Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 28/09/2024 22:38 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Hải Dương: Khai hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2024

08:37 | 26/02/2024

(Xây dựng) - Sáng 25/2, tại khu Di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn, thành phố Chí Linh (Hải Dương), UBND tỉnh Hải Dương tổ chức trọng thể Lễ khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024, tưởng niệm 690 năm ngày viên tịch của Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả và công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận “Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn” là bảo vật quốc gia.

Hải Dương: Khai hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2024
Lãnh đạo tỉnh Hải Dương nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận “Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn" là bảo vật quốc gia.

Trong diễn văn khai hội, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng nêu rõ: Trong gần 7 thế kỷ qua, những giá trị lịch sử văn hóa to lớn ở Côn Sơn tiếp tục được các bậc tiền nhân bồi đắp và phát huy, ngày nay được con cháu giữ gìn và trân trọng đã góp phần làm nên nét văn hóa đặc sắc, đa dạng mà riêng có, trở thành dòng chảy văn hóa truyền thống có sức sống mãnh liệt, lan tỏa, đi sâu vào tâm thức cộng đồng, mỗi người dân phật tử.

Hải Dương: Khai hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2024
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng đánh trống khai hội.

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương khẳng định: Côn Sơn chốn tổ là nơi có vị thế quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam và với giá trị to lớn đó, khu di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc đã được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2012. Lễ hội chùa Côn Sơn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; chùa Côn Sơn cũng là 1 trong 20 điểm di tích thành phần có giá trị quan trọng trong hồ sơ trình UNESCO công nhận Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là di sản thế giới.

Đến với Côn Sơn là đến với những địa danh rất đỗi quen thuộc trong tâm thức biết bao du khách như: Chùa Hun, đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Đại tư đồ Trần Nguyên Đán, suối Côn Sơn, bàn cờ Tiên, Ngũ nhạc Linh từ... cũng như hệ thống các bảo vật, cổ vật, khảo cổ được tạo tác và lưu giữ qua nhiều thế hệ. Đây là những di sản vật thể vô giá minh chứng cho bề dày lịch sử và giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học của khu di tích.

Cũng tại đây, ngày 15/2/1965, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bia “Côn Sơn Tư Phúc tự bi" khi Người về thăm nới đây đã trở thành ký ức thiêng liêng, nhắc nhở, căn dặn chúng ta nhớ về nguồn cội, luôn biết tri ân các bậc tiền nhân. Gần 60 năm qua, lời dặn dò của Bác vẫn là phương châm, là nhiệm vụ cao cả của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hải Dương nói riêng và cả nước nói chung trong sự nghiệp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Thấm nhuần tinh thần đó, trong những năm qua, tỉnh Hải Dương luôn phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể tại khu di tích Côn Sơn; quan tâm đầu tư, bảo tồn, tu bổ, phục dựng nhiều công trình tiêu biểu để Côn Sơn trở thành “chốn tùng lâm đẹp đẽ…" như lời Bác dặn.

Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024 duy trì các nghi lễ như: Lễ rước nước, lễ tưởng niệm và khai hội, lễ tế trên núi Ngũ Nhạc, lễ giỗ và Mông sơn thí thực... Phần hội có hội thi gói bánh chưng, giã bánh giầy, liên hoan pháo đất, vật cổ truyền, cờ tướng và nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc. Với việc tổ chức Tuần Văn hóa Du lịch - Xúc tiến thương mại và Giải việt dã Hành trình kết nối di sản sẽ góp phần làm phong phú thêm sức cuốn hút của lễ hội và quảng bá những sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng của Hải Dương tới bạn bè trong nước và quốc tế.

Hải Dương: Khai hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2024
Các đại biểu và du khách tham dự Lễ khai hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc.

Tại lễ hội năm nay, tỉnh Hải Dương vinh dự đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận “Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn" là bảo vật quốc gia. Đây là hiện vật gốc độc bản niên đại thời Lê Trung hưng (thế kỷ XVII), có giá trị đặc biệt, là hình mẫu trong phong cách tạo tác tượng Phật thế kỷ XVII - XVIII. “Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn" cùng với 2 bảo vật quốc gia là Bia “Thanh Hư Động” và Bia “Côn Sơn Tư Phúc tự bi" tại khu di tích chùa Côn Sơn là minh chứng xác thực và toàn vẹn vào hồ sơ đề cử quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là si sản thế giới.

Sau phần diễn văn khai hội, đại diện lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hải Dương đã cung tuyên thân thế, sự nghiệp của Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả. Cũng tại lễ khai mạc, tỉnh Hải Dương đã công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận "Bộ tượng Tam thế Phật chùa Côn Sơn" là bảo vật quốc gia. Bộ tượng Tam Thế Phật bao gồm 3 vị: Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật vị lai, tên gọi đầy đủ là "Tam Thế thường trụ diệu Pháp thân", có nghĩa là thời quá khứ, hiện tại, vị lai tồn tại vĩnh hằng không bị lệ thuộc vào hình, danh, sắc, tướng của thế giới hữu hình, không lệ thuộc vào không gian và thời gian. Một ý nghĩa khác gắn với tên gọi của các vị Phật này là "Tam Thế Tam thiên Phật" bao gồm "Quá khứ thế" có 1.000 vị Phật khác nhau đứng chủ, "Hiện tại thế" cũng gồm 1.000 vị Phật khác và "Vị lai thế" có 1.000 vị.

Như vậy, tượng Tam Thế tuy chỉ có ba pho nhưng tượng trưng cho 3.000 vị Phật, ở ba đại kiếp (mỗi đại kiếp tương ứng 1,344 triệu năm), không nhằm chỉ đích danh một vị Phật nào. Hải Dương hiện có 11 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia; 11 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 4 di tích và quần thể di tích được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.

Vị Thủy

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024

    (Xây dựng) - Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 25 năm Hà Nội được Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”, Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” do UBND Thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ chức với sự tham gia của hơn 30 nhà xuất bản, doanh nghiệp phát hành sách trong cả nước, sẽ mang lại không gian văn hóa đọc và nhiều chương trình giao lưu, trải nghiệm sách hấp dẫn.

    17:17 | 26/09/2024
  • Vĩnh Phúc: Độc đáo kiến trúc nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam

    (Xây dựng) - Nhà thờ tổ họ Bùi tọa lạc tại phường Xuân Hòa, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là nhà thờ tổ lớn nhất Việt Nam với diện tích 35.000m2, tổng kinh phí xây dựng lên tới 208 tỷ đồng.

    11:43 | 26/09/2024
  • Đồng Nai: Cần đầu tư thêm thiết chế văn hóa phục vụ cộng đồng

    (Xây dựng) - Biên Hòa, một đô thị lớn nhưng còn thiếu nhiều thiết chế văn hóa như: Nhà hát, trung tâm văn hóa, nhà tang lễ, quảng trường, sân vận động vẫn chưa được đầu tư xây dựng hoặc đã được xây dựng nhưng chưa xứng tầm quy mô. Sở Xây dựng mới đây đã đề xuất tỉnh “nhà” cần đầu tư thêm một số công trình văn hóa phục vụ tinh thần cho người dân như: Quảng trường Thành cổ, quảng trường Sông Phố.

    10:34 | 26/09/2024
  • Ninh Bình: Phát triển đô thị di sản không quên bảo tồn nhà ở truyền thống trong vùng lõi danh thắng Tràng An

    (Xây dựng) – Trong thời gian tới, thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư sẽ sáp nhập trở thành thành phố Hoa Lư. Với gần 30% diện tích là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đây sẽ là một đô thị di sản năng động và phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển đô thị di sản, Ninh Bình đang triển khai nhiệm vụ bảo tồn những giá trị đặc trưng trong lối kiến trúc xây dựng tại vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An.

    11:20 | 25/09/2024
  • Hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

    (Xây dựng) - Từ năm 1993, sau khi Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO đưa vào danh mục Di sản văn hóa thế giới, công tác bảo tồn, tu bổ đã được tập trung triển khai và thu được những kết quả tốt, diện mạo Quần thể Di tích ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, phát huy giá trị của di sản.

    14:41 | 24/09/2024
  • Những tác phẩm của Bác Hồ được công nhận là bảo vật quốc gia

    Năm tác phẩm "Đường Kách mệnh," "Nhật ký trong tù," Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước và Di chúc của Bác Hồ được công nhận là bảo vật quốc gia.

    14:40 | 24/09/2024
  • Đà Nẵng: Tổ chức Chương trình nghệ thuật gây quỹ ủng hộ đồng bào miền Bắc

    (Xây dựng) - Trước những mất mát to lớn mà cơn bão số 3 đã gây ra tại các tỉnh miền Bắc, Hội Sự kiện thành phố phối hợp, đồng hành cùng các đơn vị sự kiện, các nghệ sĩ Đà Nẵng, nghệ sĩ khách mời tổ chức Chương trình nghệ thuật gây quỹ ủng hộ đồng bào miền Bắc bão lũ 2024 với chủ đề "Đà Nẵng tình người”.

    22:44 | 23/09/2024
  • Festival Thu Hà Nội 2024 thu hút hơn 50.000 lượt du khách, quyên góp 288 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị lũ lụt

    (Xây dựng) - Sau 4 ngày diễn ra từ 19-22/9, Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 đã khép lại với nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân Thủ đô và du khách. Sự kiện đã tái hiện những ký ức lịch sử hào hùng của dân tộc, mang đến cho du khách một Hà Nội đầy sức sống, đổi mới và sáng tạo qua các hoạt động nghệ thuật đặc sắc.

    20:03 | 23/09/2024
  • Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 sẽ có khoảng 100 hoạt động

    (Xây dựng) – Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 do UBND Thành phố Hà Nội và Hội Kiến trúc sư Việt Nam chỉ đạo, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và Tạp chí Kiến trúc thực hiện sẽ diễn ra từ ngày 9 – 17/11/2024, chủ đề “Giao lộ sáng tạo”, với khoảng 100 hoạt động.

    20:33 | 22/09/2024
  • Người đẹp Võ Cao Kỳ Duyên đăng quang Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2024

    (Xây dựng) - Tối 21/9, tại Khu du lịch Đồi Rồng (thành phố Hải Phòng) diễn ra vòng Chung kết cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2024. Danh hiệu Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2024 thuộc về người đẹp Võ Cao Kỳ Duyên.

    11:23 | 22/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load