Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 10/10/2024 10:26 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hiệp hội Các doanh nghiệp khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị “Xã hội hóa” trong tiêm ngừa vắc-xin Covid-19

10:20 | 30/08/2021

(Xây dựng) - Ngày 29/8, Hiệp hội Các doanh nghiệp khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã kiến nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Thành phố Hồ Chí Minh cho phép đơn vị này được “Xã hội hóa” về tổ chức nhân sự y tế tiêm vắc-xin mũi 2 cho công nhân “3 tại chỗ” của 18 khu.

hiep hoi cac doanh nghiep khu cong nghiep thanh pho ho chi minh kien nghi xa hoi hoa trong tiem ngua vac xin covid 19
18 khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất “Xã hội hóa” trong tiêm ngừa vắc-xin Covid-19.

Theo ông Nguyễn Văn Bé – Chủ tịch Hiệp hội Các doanh nghiệp khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, để giảm áp lực về nhân sự y tế cho các quận, huyện tổ chức tiêm vắc-xin mũi 2 cho đối tượng “3 tại chỗ” và “vét” mũi 1 cho công nhân của 18 khu chế xuất – khu công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh theo kiến nghị tại Văn bản số 75/HBA, ngày 26/08/2021, Chủ tịch Hiệp hội Các doanh nghiệp khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục kiến nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Thành phố Hồ Chí Minh cho phép đơn vị này được “Xã hội hóa” trong tiêm ngừa vắc-xin Covid-19.

Theo đó, để thực hiện “Xã hội hóa” trong tiêm ngừa vắc-xin, công ty đầu tư hạ tầng và doanh nghiệp các khu có thể ký kết với bệnh viện tư nhân, các tổ chức y tế bên ngoài công lập tổ chức các đội tiêm theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Cụ thể, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và Sở Y tế sẽ cung cấp vắc-xin và bác sỹ giám sát (nếu cần) để tổ chức các điểm tiêm của từng khu chế xuất – khu công nghiệp và khu công nghệ cao đúng thời hạn 9 tuần kể từ khi tiêm ngừa mũi 1 cho công nhân các khu.

Ông Nguyễn Văn Bé cho rằng, ngày 11/8, Công ty TNHH Intel Products Việt Nam đã cùng với Bệnh viện Bắc Mỹ nhận vắc-xin của Sở Y tế đã tiêm đợt "vét" cho công nhân tại khu an toàn. Mô hình “Xã hội hóa” này có thể nhân rộng ra 18 khu trong toàn thành phố.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Bé, đến nay đã có khoảng 250.000 công nhân tiêm mũi 1 (chủ yếu là vắc-xin AstraZeneca) đã quá thời hạn 9 tuần theo quy định. Trong đó, riêng công nhân “3 tại chỗ” có khoảng 60.000 lao động.

Để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người lao động, Hiệp hội Các doanh nghiệp khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 giao cho Ban Quản lý khu chế xuất – công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và Ban Quản lý khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh lập danh sách cụ thể của công nhân "3 tại chỗ" và công nhân chưa đi làm nhưng ở các khu lưu trú công nhân, khu nhà trọ, nhà ở mà cự ly có thể đến tiêm ngừa mũi 2.

“Công ty đầu tư hạ tầng cùng doanh nghiệp các khu sẽ ký kết với bệnh viện tư và các tổ chức y tế ngoài công lập tổ chức tiêm ngừa mũi 2 và mũi 1 “vét” theo quy định của ngành Y tế”, ông Nguyễn Văn Bé cam kết.

Bên cạnh đó, đối với công nhân tại các khu chưa đi làm và cũng không có điều kiện đến điểm tiêm ngừa tại các khu, ông Bé kiến nghị Ban chỉ đạo y tế quận, huyện, phường, xã cho họ tiêm ngừa mũi 2 hoặc mũi 1 "vét" trên tinh thần không phân biệt "thường trú hay tạm trú", "thành phố hay tỉnh lẻ".

Ngoài ra, đối với đối tượng công nhân đã tiêm mũi 1 cách nay 9 tuần, chưa đi làm nhưng lại cư trú ở khu vực giáp ranh với Thành phố Hồ Chí Minh như: ở tại Dĩ An, Thuận An, tỉnh Bình Dương làm việc tại Khu chế xuất Linh Trung; ở Đức Hòa, tỉnh Long An làm việc tại Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi; ở Đồng Nai làm việc tại khu công nghệ cao hoặc ở Cần Giuộc, tỉnh Long An làm việc ở Khu công nghiệp Hiệp Phước... cũng cần thông báo để y tế chính quyền sở tại hỗ trợ việc tiêm mũi 2.

“Nếu được, các khu và doanh nghiệp sẽ thông báo cho công nhân quay về tiêm ngừa tại điểm gần nhất tại khu giáp ranh do doanh nghiệp tổ chức để tiêm mũi 2”, ông Bé đề nghị.

Chủ tịch Hiệp hội Các doanh nghiệp khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết, hiện nay, Công ty Sepzone Linh Trung đã chuẩn bị sẵn sàng nhà xưởng trống khoảng 1.500m2 để làm “bệnh viện dã chiến”. Bệnh viện Đa khoa Thủ Đức đảm nhiệm điều hành, vận hành theo kế hoạch mà Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Thành phố đã đồng ý trước đó. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thấy cơ quan y tế triển khai lắp đặt trang thiết bị y tế cơ bản.

Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Văn Bé mong muốn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm, triển khai thực hiện như nhiều tỉnh, thành đã làm.

Đồng thời, ông Nguyễn Văn Bé cũng cho biết, ngày 27/8/2021, đơn vị này đã phát động "Chương trình đồng hành cùng doanh nghiệp chăm sóc sức khỏe người lao động” với sự tham gia trực tuyến của cả trăm doanh nghiệp. Chương trình đã kết nối được 15 đơn vị nòng cốt như: Hiệp hội Thầy thuốc Trẻ (Chủ tịch: Bác sỹ Phan Minh Hoàng), Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Chủ tịch: Doanh nhân Nguyễn Ngọc Dũng), Liên Minh Chuyển đổi Số (Chủ tịch: Doanh nhân Nguyễn Ngọc Quỳnh)… và hàng chục bệnh viện tư của thành phố.

Tâm Bút

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load