(Xây dựng) - Ngày 23/10, tại Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị - Bộ Xây dựng Việt Nam (Học viện AMC) và Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông Hàn Quốc tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án “Thành lập Trung tâm hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng” – Dự án VKC.
TS. Trần Hữu Hà, Giám đốc Học viện AMC khẳng định: Dự án VKC nhằm mục đích thành lập một trung tâm chuyên nghiệp thúc đẩy nghiên cứu, đào tạo và kết nối doanh nghiệp Hàn Quốc, Việt Nam với các địa phương về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng tiên tiến. |
Báo cáo tổng kết tại hội nghị cho biết, sau 03 năm, các kết quả chính đã đạt được của Dự án bao gồm: Tài liệu hướng dẫn về đô thị thông minh tại Việt Nam theo kinh nghiệm của Hàn Quốc, sản phẩm Dự án đã chia sẻ kinh nghiệm cách tiếp cận của Hàn Quốc về phát triển đô thị thông minh, đóng góp lớn vào dự thảo bộ tiêu chí đô thị thông minh của Bộ Xây dựng đang được lấy ý kiến để ban hành trong thời gian tới.
Thí điểm quy hoạch/kế hoạch tổng thể đô thị thông minh cho khu vực đô thị được hai bên cùng thống nhất lựa chọn (Khu đô thị An Vân Dương A và B – thành phố Huế); Cơ sở dữ liệu 3D cho Khu đô thị An Vân Dương A và B – thành phố Huế: Sản phẩm Dự án đã chia sẻ kinh nghiệm của Hàn Quốc về hệ thống thể chế cũng như cách tiếp cận giải pháp quy hoạch gắn với công nghệ thông minh và thí điểm lồng ghép vào đồ án quy hoạch phân khu đã được phê duyệt tại Khu đô thị An Vân Dương.
Trung tâm hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng (Trung tâm VKC) được thành lập và khánh thành vào ngày 13/8/2024 với các không gian trưng bày triển lãm công nghệ, mô hình đô thị thực tế ảo, phòng đào tạo, living lab và các hạng mục khác tại Học viện AMC được trang bị các trang thiết bị và giải pháp công nghệ đô thị thông minh, để trở thành Trung tâm kết nối hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc cũng như các quốc gia phát triển, kết nối các doanh nghiệp trong nước và quốc tế cũng như chính quyền đô thị tham gia vào phát triển đô thị thông minh bền vững tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Trung Thành, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế nhấn mạnh: Phát triển đô thị thông minh bền vững, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hiện đại hóa đất nước, cải cách hành chính hướng đến xây dựng Chính phủ số, tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. |
Các hoạt động tăng cường năng lực đào tạo, trao đổi công nghệ và hợp tác đào tạo công nghệ về đô thị thông minh: Các hội nghị đô thị thông minh do Cục Phát triển đô thị chủ trì, các chương trình đào tạo trong nước và tại Hàn Quốc, các hội nghị kết nối B2B do Học viện AMC chủ trì đã được tổ chức liên tục trong 3 năm thực hiện Dự án 2022-2024; kết quả đã góp phần nâng cao năng lực quản lý phát triển đô thị thông minh bền vững cho một số địa phương và kết nối các giải pháp công nghệ phù hợp với thực tiễn phát triển đô thị Việt Nam. Trung tâm VKC sẽ là nơi tiếp tục duy trì, kết nối nghiên cứu và hợp tác về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng của 02 nước Việt - Hàn trong thời gian tới.
Trung tâm VKC sẽ là nơi tiếp tục duy trì, kết nối nghiên cứu và hợp tác giữa các đối tác của 02 nước trong thời gian tới; là nơi hội tụ các kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp, kết nối doanh nghiệp với chính quyền đô thị, kết nối chia sẻ kinh nghiệm giữa các chính quyền đô thị 02 nước, thông qua các dự án hợp tác để tiếp tục chia sẻ các giải pháp phát triển đô thị thông minh bền vững, tổ chức các hội nghị, hội thảo, các khóa đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và phát triển đô thị tại các địa phương theo hướng thông minh bền vững.
Đồng thời, Dự án VKC sẽ hỗ trợ cho việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chiến lược phát triển ngành, công tác lập quy hoạch phát triển đô thị trên toàn quốc một cách bền vững thông qua: Xây dựng hướng dẫn về đô thị thông minh và thí điểm áp dụng quy trình công nhận đô thị thông minh; Thực hiện thí điểm thành công quy hoạch tổng thể đô thị thông minh; Tăng cường năng lực, trao đổi và hợp tác đào tạo công nghệ về đô thị thông minh để tiến tới hình thành được chuỗi đô thị thông minh trên phạm vi cả nước vào năm 2030.
Bên cạnh đó, kết quả của Dự án sẽ mang lại những đóng góp thiết thực, hiệu quả cho Việt Nam nói chung và Bộ Xây dựng nói riêng trong việc triển khai Đề án 950 “Phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đọan 2018-2025 và định hướng đến năm 2030”.
Sau 3 năm xây dựng, Trung tâm VKC được triển khai nhằm thúc đẩy nghiên cứu, đào tạo về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng tiên tiến để đóng góp vào sự phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam; từng bước cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Việt Nam trong việc thúc đẩy phát triển đô thị thông minh, bền vững đến năm 2030. Có thể nói, Trung tâm VKC được triển khai nhằm thúc đẩy nghiên cứu, đào tạo về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng tiên tiến ở Việt Nam. Đây sẽ là hội tụ các kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp, kết nối doanh nghiệp với chính quyền đô thị, kết nối chia sẻ kinh nghiệm giữa các chính quyền đô thị 02 nước, thông qua các dự án hợp tác để tiếp tục chia sẻ các giải pháp phát triển đô thị thông minh bền vững, tổ chức các hội nghị, hội thảo, các khóa đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và phát triển đô thị tại các địa phương theo hướng thông minh bền vững, đồng thời sẽ là nơi tiếp tục duy trì, kết nối nghiên cứu và hợp tác giữa các đối tác của 02 nước Việt Nam – Hàn Quốc trong thời gian tới
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Trung Thành, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Xây dựng) nhấn mạnh: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã chủ động trong việc xây dựng những định hướng phát triển đô thị thông minh bền vững, xây dựng đô thị xanh, ứng phó biến đổi khí hậu, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hiện đại hóa đất nước, cải cách hành chính hướng đến xây dựng Chính phủ số, tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Phát triển đô thị thông minh bền vững là một trong những động lực quan trọng để thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có thu nhập cao vào năm 2045. Đề án “Phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030” (Đề án 950) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 nhằm thúc đẩy phát triển các đô thị thông minh ở Việt Nam. Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh mục tiêu: Cần phát triển kiến trúc đô thị hiện đại, xanh, thông minh, giàu bản sắc, các yếu tố văn hóa đặc trưng được giữ gìn và phát huy.
Hai Bộ đã hợp tác chặt chẽ trong công tác xây dựng các thể chế, chính sách quản lý Nhà nước, trong công tác xây dựng Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi. Bộ đã hỗ trợ Bộ Xây dựng trong công tác xây dựng quy hoạch đô thị và nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội và xây dựng thành phố thông minh. Dự án VKC triển khai đã đạt được những kết quả tích cực thông qua việc xây dựng, hướng dẫn về đô thị thông minh, xây dựng Bộ tiêu chí hướng dẫn về xây dựng đô thị thông minh, thí điểm quy hoạch Khu đô thị An Dương Vương – Thừa Thiên Huế và thành lập Trung tâm VKC, đào tạo 20 khóa về đô thị thông minh trên cả nước là những kết quả nổi bật nhất của Dự án.
Trên cơ sở những kết quả đạt được, Bộ Xây dựng Việt Nam và Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông Hàn Quốc đang tích cực đề xuất 2 Chính phủ triển khai Dự án VKC giai đoạn 2. Bộ Xây dựng mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông Hàn Quốc nhằm tăng cường sự phát triển đô thị thông minh bền vững tại Việt Nam.
Ông Vũ Anh Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Quy hoạch - Kiến trúc nhấn mạnh: Kết quả của dự án đã đạt được những mục tiêu đề ra, thực hiện theo Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là hình thành chuỗi đô thị tại Việt Nam. |
Ông Vũ Anh Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Quy hoạch - Kiến trúc: Kết quả của dự án đạt được những mục tiêu đề ra, mục tiêu thực hiện theo Nghị quyết 06 là hình thành chuỗi đô thị tại Việt Nam. Qua thực hiện Hợp phần 2, chúng tôi được tiếp cận yêu cầu, nội dung, phương pháp quy hoạch đô thị thông minh. Thời kỳ mới hiện nay đặt ra yêu cầu về công tác quy hoạch là tiếp cận yêu cầu mới trong công tác quy hoạch đô thị thông minh. Luật quy hoạch sẽ được thảo luận ngày 25/10 và sẽ được Quốc hội thông qua ngày 26/10/2024, cho chúng ta thấy việc thực hiện dự án trong giai đoạn này rất quan trọng. Những mong muốn tiếp theo có thể tiếp tục hoàn thiện nhưng cần phải có hướng dẫn rõ hơn về lập quy hoạch đô thị thông minh, việc ứng dụng các trang thiết bị ngay từ khi lập quy hoạch. Chúng tôi mong muốn đề xuất được tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng đô thị thông minh trong thời gian tới.
TS. Lưu Đức Minh, Phó Giám đốc Học viện AMC, Giám đốc Dự án VKC cho biết: Thời gian tới, cần duy trì hoạt động và khai thác Trung tâm VKC để thúc đẩy hợp tác đô thị thông minh Việt Nam - Hàn Quốc, hỗ trợ phát triển đô thị và nhà ở tại Việt Nam, tăng cường năng lực quản lý phát triển đô thị thông minh bền vững. |
TS. Lưu Đức Minh, Phó Giám đốc Học viện AMC, Giám đốc Dự án VKC cho biết: Thời gian tới, cần duy trì hoạt động và khai thác Trung tâm VKC để thúc đẩy hợp tác đô thị thông minh Việt Nam - Hàn Quốc, hỗ trợ phát triển đô thị và nhà ở tại Việt Nam, tăng cường năng lực quản lý phát triển đô thị thông minh bền vững dựa trên Biên bản thỏa thuận ghi nhớ mới nhất về phát triển đô thị và nhà ở giữa Bộ MOLIT và Bộ Xây dựng được ký kết vào ngày 16/7/2024. Tổ chức các hội nghị, hội thảo xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn hướng dẫn đô thị thông minh. Hợp phần 3 và 4 Học viện AMC thực hiện sẽ tập trung vào các chương trình đào tạo và chuyển giao công nghệ…
Trung tâm VKC xây dựng được triển khai nhằm thúc đẩy nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng tiên tiến ở Việt Nam. |
Trong thời gian tới, đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng đề nghị Đại sứ quán Hàn Quốc và Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ Bộ Xây dựng Việt Nam trong việc trao đổi thông tin, pháp luật, chính sách, kinh nghiệm phát triển đô thị và nhà ở, đặc biệt là phát triển đô thị thông minh, nhà ở xã hội; tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý xây dựng và đô thị tại Việt Nam.
Lễ khánh thành Trung tâm VKC. |
Ngày 12/5/2022, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký Quyết định số 38/QĐ-BXD phê duyệt văn kiện hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc thực hiện Dự án Trung tâm VKC. Dự án Trung tâm VKC nhằm mục đích thành lập một trung tâm chuyên nghiệp thúc đẩy nghiên cứu và đào tạo về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng tiên tiến để đóng góp vào sự phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam, từng bước cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Việt Nam trong việc thúc đẩy phát triển đô thị thông minh bền vững đến năm 2030 và tăng cường mối quan hệ giữa Việt Nam - Hàn Quốc nói chung, giữa Bộ Xây dựng Việt Nam – Bộ Đất đai, hạ tầng, Giao thông Hàn Quốc nói riêng. Dự án Trung tâm VKC được triển khai thực hiện sẽ góp phần đẩy nhanh công tác thực hiện Đề án 950 thông qua việc xây dựng hướng dẫn về đô thị thông minh tại Việt Nam và các hoạt động tăng cường năng lực đào tạo, trao đổi công nghệ về đô thị thông minh. Về phía Việt Nam: Bộ Xây dựng giao nhiệm vụ triển khai Dự án cho Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị, Cục Phát triển đô thị, Vụ Quy hoạch - Kiến trúc và các đơn vị liên quan. Phía Hàn quốc đơn vị chịu trách nhiệm chính là: Viện Kỹ thuật công trình và Công nghệ xây dựng Hàn Quốc (KICT), Viện Nghiên cứu định cư con người Hàn Quốc (KRIHS); Tập đoàn đất đai và nhà ở Hàn Quốc (LH); Cơ quan công nghệ hạ tầng tiên tiến Hàn quốc (KAIA). Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị được Bộ Xây dựng giao là chủ dự án có trách nhiệm phối hợp với Nhà tài trợ nước ngoài giám sát tiến độ và chất lượng của Dự án; là đơn vị điều phối Dự án; trực tiếp thực hiện, khai thác và sử dụng kết quả đầu ra các Hợp phần 3 và 4 về thành lập Trung tâm VKC và tăng cường năng lực đào tạo, trao đổi công nghệ và hợp tác đào tạo công nghệ về đô thị thông minh. |
Khánh Diệp – Tuấn Nghĩa
Theo