Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 18/11/2024 11:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hà Nội cắt điện, nước công trình vi phạm:

Khoanh vùng, xác định rõ đối tượng áp dụng

09:18 | 18/11/2024

Dự thảo nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội đưa ra quy định áp dụng biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước khi xử lý cơ sở sản xuất, kinh doanh hay công trình vi phạm. Nội dung này đang nhận được nhiều quan điểm đồng tình, đồng thời đề nghị xác định rõ các trường hợp áp dụng.

Khoanh vùng, xác định rõ đối tượng áp dụng
Lực lượng chức năng ngừng cấp điện với 29 trường hợp tại ô đất C4, ngõ 100 Trung Kính (phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy). Ảnh: Hiếu Thanh

Quyết liệt xử lý công trình vi phạm

Ngày 22-7-2024, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch thi hành Luật Thủ đô 2024, trong đó quy định “biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khi xử lý vi phạm” phải ban hành trước ngày 1-1-2025, để kịp thời có hiệu lực cùng với Luật Thủ đô.

Lý giải về sự cần thiết ban hành quy định này, lãnh đạo Sở Tư pháp Hà Nội, đơn vị soạn thảo dự thảo nghị quyết cho biết, thời gian qua, vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai, trật tự xây dựng, phòng cháy, chữa cháy ngày càng phức tạp. Việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan có thẩm quyền gặp không ít khó khăn. Đặc biệt, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận chủ đầu tư, người dân rất hạn chế, thậm chí lợi dụng kẽ hở pháp luật để tìm cách vi phạm.

Với các công trình hay dự án đầu tư xây dựng lớn, lợi nhuận thu được từ vi phạm quy định quản lý đất đai, trật tự xây dựng, phòng cháy, chữa cháy… cao hơn nhiều lần so với chế tài xử phạt nên chủ đầu tư bất chấp quy định pháp luật. Trong khi việc áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung và nhất là khắc phục hậu quả vi phạm khó thực thi do thiếu quy định.

Đồng tình với các lý do trên, nguyên Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Nghi nhấn mạnh, “Khi xử lý các công trình vi phạm, UBND thành phố Hà Nội, các quận, huyện, thị xã đã áp dụng nhiều biện pháp khắc phục nhưng tiến độ chậm, xử lý không dứt điểm. Chủ đầu tư không tự giác khắc phục… nên việc bổ sung biện pháp cắt điện, cắt nước sẽ tác động mạnh đến ý thức chấp hành của đối tượng vi phạm”.

Quy định cụ thể 8 trường hợp bị cắt điện, nước

Khoanh vùng, xác định rõ đối tượng áp dụng
Tiến sĩ, kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm góp ý vào dự thảo Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước.

Tiến sĩ, kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam lưu ý, theo Hiến pháp, người dân được quyền cung cấp điện, nước. Do đó, cơ quan soạn thảo cần làm rõ hơn các trường hợp áp dụng biện pháp cắt điện, nước khi xử lý vi phạm là "trường hợp cần thiết".

Khoản 2 Điều 33 Luật Thủ đô quy định: “Trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố, Chủ tịch UBND các cấp được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước quy định từ Điểm a đến Điểm g Khoản 2". Dự thảo nghị quyết đã quy định cụ thể 8 trường hợp công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cần thiết áp dụng biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh thông tin, đối với công trình xây dựng sai quy hoạch, sai thiết kế được phê duyệt, xây dựng không phép hoặc xây dựng trên đất lấn chiếm, thi công không đúng theo thiết kế về phòng cháy, chữa cháy… dự thảo quy định trường hợp cần thiết áp dụng là khi công trình đã bị cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm, yêu cầu dừng thi công bằng văn bản nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm không chấp hành.

Với nhóm công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy mà đã đưa vào hoạt động, hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, karaoke… không bảo đảm các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy, trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước là công trình đã bị đình chỉ hoạt động nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm không chấp hành.

Riêng công trình thuộc trường hợp phải phá dỡ và đã có quyết định di dời khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền, dù không phải là hành vi vi phạm nhưng việc áp dụng biện pháp cắt điện, nước là cần thiết, nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe và tài sản của người dân sống trong công trình sắp sập đổ.

Góp ý đối với trường hợp này, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ đề nghị bổ sung thêm biện pháp cưỡng chế. “Bởi vì đã thuộc trường hợp khẩn cấp và nguy hại đến tính mạng mà cơ quan chức năng lại tiếp tục cho ở, chỉ cắt mỗi điện, nước là chưa đầy đủ. Khi cơ quan chức năng đã thuyết phục, có quyết định nhưng không di dời thì biện pháp khẩn cấp phải là cưỡng chế", ông Dĩnh phân tích.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh: Chính sách đặc thù của Hà Nội
Khoanh vùng, xác định rõ đối tượng áp dụng

Khi đưa nội dung ngừng cung cấp điện, nước vào Khoản 2, Khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô 2024, việc đánh giá tác động đã được thành phố Hà Nội thực hiện công phu. Phải khẳng định, đây là biện pháp quản lý hành chính chứ không phải xử lý vi phạm hành chính. Chính sách đặc thù này đến thời điểm hiện nay chỉ có Hà Nội thực hiện, được thể hiện trong Luật Thủ đô. Nghị quyết nếu được HĐND thành phố Hà Nội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1-1-2025, chỉ áp dụng với công trình phát sinh sau ngày 1-1-2025 mà không “hồi tố”, tức áp dụng với công trình vi phạm trở về trước.

Dự thảo quy định thẩm quyền yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo hướng giao cho chủ tịch UBND cấp xã, bởi đây là cấp sát dân, sát công trình vi phạm. Từ khi chính quyền cấp xã lập biên bản xác định chủ công trình cố tình vi phạm, chỉ trong 2-3 ngày phải áp dụng biện pháp ngừng cung cấp điện, nước. Việc ban hành nghị quyết không làm tăng biên chế, không tạo ra yêu cầu bổ sung nhân lực cho bộ máy nhà nước, không tạo ra sự cồng kềnh trong tổ chức.

Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn kinh tế, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Bùi Thị An: Việc thực hiện phải chuẩn mực

Khoanh vùng, xác định rõ đối tượng áp dụng

Việc ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước là rất cần thiết nhằm bảo đảm kỷ cương, phép nước, diện mạo đô thị Thủ đô, cũng như liên quan trực tiếp đến an sinh và an ninh của nhân dân. Thời gian qua, trên địa bàn thành phố vẫn còn tình trạng chủ đầu tư không tuân thủ, không chấp hành các quy định pháp luật về trật tự xây dựng, trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Tuy nhiên, tôi còn băn khoăn về việc giám sát, thực hiện quy định sao cho đúng đối tượng, công bằng, vừa là biện pháp xử lý mạnh tay với những người coi thường pháp luật, nhưng cũng để người vi phạm tâm phục, khẩu phục. Vì đây là nội dung liên quan đến quyền lợi trực tiếp của các đối tượng vi phạm nên việc thực hiện phải chuẩn mực, tránh áp dụng sai. Muốn vậy cần công khai các công trình vi phạm, thông tin về việc áp dụng biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước để các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là Mặt trận Tổ quốc cấp tương thích và người dân giám sát, hỗ trợ cho các cơ quan có thẩm quyền thực thi pháp luật.

Bí thư Chi bộ tổ dân phố số 4, phường Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm) Vũ Thành Vĩnh: Là yêu cầu của cuộc sống

Khoanh vùng, xác định rõ đối tượng áp dụng

Là người hoạt động ở tổ dân phố, chúng tôi ghi nhận rất nhiều phản ánh, kiến nghị của cử tri về những hành vi vi phạm trật tự xây dựng, phòng cháy, chữa cháy diễn biến ngày càng phức tạp. Các công trình xây dựng, cơ sở kinh doanh, dịch vụ không bảo đảm điều kiện an toàn, để xảy ra hỏa hoạn nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, gây bức xúc, lo lắng trong nhân dân. Các hành vi vi phạm dù đã được cơ quan chức năng xử lý nhưng hiệu lực, hiệu quả chưa cao, còn nhiều khó khăn, tồn tại.

Vì thế, tôi thấy cần thiết ban hành quy định ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình, cơ sở vi phạm như dự thảo nghị quyết của HĐND thành phố. Đó là biện pháp ngăn chặn nghiêm minh, hiệu quả, giữ nghiêm kỷ cương, pháp luật; bảo vệ lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Đây cũng là đòi hỏi từ thực tiễn cuộc sống, kiến nghị của nhân dân, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng của người dân.

Khánh An ghi

Theo Bảo Hân/hanoimoi.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load