Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 19:38 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Hà Nội: Tháo gỡ khó khăn trong triển khai công tác thoát nước, khắc phục tình trạng úng ngập

16:19 | 01/06/2024

(Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Kế hoạch số 166/KH-UBND ngày 31/5/2024 về việc khắc phục các tồn tại, hạn chế, khuyết điểm được chỉ ra sau Hội nghị kiểm điểm năm 2023 của Ban cán sự Đảng và tập thể lãnh đạo UBND Thành phố liên quan đến “Tình trạng úng ngập vẫn xảy ra thường xuyên gây ách tắc giao thông và bức xúc cho người dân”.

Hà Nội: Tháo gỡ khó khăn trong triển khai công tác thoát nước, khắc phục tình trạng úng ngập
UBND Thành phố yêu cầu quản lý khắc phục tình trạng úng ngập khi mưa, đặc biệt đối với khu vực đô thị; giảm thiểu các điểm úng ngập cục bộ cả về chiều sâu và thời gian úng ngập. (Ảnh: Phạm Tuấn Anh/TTXVN)

Kế hoạch đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tế triển khai công tác thoát nước để khắc phục tình trạng úng ngập khi mưa trên địa bàn Thành phố; đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước theo Quy hoạch.

Theo đó, đối với những địa bàn đã được đầu tư hệ thống thoát nước hoàn chỉnh - Lưu vực Tô Lịch gồm các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai và một phần các quận: Tây Hồ, Thanh Xuân sẽ tập trung phát huy hiệu quả tiêu thoát nước của hệ thống hiện có, đưa nước nhanh nhất về các nguồn tiêu và các trạm bơm đầu mối, đảm bảo thoát nước nhanh với trận mưa có cường độ 310mm/2 ngày và 70mm/h tại khu vực đã được cải tạo theo Dự án thoát nước cải thiện môi trường Hà Nội.

Đối với các địa bàn chưa được đầu tư đồng bộ hoặc chưa được đầu tư - Lưu vực Tả Nhuệ, Lưu vực Hữu Nhuệ gồm địa bàn các quận: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông; Lưu vực Long Biên gồm địa bàn quận Long Biên, tổ chức triển khai thực hiện dự án đầu tư hệ thống thoát nước sử dụng vốn ngân sách theo quy định của Luật Đầu tư công. Tập trung chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp Thành phố, các Sở, ngành Thành phố, quận, huyện, thị xã đã được UBND Thành phố giao thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, đầu tư các dự án thoát nước, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án nhằm hoàn thiện hệ thống thoát nước khu vực đô thị.

Các giải pháp cụ thể, triển khai lâu dài

Về Quy hoạch, Kế hoạch: Thực hiện rà soát, điều chỉnh Quy hoạch Thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cập nhật và lồng ghép vào đồ án Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Đồng thời, lập Kế hoạch phát triển hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải đô thị giai đoạn 2026- 2030.

Về đầu tư: Hoàn thành các dự án đầu tư theo Kế hoạch số 312/KH-UBND ngày 21/12/2021 và Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021- 2025 gồm 03 dự án đang triển khai: Hệ thống thoát nước, hồ điều hòa, trạm bơm Vĩnh Thanh và Xây dựng, nâng cấp trạm bơm Phương Trạch tại huyện Đông Anh; Cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây Thành phố.

05 dự án Thành phố đang chuẩn bị đầu tư: Xây dựng hệ thống thoát nước mưa lưu vực Tả sông Nhuệ; Xây dựng hệ thống thoát nước quận Hà Đông thuộc lưu vực Hữu Nhuệ; Xây dựng trạm bơm Gia Thượng, hồ điều hòa và tuyến mương Thượng Thanh, quận Long Biên; Chống úng ngập cục bộ cho các quận nội đô và một số huyện ven đô; 03 dự án thoát nước do UBND quận Long Biên làm chủ đầu tư.

Ngoài ra, dự án xây dựng bể điều tiết ngầm tại khu vực Ngã năm Đường Thành - Bát Đàn - Nhà Hỏa - Phùng Hưng do UBND Quận Hoàn Kiếm đề xuất và được UBND Thành phố thống nhất chủ trương.

UBND Thành phố yêu cầu quản lý khắc phục tình trạng úng ngập khi mưa, đặc biệt đối với khu vực đô thị; giảm thiểu các điểm úng ngập cục bộ cả về chiều sâu và thời gian úng ngập. Tập trung công tác đầu tư xây dựng, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước bằng nguồn vốn đầu tư công.

Các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị thoát nước được giao nhiệm vụ nghiêm túc tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.

Khánh Diệp

Theo

Cùng chuyên mục
  • Tương lai nào cho chiếu sáng đô thị?

    (Xây dựng) – Tại Hội thảo “Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển chiếu sáng đô thị hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0” diễn ra sáng 6/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia cho rằng: Chiếu sáng đô thị rất quan trọng trong phát triển hiện nay. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư công dành cho chiếu sáng công cộng chưa tương xứng với quy hoạch cũng như dự báo định hướng từ cơ quan chức năng.

  • Nghệ An: Đẩy mạnh bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh

    (Xây dựng) - Ngày 6/9, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện AMC) đã phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Nghệ An tổ chức triển khai khóa “Bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh bền vững” thuộc Dự án thành lập Trung tâm Hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng.

  • Thừa Thiên – Huế: Dự án phát triển các đô thị xanh kéo dài đến bao giờ?

    (Xây dựng) - Dự án chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - Tiểu dự án Thừa Thiên – Huế, vừa được UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện đến ngày 30/6/2028.

  • Thái Nguyên: Quy hoạch phát triển đô thị theo hướng hiện đại bền vững

    (Xây dựng) – Phát triển đô thị bền vững luôn là mục tiêu của tất cả các địa phương trong cả nước, nhằm chuyển dịch cơ cấu, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Với tỉnh Thái Nguyên, phát triển hạ tầng bền vững gắn với phát triển đô thị theo hướng hiện đại đã và đang trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2021-2030.

  • Xây dựng Huế trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

    (Xây dựng) – Xây dựng Thừa Thiên - Huế thành một trung tâm văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa Huế, hướng tới một xứ sở hạnh phúc, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

  • Xây dựng thị trấn Nam Giang trở thành đô thị vệ tinh quan trọng của thành phố Nam Định

    (Xây dựng) - Vừa qua, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định số 1672/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Nam Giang đến năm 2035. Theo đó, thị trấn Nam Giang (huyện Nam Trực) trở thành đô thị vệ tinh quan trọng của thành phố Nam Định, là một trong hai cực trung tâm của vùng liên huyện Nam Trực - Trực Ninh với vị thế là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Nam Trực; là đô thị cửa ngõ phía Nam của thành phố Nam Định gắn với miền ảnh hưởng của các hành lang kinh tế động lực chủ đạo và nhiều chức năng kinh tế - xã hội mang tính kết nối liên huyện.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load