Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 18/11/2024 09:25 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hà Nội: Tổng kết Chương trình 08-CTr/TU của Thành ủy giai đoạn 2016 – 2020

09:00 | 11/12/2019

(Xây dựng) – Chiều 10/12, Thành ủy Hà Nội tổ chức buổi giao ban báo chí thông tin về tổng kết Chương trình số 08-CTr/TU “Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 – 2020”.

ha noi tong ket chuong trinh 08 ctrtu cua thanh uy giai doan 2016 2020
Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 – 2020 (Ảnh Internet).

Công tác ban hành văn bản, lãnh đạo chỉ đạo

Ngay sau khi thành lập, Ban Chỉ đạo Chương trình số 08-CTr/TU đã ban hành Quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ từng đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo, thành lập Tổ công tác giúp việc; ban hành hệ thống các văn bản, kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện chương trình; đồng thời chỉ đạo UBND thành phố cụ thể hóa, bám sát mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm tại Chương trình để ban hành Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020 của thành phố.

Định kỳ, Ban Chỉ đạo chương trình tổ chức giao ban nhằm đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch; kiểm điểm trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo được giao đôn đốc, theo dõi việc thực hiện của các cấp, các ngành và đề ra nhiệm vụ, yêu cầu, tiến độ triển khai trong thời gian tiếp theo.

Ban Chỉ đạo đã chỉ đạo UBND Thành phố triển khai đồng bộ, toàn diện 6 nội dung cải cách hành chính. Trong đó, mỗi năm đều chọn chủ đề công tác năm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của thành phố vì vậy có nhiều đổi mới theo hướng sâu sát, quyết liệt, sáng tạo, mang lại hiệu quả rõ rệt; tổ chức triển khai toàn diện, đồng bộ trên tinh thần 5 rõ “rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm, rõ hiệu quả”, “một đầu mối, một việc xuyên suốt”.

Công tác thông tin, tuyên truyền

Ban Chỉ đạo đã tập trung chỉ đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ban Cán sự Đảng UBND hành phố, cấp ủy Đảng trực thuộc Thành ủy, Đảng đoàn HĐND, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thành phố tổ chức phổ biến, quán triệt sâu rộng tới từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động hợp đồng và nhân dân Thủ đô về mục đích, ý nghĩa, nội dung cơ bản của chương trình nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong cả hệ thống chính trị.

Ngoài ra, 100% cấp ủy, chính quyền các cơ quan, đơn vị đã tổ chức quán triệt, thông tin, tuyên truyền các nội dung của Chương trình bằng nhiều hình thức phong phú.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

Để nâng cao ý thức trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và đẩy mạnh cải cách hành chính, trong những năm qua, công tác kiểm tra được cấp ủy Đảng từ thành phố đến cơ sở đặc biệt quan tâm thực hiện, có nhiều đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra, kết hợp kiểm tra thường xuyên, định kỳ với kiểm tra đột xuất.

Từ năm 2016, Thành ủy tổ chức 15 Đoàn giám sát công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện cải cách hành chính, việc nâng cao tinh thần, ý thức, trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại 50 lượt cơ quan, đơn vị. Kiểm tra công tác cải cách hành chính đối với 52 cơ quan, đơn vị và 16 đoàn kiểm tra liên ngành đánh giá tình hình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tại 187 đơn vị. Đồng thời, các cơ quan, đơn vị tích cực, chủ động tiến hành tổ chức tự kiểm tra tại cơ quan, đơn vị mình. Việc kiểm tra đã đem lại hiệu quả thiết thực, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc nâng cao ý thức, trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và được dư luận đánh giá cao, đồng tình, ủng hộ.

Kết quả thực hiện trong công tác cải cách thể chế

Công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật được đặc biệt quan tâm, tiến hành thường xuyên, kịp thời, có chất lượng, đáp ứng các hoạt động về quản lý Nhà nước. Trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay, thành phố ban hành 178 văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật do thành phố ban hành đều đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất của hệ thống pháp luật, phát huy vai trò là công cụ quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và hội nhập quốc tế của Thủ đô.

Cũng trong giai đoạn 2016 – 2020, thành phố đã công bố 106 văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần; lập danh mục văn bản quy phạm pháp luật đối với 399 văn bản của HĐND, UBND thành phố còn hiệu lực thi hành; xác định 19 văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND thành phố hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần. Bên cạnh đó thành phố đã tiến hành cập nhật 1.991 văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực vào hệ thông cơ sở dữ liệu Quốc gia về pháp luật, trong đó có 1.500 văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND thành phố ban hành từ năm 1998 - 2019.

Các kết quả đạt được trong công tác cải cách thủ tục hành chính

Công tác cải cách thủ tục hành chính gắn với thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông được thành phố đặc biệt quan tâm, chỉ đạo sát sao. Thành phố ban hành nhiều văn bản đẩy mạnh công tác kiểm soát thủ tục hành chính; triển khai thực thi nhiều phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, xây dựng nhiều quy chế phối hợp liên thông giải quyết thủ tục hành chính.

Từ năm 2017 đến nay, thành phố đã ban hành 81 Quyết định công bố thủ tục hành chính, danh mục thủ tục hành chính. 100% các Quyết định công bố thủ tục hành chính sau khi ban hành được công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Tính đến nay, tổng số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố là 1.818 thủ tục hành chính. Không chỉ vậy, thành phố tiến hành rà soát, chuẩn hóa, xóa bỏ dữ liệu thủ tục hành chính dư thừa, trùng lặp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và kịp thời nhập, đăng tải công khai, tích hợp dữ liệu thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

Đáng chú ý, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn, trước hạn (theo báo cáo của các đơn vị) đạt 98.81% (năm 2016), 98,13% (năm 2017), 98,5% (năm 2018), 99,86% (hết quý III/2019) toàn thành phố.

Thành phố đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung ứng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Đến nay, toàn thành phố có 1.448 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4. Số lượng hồ sơ tiếp nhận trên Cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử đạt hơn 2,2 triệu hồ sơ. Riêng thủ tục liên thông đăng ký khai sinh đang vận hành trên hệ thống một cửa điện tử dùng chung đạt tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận trực tuyến là 74%. Thành phố đã tích hợp ứng dụng biện lại điện tử, dịch vụ bưu chính công ích trên hệ thống.

Nhiều đề án, sáng kiến trong công tác cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông mang lại hiệu quả cao, cắt giảm số lần đi lại, thời gian giải quyết, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp.

Đặc biệt, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước có các bước cải thiện, nâng cao qua từng năm. Chỉ số hài lòng (SIPAS) của thành phố năm 2018 đạt 83%, tăng 16 bậc so với năm 2017. Với kết quả này, Thành phố đã hoàn thành chỉ tiêu về mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đề ra tại Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy và sớm hơn 2 năm so với chỉ tiêu tại Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ.

Một số điểm nổi bật công tác cải cách tổ chức bộ máy

Có thể nói, đây là lần kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế lớn nhất từ trước đến nay, thành phố Hà Nội là một trong địa phương tiên phong, thành công, được Trung ương và dư luận đánh giá cao.

Cải cách tổ chức bộ máy có nhiều đột phá, được triển khai quyết liệt, bài bản, khoa học và có tính hệ thống. Thành phố hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy 23 Sở và tương đương, sau sắp xếp giảm 1 cơ quan hành chính ngang Sở, giảm 49 phòng (từ 208 phòng xuống 159 phòng), giảm 29 Trưởng phòng, 120 Phó Trưởng phòng. Thành phố thống nhất tổ chức 12 phòng chuyên môn tại 30 quận, huyện, thị xã, giảm 03 phòng Dân tộc tại 03 huyện, thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND cấp huyện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; kiện toàn, sắp xếp 102 Ban chỉ đạo thuộc UBND thành phố còn 28 Ban chỉ đạo, giảm 74 ban (72,5%).

Cùng với việc sắp xếp các cơ quan hành chính, UBND thành phố đã thực hiện sắp xếp các đơn vị sự nghiệp tinh gọn, hiệu quả, theo đó: Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở giảm từ 401 đơn vị xuống 280 đơn vị, giảm 121 đơn vị (30,2%). Các đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện giảm từ 206 đơn vị còn 96 đơn vị, giảm 110 đơn vị (53,4%).

Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

Năm 2019, Hà Nội tiếp tục áp dụng đổi mới nội dung, hình thức thi tuyên theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Nội vụ, chủ trương trí, lắp đặt camera của Thành ủy về đổi mới nội dung, hình thức tuyển dụng công chức, thành nghiệm các môn trên máy tính.

Đối với kỳ tuyển dụng công chức từ cấp huyện trở lên, tổng số chỉ tiêu tuyển dụng là 345, số thí sinh đăng ký dự tuyển là 2.292 người, số thí sinh trúng tuyển 276 người, đạt 80% so với tổng số chỉ tiêu cần tuyên dụng. Đối với kỳ tuyển dụng công chức cấp xã và công chức nguồn cấp xã, tổng số chỉ tiêu tuyển dụng là 1.030, số thí sinh đăng ký dự tuyển là 3.193 người, số thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển là 691 người, đạt 67% so với tổng số chỉ tiêu cân tuyên dụng. Thành phố tổ chức kỳ tuyển dụng viên chức giáo dục tại các quận, huyện, thị xã đảm bảo đúng quy định và hướng dẫn của Trung ương.

Toàn thành phố đã triển khai Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan. Gần 600 lượt cơ quan, đơn vị được kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử. Sau hơn 2 năm triển khai, tư duy, thái độ, lề lối làm việc của cán bộ, công chức, viên chức Thành phố, đặc biệt bộ phận trực tiếp tiếp nhận, thụ lý, giải quyết thủ tục hành chính đã có chuyển biến tích cực, rõ nét.

Ánh Dương

Theo

Cùng chuyên mục
  • Khoanh vùng, xác định rõ đối tượng áp dụng

    Dự thảo nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội đưa ra quy định áp dụng biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước khi xử lý cơ sở sản xuất, kinh doanh hay công trình vi phạm. Nội dung này đang nhận được nhiều quan điểm đồng tình, đồng thời đề nghị xác định rõ các trường hợp áp dụng.

  • Thanh Hóa: Xây dựng hạ tầng nông thôn mới hướng tới tiêu chuẩn đô thị

    (Xây dựng) – Thời gian qua, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành tích. Không chỉ dừng lại ở việc cải thiện hạ tầng và nâng cao chất lượng đời sống mà còn hướng tới mục tiêu lâu dài là đô thị hóa, theo chiến lược phát triển của tỉnh, các khu vực nông thôn sẽ dần trở thành các thị trấn, thị xã với đầy đủ các tiêu chí của một đô thị hiện đại.

  • Từ Sơn (Bắc Ninh): Phấn đấu hoàn thành mục tiêu thành phố đô thị hiện đại, đồng bộ

    (Xây dựng) – Trong những năm qua, công tác chỉ đạo điều hành của UBND thành phố Từ Sơn (Bắc Ninh) luôn bám sát chủ trương, chính sách của Trung ương, Nghị quyết của Tỉnh ủy, Thành ủy. Thành phố thực hiện tốt chương trình công tác đã đề ra, xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là mục tiêu phát triển đô thị hiện đại, đồng bộ.

  • Tôn vinh các Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu năm 2024

    (Xây dựng) – Ngày 17/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức “Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và tuyên dương nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2024”.

  • Nâng cao nhận thức Luật Giao thông đường bộ cho sinh viên khu vực Tây Nam bộ

    (Xây dựng) - Ngày 16/11, tại trường Đại học Kiên Giang (tỉnh Kiên Giang), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia và Công ty Honda Việt Nam, Quỹ bảo hiểm xe cơ giới - Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tổ chức “Hội thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ và kỹ năng lái xe mô tô an toàn” khu vực Tây Nam bộ năm 2024.

  • Khánh Hòa: Giải quyết các khó khăn, vướng mắc Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 26

    (Xây dựng) - Mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa có cuộc họp về công tác phối hợp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 26.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load