Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 12/10/2024 02:51 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Du lịch /

Hà Trung (Thanh Hóa): Đề án phát triển du lịch đến năm 2030

21:19 | 06/10/2021

(Xây dựng) - Ngày 6/10, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3905/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch huyện Hà Trung phù hợp với chiến lược du lịch tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

ha trung thanh hoa de an phat trien du lich den nam 2030
Đền Hàn Sơn thuộc xã Hà Sơn, huyện Hà Trung - nơi một tiếng gà gáy cả 5 huyện cùng nghe.

Đề án nêu rõ định hướng các cụm trọng điểm phát triển du lịch: Cụm trọng điểm số 01, các di tích lịch sử, văn hoá tại xã Hà Long: Miếu Triệu Tường, lăng Trường Nguyên, đình Gia Miêu, đền Đức Ông, nhà thờ Nguyễn Hữu…, gắn với trục giao thông Quốc lộ 217B và kết nối với đường 522B. Hoạt động du lịch chủ yếu: Du lịch tâm linh cùng các sản phẩm du lịch bổ trợ: Lễ hội Gia Miêu - Triệu Tường (xã Hà Long); du lịch trải nghiệm nông nghiệp, du lịch nghỉ dưỡng gắn với dự án khu nông nghiệp công nghệ cao và tổ hợp sân golf kết hợp biệt thự nghỉ dưỡng, tìm hiểu văn hoá dân tộc Mường tại xã Hà Long.

Cụm trọng điểm số 02, Các di tích lịch sử, văn hoá tại xã Hà Sơn: Đền Cô Bơ, đền Hàn Sơn…., gắn với trục giao thông Tỉnh lộ 508B, kết nối với Quốc lộ 217 (con đường di sản Thanh Hoá). Hoạt động du lịch chủ yếu: Du lịch tâm linh gắn với lễ hội truyền thống và kết nối tuyến du lịch Sông Mã, Sông Lèn và Sông Hoạt (xã Hà Sơn, Hà Ngọc, thị trấn Hà Trung, Lĩnh Toại, Hà Hải).

Cụm trọng điểm số 03: Các di tích lịch sử, văn hoá tại xã Hà Ngọc: Đền thờ Lý Thường Kiệt, chùa Linh Xứng, chùa Trần, đền Chầu Đệ Tứ, gắn với trục giao thông Tỉnh lộ 508B. Hoạt động du lịch chủ yếu: Du lịch tâm linh, du lịch về nguồn, tìm hiểu lịch sử, cách mạng; hoạt động du lịch bổ trợ: Tìm hiểu, thưởng thức hò sông Mã (hiện đang lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia), tuyến du lịch đường thuỷ sông Hoạt và Sông Lèn (xã Hà Sơn, xã Hà Ngọc, thị trấn Hà Trung).

Cụm trọng điểm số 04: Các di tích lịch sử, văn hoá tại xã Hà Lĩnh: Di chỉ khảo cổ học cồn Cổ Ngựa, chùa Cao, gắn với trục giao thông Quốc lộ 217 nối Tỉnh lộ 508B. Hoạt động du lịch chủ yếu: Nghiên cứu khảo cổ, du lịch văn hoá. Hoạt động du lịch bổ trợ: Du lịch sông Lèn (xã Hà Sơn, Hà Ngọc,Thị trấn Hà Trung); hoạt động du lịch bổ trợ: Du lịch đường Sông Lèn (xã Hà Sơn, Hà Ngọc).

Cụm trọng điểm số 05: Các di tích lịch sử, văn hoá tại xã Yên Dương, xã Hà Tân và thị trấn Hà Trung: Đền thờ Trần Hưng Đạo, rừng Sến Tam Quy, chùa Vĩnh Phúc, gắn với trục giao thông Quốc lộ 1A kết nối Quốc lộ 217, 217B. Hoạt động du lịch chủ yếu: Du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng, sinh thái; hoạt động du lịch bổ trợ: Lễ hội khai ấn đền Trần (xã Yên Dương), tuyến du lịch sông Hoạt (xã Lĩnh Toại, Hà Hải).

Cụm trọng điểm số 06: Các di tích lịch sử, văn hoá tại xã Hà Long: Đền Rồng, đền Nước, gắn với trục giao thông Quốc lộ 1A kết nối với đường Tỉnh lộ 522B. Hoạt động du lịch chính: Du lịch tâm linh, du lịch sinh thái; hoạt động du lịch bổ trợ: Du lịch Lễ hội truyền thống, trải nghiệm văn hoá địa phương (xã Hà Long và xã Yên Dương).

Định hướng sản phẩm du lịch cũng được đề án đưa ra cụ thể, như: Sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử, kiến trúc cổ, văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, gắn với các quần thể, khu, điểm du lịch: Quần thể di tích Lăng Miếu Triệu Tường (thôn Gia Miêu, xã Hà Long), điểm du lịch văn hóa lịch sử, kiến trúc cổ đình làng Đình Trung (xã Hà Yên), điểm du lịch văn hóa lịch sử, kiến trúc cổ đình Động Bồng (xã Hà Tiến), điểm du lịch văn hóa lịch sử, kiến trúc cổ đình Thượng Phú (xã Hà Đông), điểm du lịch di tích lịch sử, văn hóa tín ngưỡng, tâm linh đền thờ Trần Hưng Đạo (xã Hà Dương).

Điểm du lịch danh thắng, kiến trúc cổ, văn hóa tín ngưỡng đền thờ Thái Úy Lý Thường Kiệt (xã Hà Ngọc), điểm du lịch danh thắng, văn hóa tín ngưỡng, tâm linh Đền Ba Bông (còn gọi là Đền Cô Bơ hoặc Cô Ba thoải phủ) tại xã Hà Sơn, khu vực ngã ba sông giáp ranh giữa 5 huyện Hà Trung, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Vĩnh Lộc và Yên Định) và đền Hàn Sơn (còn gọi là đền Mẫu Đệ Tam hoặc Đệ Tam Thoải Phủ).

Tiến Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Du lịch Đà Nẵng dịp cuối năm có gì?

    (Xây dựng) - Lễ hội bia có 1-0-2 trên thế giới, ẩm thực được Michelin công nhận cùng nhiều trải nghiệm mới mẻ… đang biến Đà Nẵng trở thành điểm đến được du khách “săn lùng” cho một kỳ nghỉ cuối năm đáng nhớ.

  • Những lễ hội tâm linh độc đáo chỉ có tại Tây Ninh

    (Xây dựng) - Được mệnh danh là miền đất hành hương với đời sống tín ngưỡng đặc trưng, Tây Ninh có rất nhiều lễ hội độc đáo diễn ra quanh năm, trong đó núi Bà Đen và Toà Thánh Cao Đài là 2 “thánh địa” của các lễ hội tâm linh không giống bất cứ nơi nào khác tại Việt Nam.

  • Hà Nam: Đẩy mạnh chuyển đổi số để thu hút khách du lịch

    (Xây dựng) - Trong thời gian qua, tỉnh Hà Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong lĩnh vực du lịch, nhờ vào sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền. Việc thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý mà còn giúp quảng bá hình ảnh hấp dẫn của Hà Nam đến du khách, từ đó thu hút thêm lượt khách đến tham quan và trải nghiệm.

  • Kiên Giang: Dẫn đầu thu hút đầu tư du lịch khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

    (Xây dựng) - Thông tin từ Sở Du lịch Kiên Giang cho biết, đến nay Kiên Giang đã thu hút 317 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với số vốn đầu tư trên 16,5 tỷ USD. Đây là tỉnh dẫn đầu thu hút đầu tư du lịch khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

  • Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024

    (Xây dựng) - Với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”, Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 8 - 10/11.

  • Lai Châu mùa vàng

    (Xây dựng) - Du khách đến Lai Châu dịp tháng 10 hàng năm sẽ quên lối về bởi đây là thời điểm nhiều địa phương của Lai Châu khoác lên mình chiếc áo vàng óng của lúa chín. Một Lai Châu đẹp như tranh vẽ, quyễn rũ bởi những thuở ruộng bậc thang vàng ruộm.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load