản phẩm nhà ở bắt nguồn từ một số “vướng mắc, xung đột pháp luật” và từ công tác thực thi pháp luật không thống nhất tại một số địa phương.

Đề xuất Chính phủ ban hành các sắc thuế mới

Để “đặc trị”sốt đất và bình ổn giá nhà, HoREA đề xuất sử dụng hiệu quả công cụ thuế và ban hành thuế bất động sản. Cụ thể, đánh thuế thu nhập cao đối với hành vi bán, chuyển nhượng lại nhà, đất ngay sau khi tạo lập; xem xét, quy định mức thuế suất rất cao nếu bán, chuyển nhượng lại nhà, đất trong năm đầu tiên và giữ mức thuế suất cao trong năm thứ hai, thứ ba. Các trường hợp bán, chuyển nhượng nhà, đất sau khi tạo lập được 3 năm, hoặc chứng minh được nhu cầu bán, chuyển nhượng nhà, đất là chính đáng, thì áp dụng thuế suất bình thường. Như vậy, sắc thuế này sẽ không ảnh hưởng đến người mua nhà để ở, có nhu cầu tạo lập nhà ở thực.

Cùng với đó, HoREA đề xuất đánh thuế người sở hữu nhiều nhà đất: Nguyên tắc là người sở hữu nhà đất dùng để ở thì chịu mức thuế thấp nhất. Người sở hữu nhiều nhà đất mà không dùng để ở, hoặc không sử dụng để sản xuất, kinh doanh, thì chịu mức thuế suất lũy tiến tùy theo số lượng nhà đất sở hữu. Trong trường hợp thị trường bất động sản bị đầu cơ, thì có thể áp dụng thuế suất rất cao để triệt tiêu ý chí đầu cơ. Sắc thuế này sẽ điều chỉnh và định hướng hành vi mua, bán, chuyển nhượng nhà, đất trên thị trường bất động sản hướng đến mục tiêu phát triển lành mạnh, ổn định.

Việc chậm đưa đất vào sử dụng, HoREA cũng cho rằng cần có sắc thuế đánh trên hành vi của người sử dụng đất chậm đưa đất vào sử dụng, với thuế suất cao nhằm triệt tiêu ý chí “găm giữ” đất, chậm đưa đất vào sử dụng và để chống đầu cơ đất đai.

Đặc biệt, HoREA đề xuất ban hành “thuế bất động sản”. HoREA cho biết, hiện nay hay hiện nay, người sở hữu nhà chưa phải nộp thuế tài sản nhà ở, mà mới chỉ phải nộp “thuế sử dụng đất phi nông nghiệp”, trong đó có “đất ở” với thuế suất đối với “đất ở” trong hạn mức là 0,03% bảng giá đất, nên mức nộp thuế rất thấp, gần như không đáng kể.

HoREA nhất trí với đề xuất của Bộ Tài chính về việc cần thiết xem xét ban hành “thuế bất động sản” đánh trên giá trị nhà và đất, để tạo nguồn thu ổn định và bền vững cho ngân sách nhà nước. HoREA chỉ đề nghị Bộ Tài chính cân nhắc kỹ thuế suất, để đảm bảo phù hợp với thu nhập phổ biến của số đông cá nhân, hộ gia đình là người có thu nhập trung bình, có thu nhập thấp ở nước ta.

Tuy nhiên, để không xảy ra tình trạng “thuế chồng thuế”, HoREA cho rằng cần phải thay thế phương thức thu “tiền sử dụng đất” - vốn đang là gánh nặng cho người mua nhà tại các dự án nhà ở (đối với dự án nhà chung cư, tiền sử dụng đất chiếm khoảng trên dưới 15% giá thành căn hộ) và cũng là gánh nặng cho người thực hiện thủ tục hợp pháp hóa quyền sở hữu nhà ở (xin cấp “sổ đỏ”).

Thay thế thu “tiền sử dụng đất” bằng “thuế đánh trên hành vi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp thành đất ở”, với thuế suất rõ ràng, vừa góp phần làm giảm giá thành dẫn đến làm giảm giá bán nhà, vừa minh bạch và loại trừ cơ chế “xin-cho” hiện nay, HoREA đề xuất.

Để sử dụng hiệu quả công cụ thuế và thuế suất để bình ổn khi có biến động của thị trường bất động sản, HoREA đề nghị Quốc hội giao thẩm quyền cho Chính phủ quyết định thuế suất chống đầu cơ, để kịp thời xử lý vàbình ổn thị trường bất động sản khi có biến động.

Quản lý chặt chẽ tín dụng vào bất động sản

Khi có dấu hiệu đầu cơ, sốt “bong bóng” bất động sản, HoREA đề nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xem xét nâng lãi suất tái cấp vốn, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm ngay tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn để cắt cơn sốt “bong bóng” bất động sản. Bên cạnh đó, sử dụng biện pháp giảm tỷ lệ cho vay tín dụng mua bất động sản để kiểm soát đầu tư “lướt sóng” cũng như kiểm soát chặt "tín dụng tiêu dùng", ngăn chặn việc chuyển một phần nguồn vốn vay xây nhà, sửa nhà, mua nhà, để "lướt sóng" khi thị trường bất động sản sốt nóng "bong bóng".

Ngoài ra, HoREA đề xuất kiểm soát chặt chẽ nguồn "tiền bẩn" mua bất động sản để "rửa tiền". HoREA cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2021, tăng trưởng tín dụng bất động sản 3%, tuy có cao hơn tăng trưởng tín dụng chung chỉ tăng 2,93% nhưng không quá bất thường. Như vậy, một câu hỏi lớn đặt ra là nguồn vốn đầu tư rất lớn làm cho thị trường bất động sản sốt nóng “bong bóng” hiện nay đến từ đâu ?

Để tháo gỡ “ách tắc”, tăng nguồn cung dự án và sản phẩm nhà ở để bình ổn thị trường bất động sản, HoREA cũng đề nghị Chính phủ sớm sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 18 Nghị định 99/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 30/2021/NĐ-CP); Điểm b, Khoản 2, Điều 8 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP); UBND cấp tỉnh xem xét giải quyết một số “vướng mắc”trong công tác thực thi pháp luật thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của địa phương gồm: Quy định chi tiết thực hiện Nghị định 148/2020/NĐ-CP; Quy trình, thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại.

Huyền Lê

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bắc Ninh: Tăng cường công tác quản lý đất đai, thu hồi 17 sổ đỏ do sai phạm

    (Xây dựng) - 17 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) tại khu phố Đồng Chuế, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh vừa bị thu hồi sau khi chính quyền phát hiện sai phạm trong quá trình cấp sổ. Người dân bức xúc khiếu nại, cho rằng việc mua bán đất là hợp pháp. Tuy nhiên, kết quả xác minh cho thấy cán bộ thôn đã lập phiếu thu sai ngày để hợp thức hóa hồ sơ…

    15:26 | 11/10/2024
  • Thanh Hóa: Công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất dự án khu dân cư và dịch vụ hơn 198 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi vừa ký và ban hành Quyết định số 4033/QĐ-UBND, về việc công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất Dự án khu dân cư và dịch vụ phía Nam Quốc lộ 47, thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, hơn 198 tỷ đồng.

    15:17 | 11/10/2024
  • Đảm bảo an toàn về môi trường đối với nhà lưu trú công nhân

    (Xây dựng) – Tại Điều 59 Nghị định số 100/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội quy định về đảm bảo an toàn về môi trường.

    14:30 | 11/10/2024
  • Kon Tum tăng cường kiểm soát thị trường bất động sản

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành văn bản yêu cầu các cơ quan, ban ngành trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản, nhằm ngăn chặn các hành vi đầu cơ, thổi giá và đảm bảo thị trường bất động sản phát triển bền vững.

    11:03 | 11/10/2024
  • Xu hướng phát triển văn phòng tích hợp công nghệ

    (Xây dựng) - Thị trường văn phòng toàn cầu đang hướng tới xu hướng văn phòng thông minh với ứng dụng công nghệ giúp nâng cao trải nghiệm của khách thuê, nhân viên văn phòng. Tại Việt Nam, xu hướng văn phòng thông minh đã bắt đầu xuất hiện. Chuyên gia Savills đánh giá văn phòng tích hợp công nghệ đang đem lại những tác động tích cực tới trải nghiệm của khách thuê và giải phóng sức lao động. Xu hướng này sẽ phát triển song hành với công nghệ, hứa hẹn đem lại nhiều tiện ích hơn trong tương lai.

    10:58 | 11/10/2024
  • Bài 2: Bất cập trong quản lý, sử dụng nhà ở xã hội và giải pháp khắc phục

    (Xây dựng) - Việc người nước ngoài thuê lại nhà ở xã hội tại Bắc Ninh đang đặt ra nhiều thách thức về quản lý và sử dụng, đòi hỏi sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để đảm bảo mục tiêu của chính sách nhà ở xã hội.

    10:43 | 11/10/2024
  • Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia để giải phóng nguồn lực đất đai

    Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương, các chính sách, pháp luật về quy hoạch, nhất là quy hoạch sử dụng đất quốc gia. Đây là ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, chiều 10/10.

    08:59 | 11/10/2024
  • Những đối tượng được miễn tiền thuê nhà ở cũ thuộc tài sản công

    (Xây dựng) - Khoản 2 và Khoản 3, Điều 67 Nghị định số 95/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở (có hiệu lực từ ngày 1/8/2024) quy định về miễn, giảm tiền thuê nhà ở cũ thuộc tài sản công.

    08:36 | 11/10/2024
  • Vĩnh Long: Cần hơn 100.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành Quyết định số 1741/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung Quyết định số 3052/QĐ-UBND ngày 09/11/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Vĩnh Long đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035. Theo Quyết định này, tổng nhu cầu vốn để phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 là 44.229 tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030 là 56.201 tỷ đồng.

    21:54 | 10/10/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Quy định mới về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi bị thu hồi đất

    (Xây dựng) - Ngày 10/10, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 70/2024/QĐ-UBND về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/10/2024.

    21:49 | 10/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load