Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 30/09/2024 11:08 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

HoREA đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản trong và sau đại dịch “Không bằng tiền mà bằng cơ chế”

21:32 | 11/06/2021

(Xây dựng) - Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có Văn bản chính thức gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Quy hoạch và Kiến trúc và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp bất động sản trong và sau đại dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố theo hình thức “không phải bằng tiền mà bằng cơ chế tháo gỡ khó khăn trong thủ tục đầu tư xây dựng”.

horea de nghi thanh pho ho chi minh ho tro doanh nghiep bat dong san trong va sau dai dich khong bang tien ma bang co che
Nhiều dự án bất động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh bị ách tắc về thủ tục đầu tư xây dựng cần cơ chế tháo gỡ khó khăn vướng mắc.

Theo Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng ứng lời kêu gọi của Lãnh đạo các cơ quan Trung ương và Thành phố, cộng đồng doanh nghiệp bất động sản đã đóng góp nguồn lực, cùng sát cánh với Nhà nước, đặc biệt là ngành Y tế phòng chống, kiểm soát đại dịch Covid-19.

Trong 05 tháng đầu năm 2021, các Tập đoàn và doanh nghiệp bất động sản thành phố đã hỗ trợ Quỹ phòng, chống đại dịch Covid-19 tổng giá trị hơn 1.500 tỷ đồng, điển hình như đóng góp của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát 1.450 tỷ đồng; Công ty Times Square 100 tỷ đồng; Tập đoàn Novaland 100 tỷ đồng; Tập đoàn Hưng Thịnh 100 tỷ đồng (bao gồm cả máy xét nghiệm SarsCoV giúp HCDC xét nghiệm 90 mẫu/lần và tài trợ vaccine); Tập đoàn Sơn Kim Land tài trợ nghiên cứu sản xuất vaccine ngừa Covid-19 của Việt Nam...

Hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp rất hoan nghênh bản “Tóm tắt nội dung dự kiến hỗ trợ doanh nghiệp trong và sau đại dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố” của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, HoREA và cộng đồng doanh nghiệp bất động sản không xin Nhà nước hỗ trợ bằng tiền mà chỉ xin hỗ trợ cơ chế tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong các thủ tục đầu tư xây dựng để tăng sức chống chịu và vượt qua đại dịch.

Thứ nhất, HoREA đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư sớm trình Ủy ban nhân dân thành phố “ban hành Văn bản hướng dẫn trình tự thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở trên địa bàn thành phố” theo chỉ đạo của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Lê Hòa Bình tại Văn bản số 382/TB-VP ngày 12/05/2021. Cụ thể, Hiệp hội đề xuất nội dung 04 bước thủ tục hành chính, gồm các bước như sau.

Bước 1. Sở Kế hoạch Đầu tư thực hiện thủ tục“chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư” đối với dự án nhà ở thương mại có quyền sử dụng đất, theo quy định của Luật Đầu tư 2020 và Nghị định 31/2021/NĐ-CP (có ghi tên “nhà đầu tư”).

Bước 2. Sở Quy hoạch Kiến trúc; hoặc Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện thực hiện thủ tục “phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, hoặc quy hoạch tổng mặt bằng” dự án nhà ở thương mại đã có Văn bản “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư”, Luật Xây dựng (sửa đổi) 2020 (Quy định “chủ đầu tư là nhà đầu tư được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận”).

Bước 3. Sở Tài nguyên Môi trường thực hiện thủ tục giao thuê đất, hoặc chuyển mục đích sử dụng đất, theo quy định của Luật Đất đai 2013.

Bước 4. Sở Xây dựng thực hiện thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở; cấp phép xây dựng; đồng thời Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Tài chính thực hiện song song thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính, tiền sử dụng đất và thông báo để chủ đầu tư thực hiện.

Thứ hai, HoREA đề nghị Sở Quy hoạch và Kiến trúc sớm trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành “quy định điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ khu đất do Nhà nước trực tiếp quản lý để tách thành dự án độc lập” theo chỉ đạo của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Lê Hòa Bình tại Văn bản số 126/TB-VP ngày 11/03/2021.

Thứ ba, HoREA đề nghị Chính phủ sớm tháo gỡ “ách tắc” về việc nhà đầu tư dự án nhà ở thương mại đã có quyền sử dụng đất là đất nông nghiệp, hoặc đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, nhưng không được công nhận là chủ đầu tư.

Hiện nay, theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 30/2021/NĐ-CP thì tất cả các dự án nhà ở thương mại mà nhà đầu tư đã có quyền sử dụng đất là đất nông nghiệp (100% đất nông nghiệp), hoặc đất phi nông nghiệp không phải là đất ở (100% đất phi nông nghiệp không phải là đất ở), nhưng không được công nhận là chủ đầu tư, mặc dù nhà đầu tư đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất các thửa đất này đúng quy định của Luật Đất đai 2013 và Luật Đầu tư 2020.

Đó cũng là lý do Hiệp hội đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố trình Chính phủ xem xét sớm sửa đổi Khoản 5 Điều 1 Nghị định 30/2021/NĐ-CP, để tháo gỡ “ách tắc”, giúp cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19.

Liên quan đến vấn đề cấp bách hiện nay là vaccine ngừa Covid-19, HoREA đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản khai thác được nguồn cung vaccine ngừa Covid-19.

Hiện nay, có các doanh nghiệp bất động sản thông qua một trong 31 đơn vị đầu mối được Chính phủ cho phép nhập khẩu vaccine ngừa Covid-19 để đảm bảo chất lượng và an toàn. Trong đó, có Công ty Cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh đàm phán nhập khẩu 500.000 liều vaccine Spunik V (CHLB Nga), Công ty TNHH Địa ốc Thành Phố (City Land) đàm phán nhập khẩu 2.000.000 liều vaccine Moderna (Hoa Kỳ).

Hiệp hội đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố quan tâm chỉ đạo cơ quan chức năng hỗ trợ về pháp lý cho các doanh nghiệp bất động sản, để sớm khai thác được nguồn cung vaccine ngừa Covid-19, đáp ứng một phần nhu cầu chủng ngừa vaccine cho nhân dân thành phố và người lao động của các doanh nghiệp.

Bài: HoREA đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản trong và sau đại dịch “Không bằng tiền mà bằng cơ chế” tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Ninh Nhi

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load