Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 12/10/2024 16:34 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Hà Nội sẽ chi 251 tỷ đồng xây dựng công trình ngăn chặn sạt lở bờ sông

19:14 | 03/11/2021

(Xây dựng) – Trong thời gian qua, trên địa bàn Thành phố Hà Nội liên tiếp xuất hiện tình trạng sạt lở mái kè, bờ đê rất nghiêm trọng ở nhiều huyện và thị xã, đe dọa an toàn tính mạng và tài sản của người dân. Để khắc phục triệt tình trạng trên, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Lệnh khẩn cấp xây dựng công trình ngăn chặn sạt lở bờ sông với tổng kinh phí dự kiến khoảng 251 tỷ đồng.

ha noi se chi 251 ty dong xay dung cong trinh ngan chan sat lo bo song
Bờ hữu sông Đà, đoạn qua địa phận xã Sơn Đà, huyện Ba Vì đang bị sạt lở rất nghiêm trọng (Ảnh: Hà Nội Mới).

Chỉ riêng trong ngày 29/10/2021, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành đến 5 Quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp sạt lở mái kè, mái thượng lưu đê, bờ hữu sông Đà, sông Hồng và sông Đáy, đồng thời ban hành Lệnh khẩn cấp xây dựng công trình để ngăn chặn tình trạng sạt lở bờ sông, bờ mái đê.

Ở huyện Quốc Oai, trong phạm vi từ K15+750 đến K15+950 đê hữu Đáy thuộc địa bàn xã Đồng Quang xuất hiện tình trạng sạt lở mái thượng lưu đê, cung sạt từ K15+770 đến K15+890 có chiều dài khoảng 120m. Đỉnh cung sạt ăn sâu vào mặt đê khoảng 1,2m. Chênh cao đỉnh cung sạt và mặt đê khoảng 0,3m, dọc mặt đê. Mái thượng lưu đê xuất hiện nhiều vết nứt dọc có chiều rộng từ 5-10cm. Chân đê có ao trũng. Ngay sát chân đê có tuyến đường điện dân sinh. Một số cột điện đã có hiện tượng nghiêng về phía sông.

Tại huyện Ba Vì có 3 khu vực sạt lở tại các xã Sơn Đà và xã Thái Hòa. Trong đó, xã Sơn Đà có 2 vị trí. Thứ nhất là đoạn từ K3+150 đến K3+430, vị trí cung sạt cách chân đê khoảng 30m, chiều dài các cung sạt từ 5-10m. Vị trí thứ hai là đoạn từ K3+760 đến K4+100, chiều dài 2 cung sạt khoảng 70m và 100m, tạo thành vách thẳng đứng, chiều rộng cung sạt từ 10-12m, đỉnh cung sạt cách chân đê hữu Đà khoảng 20m. Tổng chiều dài các vị trí sạt lở khoảng 340m.

Còn tại xã Thái Hòa, tình trạng sạt lở xảy từ K0+200 đến K0+300 đê hữu Hồng, cung sạt có chiều dài khoảng 120m, ăn sâu vào bãi sông từ 5-15m tạo thành vách thẳng đứng. Đỉnh cung sạt điểm gần nhất cách chân đê hữu Hồng khoảng 15-20m. Khu vực mép bờ sông xuất hiện nhiều vết nứt dọc theo chiều dài cung sạt, cá biệt có vết nứt chiều rộng đến 40cm.

Tương tự, thị xã Sơn Tây cũng có 2 khu vực sạt lở tại xã Đường Lâm và phường Phú Thịnh. Trong đó, sạt lở xảy ra ở mái kè xã Đường Lâm đoạn từ K26+600 đến K26+900, chiều dài khoảng 300m đê hữu Hồng, cung sạt có chiều dài khoảng 180m, tạo thành vách có chiều cao từ 0,5m đến 2,2m.

Tại phường Phú Thịnh, tình trạng sạt lở diễn ra từ K28+942 đến K30+650 đê hữu Hồng, các cung sạt tạo thành vách cao từ 0,5m đến 2,0m. Một số vị trí sạt lở nằm trong khu vực có dân cư sinh sống tập trung, chiều dài khoảng 700m.

Đáng chú ý, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã cảnh báo, các điểm sạt lở sẽ có xu hướng tiếp tục phát triển vào mùa mưa bão năm nay và đe dọa an toàn tính mạng, tài sản của người dân. Do đó, UBND Thành phố Hà Nội đã phải nhanh chóng ban hành Quyết định yêu cầu thực hiện các biện pháp khẩn cấp để ứng phó và khắc phục hậu quả sạt lở nhằm ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, hoặc sự cố công trình gây ra.

Trong đó, UBND các huyện Quốc Oai, Ba Vì và thị xã Sơn Tây phải chủ trì, phối hợp với Chi cục Phòng chống thiên tai (đơn vị quản lý công trình) để vận động, sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm; cảnh báo, hướng dẫn và hạn chế, hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm; thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công trình công cộng và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng theo phương châm 4 tại chỗ; Kiểm tra, phát hiện, đánh giá và xử lý sự cố công trình đê điều.

Trong khi đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được giao nhiệm vụ khoanh vùng phạm vi có nguy cơ sạt lở, chủ động phối hợp với UBND các địa phương trong việc theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở, tổ chức xử lý giờ đầu theo phương châm 4 tại chỗ và thực hiện các biện pháp gia cố phù hợp để hạn chế cao nhất sự phát triển của các cung sạt.

ha noi se chi 251 ty dong xay dung cong trinh ngan chan sat lo bo song
UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Lệnh khẩn cấp xây dựng công trình ngăn chặn sạt lở bờ sông nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân (Ảnh: Lao động).

Đặc biệt, để khắc phục triệt để vấn đề tại 5 khu vực nêu trên, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Lệnh khẩn cấp xây dựng công trình ngăn chặn sạt lở bờ sông với tổng kinh phí dự kiến khoảng 251 tỷ đồng, tất cả đều lấy từ Ngân sách của thành phố. Trong đó, chi phí đầu tư khắc phục sạt lở tại phường Phú Thịnh dự kiến khoảng 78 tỷ đồng, tại Sơn Đà là 60 tỷ đồng, ở Thái Hòa là 50 tỷ đồng, tại Đường Lâm là 45 tỷ đồng và ở Đồng Quang là 18 tỷ đồng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ giữ vai trò chủ đầu tư, thực hiện xây dựng công trình và quản lý chất lượng dự án theo đúng quy định của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ và các quy định có liên quan. Dự kiến, việc xây dựng công trình ngăn chặn sạt lở tại 5 khu vực sẽ hoàn thành trước ngày 30/6/2022.

Dịch Phong (tổng hợp)

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load