Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 21:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Hải Hà (Quảng Ninh): Phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao trong năm 2023

11:17 | 15/11/2023

(Xây dựng) - Sau hơn 10 năm triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), năm 2021, huyện Hải Hà đã về đích NTM và đang nỗ lực, quyết tâm triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng các tiêu chí huyện đạt chuẩn NTM, phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu.

Hải Hà (Quảng Ninh): Phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao trong năm 2023
Quang cảnh huyện miền núi Hải Hà nhìn từ trên cao (ảnh: Phạm Công).

Hải Hà là huyện miền núi biên giới nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, có tổng diện tích tự nhiên 69.013ha, có vị trí then chốt về quốc phòng, an ninh, đồng thời có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với 35 km đường bờ biển và 17,2km đường biên giới trên bộ giáp với Trung Quốc. Sau hơn 10 năm xây dựng NTM, đến hết năm 2020, Hải Hà đạt chuẩn 9 tiêu chí huyện NTM, được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM theo Quyết định số 1896/QĐ-TTg, ngày 11/11/2021, với 10/10 xã được công nhận đạt chuẩn NTM.

Ngày 29/8/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 59/2001/NĐ-CP chia huyện Quảng Hà thành 2 huyện Hải Hà và Đầm Hà. Tại thời điểm chia tách, huyện Hải Hà đối diện với rất nhiều khó khăn khi là địa phương thuần nông, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông, lâm, ngư nghiệp chiếm trên 80%, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm chỉ đạt 3-5%, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 18%. Năm 2010, toàn huyện chưa có xã nào đạt chuẩn NTM, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt mức 23,3 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo là 26,61%. Đến hết năm 2020, 10/10 xã trên địa bàn huyện đã đạt chuẩn NTM; đạt chuẩn 9 tiêu chí huyện NTM; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 56,1 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm còn 0,87%; Đến năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của huyện NTM Hải Hà đạt 87,8 triệu đồng, tăng gấp 16 lần so với năm 2001. Ngược dòng thời gian như vậy để thấy rằng từ nỗ lực vượt bậc của các cấp, các ngành, đơn vị, cơ sở, đặc biệt là sự vào cuộc tích cực của toàn thể nhân dân trên địa bàn huyện, chương trình xây dựng NTM ở Hải Hà đã đạt được những thành quả rõ nét.

Hải Hà (Quảng Ninh): Phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao trong năm 2023
Huyện Hải Hà phát triển vùng chè chất lượng cao.

Những năm qua, huyện Hải Hà tập trung xây dựng các tiểu dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thay thế dần phương thức canh tác lạc hậu, nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định thu nhập; làm tiền đề cho việc tuyên truyền, định hướng mở rộng sản xuất cho người dân... Đồng thời xây dựng "Đề án phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, giai đoạn 2020-2030”, “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện giai đoạn 2021-2025", "Đề án xây dựng NTM và phát triển sản phẩm OCOP giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030".

Hải Hà (Quảng Ninh): Phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao trong năm 2023
Nuôi tôm theo hình thức công nghiệp tại xã Quảng Minh, huyện Hải Hà.

Điển hình như xã Quảng Sơn là một trong hai xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Hải Hà, có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đến 98%. Ngay từ khi bắt đầu xây dựng NTM, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của xã vẫn còn chiếm tới hơn 80%, nhiều thôn cách trung tâm xã hơn hàng chục cây số và để đến được xã, người dân phải đi gần một ngày. Nhưng từ khi xây dựng NTM, diện mạo của xã Quảng Sơn đã có sự chuyển biến rõ nét trên nhiều mặt, nhất là kinh tế, văn hóa, xã hội. Năm 2020, số hộ nghèo của Quảng Sơn là 63 hộ, thì hết năm 2022 số hộ nghèo chỉ còn 30 hộ và xã phấn đấu đến hết năm 2023 không còn hộ nghèo theo tiêu chí mới. Nhiều hộ gia đình xã Quảng Sơn mỗi năm có thu nhập hàng trăm triệu đồng. Còn tại xã Quảng Chính, từ khi có chương trình NTM, đến nay xã đã quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, toàn xã đã xây dựng được 56 vườn chuẩn, đem lại giá trị kinh tế cao, hàng năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng và mô hình này đang được nhân rộng. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã Quảng Chính đạt 76 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ dân dùng nước hợp vệ sinh đạt 100%, số hộ dân dùng nước sạch từ nhà máy nước tập trung đạt 65%, số hộ gia đình đăng ký thu gom và xử lý rác thải đạt 95%. Với xã Quảng Thành từ khi được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2020 đã không ngừng nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt, các tiêu chí, nội dung mới trong xây dựng xã NTM kiểu mẫu. Năm 2021 xã Quảng Thành đã hoàn thành 4/4 tiêu chí, 13/13 chỉ tiêu xã NTM kiểu mẫu, được UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2021 với các tiêu chí nổi bật về sản xuất, thu nhập và hộ nghèo, 2 HTX sản xuất hiệu quả, thu nhập bình quân 68,58 triệu đồng/người/năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,51%. Trên địa bàn xã Quảng Thành hiện hình thành các vùng nông sản chủ lực: Vùng trồng lúa thôn Hải Thành, thôn Hải Tiến, quy mô 60ha, chủ yếu giống lúa chất lượng cao; vùng trồng cây ăn quả thôn Hải Đông, thôn Hải Yên, quy mô 80ha, chủ yếu vào các cây có múi, nhãn; vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm thôn Hải An, thôn Hải Đông, quy mô 20ha; vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm thôn Hải An, thôn Hải Đông, quy mô 20ha.

Nghị quyết số 10-NQ/HU ngày 15/12/2022 của BCH Đảng bộ huyện Hải Hà về phương hướng, nhiệm vụ năm 2023, trong đó chỉ đạo phấn đấu tối thiểu đến cuối năm 2023 có 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (xã Quảng Minh) và 1 xã (xã Quảng Thịnh) đạt chuẩn NTM nâng cao; huyện hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn huyện NTM nâng cao. Theo đó, từ đầu năm 2023 huyện Hải Hà chỉ đạo các ngành, địa phương rà soát, đánh giá thực trạng các tiêu chí xây dựng NTM cấp huyện, cấp xã, các công trình cần thiết để ưu tiên phân bổ nguồn vốn; phân công các ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn huyện NTM nâng cao trong năm. Hiện huyện Hải Hà đang tập trung hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (Quảng Minh, Cái Chiên) theo kế hoạch của năm 2022. Đồng thời chỉ đạo xã Quảng Thịnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo đạt chuẩn NTM nâng cao trong năm 2023, nhằm đảm bảo có 6/10 xã (60%) được công nhận đạt chuẩn xã NTM nâng cao. Đến nay, 10/10 xã của huyện Hải Hà đạt bình quân 16,2/19 tiêu chí nâng cao, 70,6/75 nội dung; tăng bình quân 1,8 tiêu chí và 4,3 nội dung so với cuối năm 2022.

Từ đầu năm 2023 đến nay, huyện Hải Hà đã kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện hoàn thiện hồ sơ 5 sản phẩm mới để đề nghị tham gia chương trình OCOP; hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở hoàn thiện hồ sơ để đưa 10 sản phẩm lên sàn thương mại điện tử; phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ninh) tư vấn, hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn cho 5 cơ sở OCOP của huyện. Đến nay huyện có 37 sản phẩm OCOP đạt từ 2 sao cấp huyện trở lên; 24 sản phẩm đạt từ 3 sao cấp tỉnh trở lên với 24 tổ chức, doanh nghiệp tham gia. Bên cạnh đó, huyện Hải Hà chỉ đạo rà soát các công trình, dự án và đối ứng nguồn ngân sách huyện, nhằm ưu tiên bố trí cho các công trình cần đầu tư, đạt chuẩn một số chỉ tiêu còn thiếu đối với các xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao và thực hiện theo yêu cầu Bộ tiêu chí huyện NTM nâng cao. Theo đánh giá của UBND huyện Hải Hà, đến nay huyện đạt 6/9 tiêu chí, 33/38 chỉ tiêu về huyện NTM nâng cao, tăng 2 chỉ tiêu so với thời điểm rà soát đầu năm.

Hải Hà (Quảng Ninh): Phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao trong năm 2023
Thi công Dự án cải tạo, nâng cấp chỉnh trang hạ tầng đô thị khu vực trung tâm thị trấn Quảng Hà và hai bên Quốc lộ 18A đoạn qua thị trấn Quảng Hà.

Từ những nỗ lực trong xây dựng NTM, Hải Hà đang dần trở thành huyện sáng, xanh, sạch, đẹp. Hầu hết các tuyến đường trục xã, đường liên thôn, ngõ xóm đã được bê tông hóa, nhựa hóa. Các hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, các thôn, xã trên địa bàn huyện đều có nhà đa năng phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao. Các trường học trên địa bàn được đầu tư sửa chữa và nâng cấp, cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu dạy và học của con em nhân dân. Hiện tất cả thôn bản ở các xã đều có kết nối internet, tỷ lệ người dân sử dụng wifi qua điện thoại thông minh đạt hơn 90%.

Giai đoạn tới, huyện Hải Hà tiếp tục hướng tới nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế nông thôn, hướng tới sản xuất nông nghiệp hữu cơ; đầu tư nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình OCOP; với mục tiêu tiếp tục xây dựng NTM bền vững, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; gắn tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp với phát triển dịch vụ, du lịch theo quy hoạch; xây dựng nông thôn giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn vững mạnh.

Hoàng My

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load