Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 12/10/2024 11:31 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hải Phòng: Xây dựng Nông thôn mới cuộc bứt phá ngoạn mục

21:10 | 04/04/2020

(Xây dựng) - Từ trung tâm thành phố, dù có đi bất cứ ngả đường nào về các huyện lỵ đều có thể nhận thấy sự thay đổi vượt bậc về cơ sở hạ tầng, làm thay đổi diện mạo của khu vực ngoại thành thành phố Hải Phòng. Có được những kết quả như hiện nay, là câu chuyện dài trong 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, để thấy Hải Phòng đã dồn tâm sức, nguồn lực tuyệt đối để nông thôn đổi mới ra sao.

hai phong xay dung nong thon moi cuoc but pha ngoan muc
Xây dựng Nông thôn mới tại Hải Phòng cuộc bứt phá ngoạn mục.

Ý Đảng và lòng dân, trên dưới cùng quyết tâm cao

Năm 2010, thành phố Hải Phòng bắt đầu tổ chức thực hiện xây dựng Nông thôn mới trên phạm vi địa bàn 139 xã, 7 huyện, trên diện tích tự nhiên 120.000ha (chiếm khoảng 80% diện tích đất thành phố). Khi bắt đầu triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, theo kết quả rà soát, số tiêu chí về Nông thôn mới bình quân đạt 5,76 tiêu chí/xã, nhiều xã mới đạt 2 - 3 tiêu chí.

Tuy nhiên, xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, Hải Phòng đã huy động sự vào cuộc thực sự của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong triển khai xây dựng Nông thôn mới. Các cơ chế, chính sách được ban hành kịp thời, đồng bộ, đổi mới, trong đó nhiều cơ chế hỗ trợ phát triển hiệu quả cao, cụ thể: Năm 2016, thành phố đã ban hành cơ chế ngân sách thành phố hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng hạ tầng xã Nông thôn mới; xác định mức hỗ trợ bình quân cụ thể cho mỗi xã để hoàn thành, đạt chuẩn theo lộ trình từng năm (25 xã 2016-2017: hỗ trợ 22 tỷ đồng/xã; 15 xã 2018: hỗ trợ 24 tỷ đồng/xã; 50 xã 2019: hỗ trợ 25 tỷ đồng/xã). Từ năm 2016 phân cấp quản lý vốn đầu tư cho các huyện cả về xây dựng Nông thôn mới và đầu tư xây dựng cơ bản để địa phương chủ động xây dựng kế hoạch, cân đối, bố trí nguồn lực, tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành Chương trình. Ưu tiên đầu tư nguồn lực lớn từ ngân sách để thực hiện Chương trình, tổng vốn nguồn vốn ngân sách địa phương (thành phố, huyện, xã) đạt 25.727 tỷ đồng, chiếm 55% tổng nguồn vốn huy động. Mức đầu tư từ ngân sách tăng theo các năm, giai đoạn 2016 - 2019 tăng 2 lần so với giai đoạn 2010 - 2015.

hai phong xay dung nong thon moi cuoc but pha ngoan muc
Nông thôn mới Vĩnh Bảo.

Đáng phấn khởi, Hải Phòng đã huy động hiệu quả các nguồn lực ngoài ngân sách để xây dựng Nông thôn mới; trong đó, nhân dân tham gia đóng góp đạt 6.588 tỷ đồng, chiếm 14%. Huy động tốt nguồn vốn tín dụng đạt 10.613 tỷ đồng, chiếm 23%. Giai đoạn 2016 -2019, huy động nguồn vốn doanh nghiệp, hợp tác xã đạt 3.653 tỷ đồng.

Vẫn biết việc thành công thường do nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tố, riêng đối với Hải Phòng, thành công có thể nói là do lựa chọn đúng phương cách: Cấp ủy, chính quyền có chủ trương đúng, hợp lòng dân, quan tâm đến mọi việc, lại có cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo động lực sẽ có điều kiện đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống, nhân dân cùng hăng hái tham gia, nhờ đó mà tạo thành phong trào xây dựng nông thôn mới rộng rãi và hiệu quả.

Kết quả vượt bậc

Mặc dù còn một số tồn tại, hạn chế: Chuyển dịch cơ cấu sản xuất chưa mạnh sang sản xuất rau màu và cây ăn quả; công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp chậm hình thành; sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu còn ít. Việc đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp có chuyển biến nhưng kết quả chưa cao; dịch bệnh trong nông nghiệp diễn biến phức tạp. Tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn chưa giải quyết triệt để, chất thải rắn thu gom và xử lý bằng công nghệ đơn giản; tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn nước sạch đô thị chưa cao. Đầu tư cho cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn còn chưa đúng mức. Diện tích đất trồng lúa 2 vụ người dân bỏ không sản xuất khoảng 3.000 ha, chiếm 3,6% diện tích đất trồng lúa (83.200 ha)...

Nhưng không thể không khẳng định, Hải Phòng đã đạt những kết quả bước đầu trong công cuộc xây dựng Nông thôn mới thật rực rỡ. Đến hết năm 2019, Hải Phòng có 139/139 (đạt 100%) xã hoàn thành xây dựng Nông thôn mới, vượt trước 01 năm so với kế hoạch cua thành phố và chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn bình quân chung cả nước (50,26%), Đồng bằng sông Hồng (83,59%) và các tỉnh vùng duyên hải Bắc Bộ (94,41%).

hai phong xay dung nong thon moi cuoc but pha ngoan muc
Đường đôi Vĩnh Bảo, Hải Phòng.

Kết cấu hạ tầng nông thôn (giao thông, thuỷ lợi, trường học, văn hoá, thông tin truyền thông…) được đầu tư mở rộng, nâng cấp cơ bản đồng bộ, hiện đại làm thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, nâng cao điều kiện sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đặc biệt là hệ thống giao thông, trường học các cấp được ưu tiên đầu tư. Trong 10 năm đã xây dựng, nâng cấp, cải tạo: 5.711 km đường giao thông; 269 trạm bơm điện, kiên cố hóa 231,9 km kênh, nạo vét trên 4.600 km kênh mương; 393,65 km đường dây trung thế, hạ thế; 1.137 trạm biến áp; 559 công trình trường học các cấp; 629 công trình văn hoá; 50 chợ nông thôn; 48 công trình y tế, 37 hệ thống cấp nước đạt quy chuẩn nước đô thị.

Đúng như mục tiêu cuối cùng của Chương trình là đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, tại Hải Phòng, đời sống của người dân khu vực nông thôn ngày càng khấm khá, với những con số thuyết phục về tốc độ tăng thu nhập hàng năm. Thu nhập đầu người khu vực nông thôn năm 2019 đạt 55 triệu đồng/người/năm (thu nhập bình quân khu vực nông thôn cả nước năm 2018 đạt 35,8 triệu đồng/người/năm), tăng 39,49 triệu đồng so với năm 2010 (15,51 triệu đồng/người/năm) và tăng 18,05 triệu đồng so với năm 2015 (36,95 triệu đồng/người/năm). Tốc độ tăng thu nhập bình quân hàng năm là 15,1%/năm.

Chất lượng nhiều tiêu chí đạt ở mức cao hơn so với chuẩn Nông thôn mới của Trung ương và trung bình cả nước, như: Đường giao thông trục thôn, xóm, nội đồng được bê tông hoá (Trung ương quy định chỉ cần cứng hoá). Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp tưới, tiêu chủ động đạt 100% (Trung ương quy định 80%). Tỷ lệ hộ nông thôn được sử dụng nước sạch nông thôn đạt 92,1% (Trung ương quy định 65%). Tỷ lệ hộ nghèo còn 1% (cả nước 4,5%).

Chương trình hỗ trợ xi măng là điển hình tiêu biểu trong thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Bắt đầu từ năm 2013, tổng nguồn lực huy động thực hiện 5.201 tỷ đồng, trong đó các huyện đã huy động được nguồn lực từ nhân dân đạt 4.455 tỷ đồng, chiếm 85,8%, ngân sách thành phố chi để thực hiện là 745 tỷ đồng, chiếm 14,2%. Trong đó, phần kinh phí đóng góp của nhân dân gồm: 1,3 triệu ngày công, tương ứng 385 tỷ đồng; diện tích hiến đất 420ha đất, tương ứng 3.200 tỷ đồng và khoảng 915 tỷ đồng giá trị vật tư khác… Hỗ trợ xi măng làm đường giao thông thôn, xóm, khu dân cư tại các huyện đã tiết kiệm được khoảng 5.665 tỷ đồng tương ứng với khoảng 52% giá trị công trình theo suất đầu tư của cơ quan Nhà nước.

Năm 2020, Hải Phòng dành 1.083,79 tỷ đồng ngân sách thành phố để xây dựng thí điểm 8 xã Nông thôn mới kiễu mẫu (bình quân 135 tỷ đồng/ xã), tập trung vào các nội dung chủ yếu: giao thông, rãnh thoát nước, điện chiếu sáng, môi trường.

PV

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load