Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 14:57 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Hải Phòng: Xây dựng huyện Thủy Nguyên trở thành thành phố trước năm 2025

16:57 | 13/06/2024

(Xây dựng) - Thành phố Hải Phòng đã và đang tập trung nguồn lực để hiện thực hóa mục tiêu đưa huyện Thủy Nguyên trở thành thành phố trước năm 2025. Đây được coi là định hướng và động lực mới để Hải Phòng tiếp tục phát triển bứt phá mạnh mẽ hơn nữa.

Hải Phòng: Xây dựng huyện Thủy Nguyên trở thành thành phố trước năm 2025
Một góc đô thị huyện Thủy Nguyên.

Ông Nguyễn Huy Hoàng – Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên chia sẻ, trước thời cơ và vận hội mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn huyện đã nỗ lực đoàn kết, năng động, sáng tạo, quyết liệt, triển khai với quyết tâm cao nhất trong thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng này. Trong nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí để trở thành thành phố, huyện Thủy Nguyên đang tăng tốc phát triển hạ tầng đô thị, giao thông, công nghiệp… làm “hạt nhân” thu hút đầu tư và động lực thúc đẩy tăng trưởng của địa phương.

Từ một địa phương rộng lớn và đông dân nhất Hải Phòng với 37 xã, thị trấn và trên 390.000 người, trong đó có nhiều xã từng được coi là “xã miền núi”, nhưng trong 10 năm qua, Thủy Nguyên liên tục đạt mức tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 15,6%/năm; quy mô tổng giá trị sản xuất năm 2022 đạt gần 41 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 4 lần so với năm 2013. Theo đó, tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Thủy Nguyên năm 2021 là 17,18%, năm 2022 là 17,22% và năm 2023 là 17,03%. Như vậy, tăng trưởng kinh tế trung bình ba năm qua của huyện đã có sức tăng trưởng mạnh mẽ là 17,14%.

Cũng theo đó, Thủy Nguyên từ địa phương nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, đến nay, giá trị sản xuất các ngành công nghiệp, dịch vụ chuyển dịch nhanh và lên tới 93,2%; nông-lâm-thủy sản chỉ còn chiếm gần 7%.

Nếu sản xuất công nghiệp trước đây chủ yếu dựa vào khai thác, sản xuất xi-măng, đóng tàu, đúc kim loại… thì đến thời điểm này, sản xuất công nghiệp cũng dịch chuyển mạnh với hoạt động sản xuất công nghiệp phụ trợ, linh kiện điện tử, sản phẩm thời trang, dịch vụ hậu cần tàu biển….

Bên cạnh đó, các khu công nghiệp lớn trên địa bàn nhanh chóng hình thành, thu hút mạnh mẽ đầu tư phát triển như: Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền, Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP, cùng 5 cụm công nghiệp và các làng nghề truyền thống như đúc Mỹ Đồng với các sản phẩm cơ khí chính xác đã được xuất khẩu đi các nước châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản....

Thủy Nguyên cũng là địa phương có số thu ngân sách cao của Hải Phòng với tốc độ tăng thu bình quân 47,5%/năm. Từ năm 2022, Thủy Nguyên đã bảo đảm được tự chủ thu, chi ngân sách. Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2023, Thủy Nguyên có tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt gần 21 nghìn tỷ đồng, gấp 2,7 lần so với tổng vốn đầu tư của cả năm 2013. Cụ thể, tổng thu ngân sách Thủy Nguyên năm 2023 đạt trên: 4.700 tỷ đồng, tổng chi ngân sách gần 4.700 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 80 triệu đồng/người, trong khi đó thu nhập bình quân cả nước năm 2023 là 59,4 triệu đồng. Như vậy, thu nhập bình quân đầu người gấp 1,35 lần so với cả nước.

Huyện hiện có gần 1.800 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng số vốn và tài sản ước hơn 82 nghìn tỷ đồng, doanh thu hơn 50 nghìn tỷ đồng, đóng góp cho ngân sách Nhà nước trung bình hơn 1.100 tỷ đồng/ năm.

Trong thời gian gần đây, với tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh, huyện Thủy Nguyên đã mang vóc dáng đô thị hiện đại, sôi động, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao; nhu cầu xây dựng nhà ở của cư dân, các công trình công cộng, phúc lợi xã hội phát triển mạnh, hình thành nên một đô thị khang trang, hiện đại, năng động. Nhiều khu đô thị mới, khu dân cư mới như: Khu Trung tâm chính trị - hành chính mới của thành phố Hải Phòng, Khu đô thị VSIP, Khu đô thị Quang Minh Green City, Khu đô thị Hoàng Huy New City... đã đáp ứng nhu cầu nhà ở và tăng hình ảnh đô thị của nhân dân trên địa bàn đô thị Thủy Nguyên.

Thủy Nguyên tiến đến trở thành trung tâm công nghiệp của thành phố Hải Phòng với ba khu công nghiệp chính: VSIP và Nam Cầu Kiền là hai khu công nghiệp đã hiện hữu, mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách thành phố, giá trị xuất khẩu lên đến 20 tỷ USD, tạo việc làm và thu nhập tốt cho hơn 100.000 lao động. Ngoài ra trên địa bàn còn có Khu công nghiệp Thủy Nguyên hiện đang thu hút đầu tư phát triển. Là trung tâm công nghiệp không chỉ tạo công ăn việc làm, thay đổi cuộc sống của người dân mà còn là tâm điểm thu hút giới đầu tư trong và ngoài nước nhờ môi trường đầu tư hiệu quả, thân thiện và an toàn.

Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên Nguyễn Huy Hoàng nhấn mạnh, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội theo hướng đô thị, đồng bộ, hiện đại luôn là mục tiêu và đích đến trong các chương trình phát triển của Thủy Nguyên. Cùng với hàng loạt dự án khu công nghiệp, khu đô thị mới, hạ tầng giao thông quy mô lớn được đồng loạt triển khai, chương trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương cũng được hoạch định với các công trình hạ tầng mang vóc dáng của đô thị trong tương lai.

Để phục vụ công cuộc tái thiết và xây dựng lớn lao này, từ năm 2013 đến nay, huyện đã thực hiện giải phóng mặt bằng 150 dự án với tổng diện tích thu hồi lên tới hơn 1.600ha và hơn 27.500 hộ dân, 60 tổ chức đã di dời nơi ở cũ, nhường đất cho các dự án. Chỉ tính riêng trong 3 năm (từ năm 2020-2023), có 11.600 hộ dân và tổ chức đã di dời để bàn giao mặt bằng hơn 477ha đất thực hiện các dự án vì sự phát triển mạnh mẽ của chính mảnh đất nơi đây và của thành phố Cảng.

Nhờ sự quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng, sự đồng thuận của đông đảo người dân, các công trình, dự án giao thông lớn, quan trọng trong kết nối vùng như: Mở rộng Quốc lộ 10, Đường tỉnh 359, đường Máng Nước, đường Đỗ Mười kéo dài, cầu Dinh, cầu Hoàng Văn Thụ, cầu Lại Xuân, cầu Bến Rừng, Đường tỉnh 352… được đẩy mạnh tiến độ thi công, sớm hoàn thành đáp ứng nhu cầu phát triển.

Đặc biệt, Dự án Trung tâm Chính trị - Hành chính thành phố Hải Phòng, cùng hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ trên diện tích rộng 324ha, tổng mức đầu tư 10 nghìn tỷ đồng tại Khu đô thị Bắc sông Cấm - công trình trọng điểm lớn của thành phố Cảng, được khởi công xây dựng theo tiến độ và sẽ hiện thực hóa kỳ vọng Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ 17, nhiệm kỳ 2025-2030 sẽ được tổ chức tại thành phố Thủy Nguyên theo dự kiến.

Cùng với đó là hàng loạt các dự án khu đô thị mới như Vinhomes Vũ Yên, Hoàng Huy New City, Hoàng Huy Green River, Quang Minh Green City… đã và đang hình thành sẽ góp phần nâng tầm diện mạo đô thị của Thủy Nguyên trong tương lai rất gần.

Duyên Hải

Theo

Cùng chuyên mục
  • Tương lai nào cho chiếu sáng đô thị?

    (Xây dựng) – Tại Hội thảo “Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển chiếu sáng đô thị hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0” diễn ra sáng 6/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia cho rằng: Chiếu sáng đô thị rất quan trọng trong phát triển hiện nay. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư công dành cho chiếu sáng công cộng chưa tương xứng với quy hoạch cũng như dự báo định hướng từ cơ quan chức năng.

  • Nghệ An: Đẩy mạnh bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh

    (Xây dựng) - Ngày 6/9, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện AMC) đã phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Nghệ An tổ chức triển khai khóa “Bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh bền vững” thuộc Dự án thành lập Trung tâm Hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng.

  • Thừa Thiên – Huế: Dự án phát triển các đô thị xanh kéo dài đến bao giờ?

    (Xây dựng) - Dự án chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - Tiểu dự án Thừa Thiên – Huế, vừa được UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện đến ngày 30/6/2028.

  • Thái Nguyên: Quy hoạch phát triển đô thị theo hướng hiện đại bền vững

    (Xây dựng) – Phát triển đô thị bền vững luôn là mục tiêu của tất cả các địa phương trong cả nước, nhằm chuyển dịch cơ cấu, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Với tỉnh Thái Nguyên, phát triển hạ tầng bền vững gắn với phát triển đô thị theo hướng hiện đại đã và đang trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2021-2030.

  • Xây dựng Huế trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

    (Xây dựng) – Xây dựng Thừa Thiên - Huế thành một trung tâm văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa Huế, hướng tới một xứ sở hạnh phúc, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

  • Xây dựng thị trấn Nam Giang trở thành đô thị vệ tinh quan trọng của thành phố Nam Định

    (Xây dựng) - Vừa qua, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định số 1672/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Nam Giang đến năm 2035. Theo đó, thị trấn Nam Giang (huyện Nam Trực) trở thành đô thị vệ tinh quan trọng của thành phố Nam Định, là một trong hai cực trung tâm của vùng liên huyện Nam Trực - Trực Ninh với vị thế là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Nam Trực; là đô thị cửa ngõ phía Nam của thành phố Nam Định gắn với miền ảnh hưởng của các hành lang kinh tế động lực chủ đạo và nhiều chức năng kinh tế - xã hội mang tính kết nối liên huyện.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load