Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 08:19 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Hà Nội sẽ lập Đoàn liên ngành thu hồi loạt dự án bỏ hoang

23:32 | 28/10/2021

(Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội sẽ thành lập Đoàn công tác liên ngành rà soát, đánh giá và thu hồi các dự án vi phạm. Đáng chú ý, tại huyện Mê Linh có tới 47 dự án “dang dở” với tổng diện tích lên đến 2.000ha. Tuy nhiên, không hiểu vì sao lãnh đạo huyện Mê Linh lại có biểu hiện né tránh báo chí khi được đề nghị cung cấp thông tin liên quan đến các dự án chậm triển khai. Liệu có gì “khuất tất” trong công tác quản lý, khiến cho hàng loạt dự án tại địa phương này bị “đắp chiếu” nằm bất động nhiều năm nay?

ha noi se lap doan lien nganh thu hoi loat du an bo hoang
Khu đất “vàng” tại số 69 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Hàng trăm dự án “đắp chiều” khắp Hà Nội

Mới đây, UBND Thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch - Kiến trúc, Tài chính, Tư pháp, Cục Thuế Hà Nội, Thanh tra Thành phố, UBND các quận, huyện có liên quan thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra, rà soát toàn bộ các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất của các đơn vị, tổ chức chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai, đã được UBND thành phố gia hạn sử dụng đất 24 tháng theo quy định tại Điều 64 Luật Đất đai năm 2013 nhưng hết thời gian được gia hạn mà chưa đưa đất vào sử dụng, báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định.

Được biết, từ tháng 7/2018 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành Thành phố và UBND cấp huyện rà soát, đối chiếu và triển khai các Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành để thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với 379 dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; tổ chức sử dụng đất có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai.

Kết quả cho thấy, có 35 dự án với tổng diện tích 57ha đất chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng, UBND Thành phố quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng và chủ đầu tư phải nộp tiền cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian gia hạn. Hết thời hạn thu hồi đất mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền trên đất.

Đặc biệt, có 29 dự án với tổng diện tích hơn 1.840ha kiến nghị trình UBND thành phố thu hồi đất; bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc chấm dứt dự án đầu tư.

Cụ thể: Dự án tổ hợp công trình công cộng, chung cư cao tầng tại địa chỉ 162 Nguyễn Văn Cừ (Long Biên) của HTX công nghiệp Thăng Long; Dự án xưởng sản xuất mành tại Văn Miếu – Đường Lâm (Thị xã Sơn Tây) của Công ty TNHH Mành trang trí (Dự án này không thực hiện nghĩa vụ tài chính từ năm 2016); Dự án xây dựng cơ sở sản xuất gạch đá mạt, kinh doanh vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp tại xã Kim Đường (Ứng Hoà) của Công ty TNHH vật tư nông nghiệp xây dựng Anh Thái; Dự án xây dựng nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn tại xã Cam Thượng (Ba Vì) của Công ty cổ phần bê tông Vạn Trường Thành (theo thông tin từ UBND thành phố, Công ty chưa được bàn giao đất trên thực địa, không phối hợp với UBND huyện Ba Vì để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng); Dự án Khu du lịch Quốc tế cao cấp Tản Viên tại xã Cẩm Lĩnh, Tản Lĩnh, Thuỵ An (Ba Vì) của Công ty Cổ phần kinh doanh dịch vụ cao cấp dầu khí Tản Viên; Dự án cải tạo xây dựng toà nhà văn phòng 69 Nguyễn Du tại số 69 Nguyễn Du (Hai Bà Trưng) của Công ty cổ phần đầu tư và khoáng sản Hợp Thành (tại dự án này, UBND thành phố có Quyết định 4068 ngày 11/09/2020 thu hồi 596,7m2 đất tại số 69 Nguyễn Du, giao Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Nội tiếp nhận nguyên trạng để quản lý, lập phương án sử dụng đất theo quy định); Dự án khai thác chợ Kim Liên số 23 Lương Định Của, phường Kim Liên (Đống Đa); Dự án Khu dịch vụ đào tạo nhân sự cấp cao Phú Hoà và văn phòng làm việc tại Mễ Trì (Nam Từ Liêm) của Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ và Đầu tư Phú Hoà; Dự án đầu tư xây dựng kinh doanh, khai thác chợ lâm sản Thượng Cát tại phường Thượng Cát (Bắc Từ Liêm) của Công ty TNHH NN MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội; Dự án bãi đỗ xe tĩnh tại khu đất bãi sông Hồng TDP Đông Ngạc 1, phường Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm) của Công ty cổ phần xây dựng và hỗ trợ phát triển vận tải Phúc An; Dự án Khu nhà ở hỗn hợp Phương Bắc tại Kim Chung (Hoài Đức) của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Phương Bắc; Dự án Xây dựng khu đô thị Tiến Xuân tại xã Tiến Xuân và Đông Xuân (Thạch Thất, Quốc Oai) của Công ty TNHH MTV SUDICO Tiến Xuân; Dự án xây dựng trường đại học Hoà Bình tại Thạch Thất của trường Đại học Hoà Bình và dự án Khu nhà ở cho cán bộ giáo dục trường Đại học Hoà Bình tại huyện Thạch Thất; Dự án xây dựng khu biệt thự nhà vườn tại xã Tiến Xuân (Thạch Thất) của Công ty cổ phần đầu tư An Lạc; Dự án xây dựng biệt thự nhà vườn tại xã Tiến Xuân (Thạch Thất) của Công ty Xây dựng Trường Giang.

Ngoài ra còn có: Dự án nhà máy sản xuất cọc bê tông tại xã Tiến Xuân (Thạch Thất) của Công ty cổ phần Licogi 13 – Nền móng xây dựng; Dự án xây dựng Trung tâm thương mại dịch vụ tại xã Tiến Xuân (Thạch Thất) của Công ty TNHH Thương mại Tuổi trẻ; Dự án mở rộng nhà máy sản xuất tại Thạch Hoà (Thạch Thất) của Doanh nghiệp tư nhân Minh Nguyệt; Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu biệt thự Sunny Light tại xã Yên Bình (Thạch Thất) của Công ty cổ phần Ánh Dương; Dự án xây dựng nhà vườn tại xã Yên Bình và Tiến Xuân (Thạch Thất) của Công ty cổ phần xây lắp và thương mại Hoà Bình.

Ứng xử “lạ” của Trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện Mê Linh?

ha noi se lap doan lien nganh thu hoi loat du an bo hoang
Mặc dù được ông Phạm Minh Giáp – Trưởng phòng Tài nguyên môi trường mời đến làm việc tại UBND huyện Mê Linh, nhưng khi tới nơi Phóng viên đã không thể liên hệ được với ông Giáp và đành phải ra về.

Đáng chú ý, huyện Mê Linh là địa phương có số dự án chậm triển khai nhiều nhất với 47 dự án bất động sản tổng diện tích gần 2.000ha nhưng nhiều năm nay vẫn trong tình trạng dở dang. Điển hình như: Dự án Khu đô thị mới Vinalines tại xã Đại Thịnh, Thanh Lâm, Tráng Việt, Mê Linh của Công ty cổ phần bất động sản Vinalines Vĩnh Phúc; Dự án Khu đô thị Việt Á tại xã Thanh Lâm (Mê Linh) của Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á; Dự án Khu đô thị mới BMC tại xã Đại Thịnh (Mê Linh) của Công ty Vật liệu xây dựng và lắp ráp thương mại; Dự án Khu đô thị mới Prime Group (Khu đô thị sinh thái Đại Thịnh) tại xã Đại Thịnh, Tráng Việt (Mê Linh) của Công ty cổ phần Prime Group…

Để có thông tin khách quan liên quan đến công tác kiểm tra, rà soát, thu hồi đất tại địa phương, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có đặt lịch làm việc với UBND huyện Mê Linh và được ông Nguyễn Ngọc Ngà – Phó Chánh văn phòng thông báo huyện phân công cho ông Phạm Minh Giáp – Trưởng phòng Tài nguyên môi trường thông tin tới báo chí. Không hiểu vì sao, sau khi liên hệ qua điện thoại và được ông Giáp mời đến UBND huyện Mê Linh làm việc vào lúc 16h30 ngày 25/10/2021. Đúng hẹn, phóng viên đến UBND huyện Mê Linh thì không thể liên hệ được với ông Giáp và ông Ngà, gọi điện, nhắn tin đều không được các vị lãnh đạo này trả lời nên chúng tôi đành phải ra về lúc 17h05 cùng ngày và cho tới thời điểm này chúng tôi không nhận được bất kỳ phản hồi nào từ lãnh đạo UBND huyện Mê Linh cũng như từ phía ông Giáp?

Đến nay, chưa rõ lý do vì sao ông Giáp lại có cách hành xử “lạ” như vậy đối với phóng viên, phải chăng Lãnh đạo UBND huyện Mê Linh cần phải vào cuộc, kiểm tra, tác phong, thái độ làm việc của một số cán bộ công chức huyện nhà?

Được biết, trong Báo cáo gửi HĐND thành phố Hà Nội về Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm 2021 - 2025, UBND thành phố Hà Nội nêu định hướng 5 năm tới là dự kiến nghiên cứu, đề xuất chủ trương và xây dựng quy hoạch vùng huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh thành Thành phố theo mô hình Thành phố trong Thành phố. Kế hoạch này đã được HĐND thành phố Hà Nội thông qua tại kỳ họp cuối tháng 9/2021.

Trước đó, năm 2010, huyện Mê Linh bước vào công cuộc xây dựng Nông thôn mới với xuất phát điểm thấp, qua khảo sát 19 tiêu chí trên địa bàn các xã thì huyện chỉ đạt 1/19 tiêu chí (an ninh trật tự), các tiêu chí còn lại đều đạt thấp (2/19 tiêu chí đạt 70 - 90%, 5/19 tiêu chí đạt 50 - 60%, 11/19 tiêu chí đạt dưới 50%).

Đến nay, sau hơn 10 năm nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ và Nhân dân huyện Mê Linh thì đa số các tiêu chí đã cơ bản đạt được. Vì vậy, huyện Mê Linh quyết tâm đạt huyện nông thôn mới trong năm 2021.

Mê Linh từ 1 huyện là “vùng trũng kinh tế” của Thủ đô, sau nhiều quyết tâm, nỗ lực đến nay Mê Linh được định vị là huyện cửa ngõ quan trọng của Thủ đô. Tới đây, Mê Linh sẽ đón nhận danh hiệu huyện đạt chuẩn Nông thôn mới và có thể huyện Mê Linh cũng sẽ được nâng cấp thành 1 Thành phố năng động, sáng tạo, phát triển, đóng góp quan trọng trong sự phát triển chung của Thủ đô.

Thiết nghĩ, để huyện Mê Linh phát triển nhanh hơn nữa, to đẹp hơn nữa, đàng hoàng hơn nữa, sớm đạt được kỳ vọng từ Thành phố thì rất cần vào sự đóng góp tích cực, hiệu quả từ đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động huyện nhà. Chính vì vậy, nên chăng huyện Mê Linh cần phải nâng tác phong, chuẩn mực, tinh thần của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nhằm sớm đạt được những mục tiêu to lớn hơn?

Với hàng trăm dự án, hàng nghìn hecta đất tại Hà Nội đang trong tình trạng “nằm bất động trên giấy” kéo dài cả chục năm, gây lãng phí tài nguyên, mất cơ hội cho hàng trăm doanh nghiệp đủ năng lực. Hà Nội cần quyết liệt hơn nữa trong công tác thanh kiểm tra, kiên quyết ra quyết định thu hồi đất với các chủ đầu tư chây ì, năng lực yếu kèm.

Báo điện tử Xây dựng sẽ tiếp tục thông tin.

Diệu Anh – Đỗ Lê

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load