Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 04:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hà Nội: Gian nan cuộc chiến “Giành lại vỉa hè cho người đi bộ”

02:07 | 19/12/2023

(Xây dựng) – Thời gian qua, Thành phố Hà Nội đã 5 lần phát động chiến dịch “Giành lại vỉa hè cho người đi bộ” nhưng tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vẫn diễn ra tràn lan. Đến nay, sau hơn 1 tháng kết thúc chiến dịch, tại hầu hết các quận trên địa bàn Thành phố tình trạng lấn chiếm vỉa hè, trật tự đô thị vẫn diễn ra tràn lan.

Hà Nội: Gian nan cuộc chiến “Giành lại vỉa hè cho người đi bộ”
Trên đường Vĩnh Hưng - quận Hoàng Mai, mặc dù có biển “Cấm họp chợ”, nhưng nhiều chủ cửa hàng vẫn ngang nhiên bày biện hàng quán chiếm trọn phần vỉa hè (ảnh: Hà Trần).

Ngày 15/02/2023, Ban chỉ đạo 197 của Thành phố đã ký ban hành Kế hoạch Tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023. Thời gian kiểm tra từ ngày 01/03 đến ngày 01/11/2023 trên địa bàn toàn Thành phố.

Hà Nội: Gian nan cuộc chiến “Giành lại vỉa hè cho người đi bộ”
Tại phố Lĩnh Nam - quận Hoàng Mai, cửa hàng dựng sạp bày bán thú bông ngay trước cửa nhà dân (ảnh: Hà Trần).

Tính đến thời điểm hiện tại, Thành phố Hà Nội đã 5 lần ra quân nhằm kiểm tra, xử lý vi phạm và quản lý sử dụng hè phố, lòng đường. Mặc dù đã có những chuyển biến, nhưng kết quả đạt được chưa bền vững. An ninh trật tự trên các tuyến phố chỉ duy trì được một thời gian ngắn, rồi “đâu lại vào đấy”.

Theo báo cáo Kết quả thực hiện công tác quản lý, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, văn minh đô thị năm 2023, quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt ra quân duy trì trật tự văn minh đô thị, thu giữ biển hiệu, biển quảng cáo trái phép lấn chiếm không gian hè, lòng đường, bóc xóa quảng cáo rao vặt trên các gốc cây, cột điện, công trình công cộng. Xử lý vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh buôn bán, các trường hợp bán hàng rong trên hè phố. Thu giữ bàn, ghế nhựa, tủ kính; xử lý, phá dỡ bục bệ, cầu dẫn xe; tháo dỡ mái che, mái vẩy; lều, lán... gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng mỹ quan đô thị. Lực lượng Công an phường, đội dân phòng tự quản các phường tổ chức tuần tra 03 lần/ngày với mục đích tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh bày bán hàng hóa, để xe đúng nơi quy định.

Hà Nội: Gian nan cuộc chiến “Giành lại vỉa hè cho người đi bộ”
Thời điểm 18h tối trên vỉa hè phố Hàng Giấy (ảnh: Hà Trần).

Cũng theo báo cáo của quận Đống Đa, các tổ kiểm tra liên ngành Ban chỉ đạo 197 quận và Ban chỉ đạo 197 các phường đã kiểm tra, xử lý tình trạng các hộ kinh doanh tự phát lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh buôn bán, các mái che, mái vảy, bục, bệ, cầu dẫn, biển quảng cáo không đúng quy định. Chỉ trong thời gian ngắn, từ ngày 01/12/2023 đến ngày 10/12/2023 đã kiểm tra, xử lý 207 trường hợp vi phạm với tổng số tiền là 60.950.000 đồng.

Các phường đã xây dựng phương án, bố trí các chốt trực, lực lượng duy trì không để các vi phạm tái diễn, qua đó làm chuyển biến rõ nét về trật tự đô thị và bảo đảm tính ổn định lâu dài và không để phát sinh tụ điểm mới trên địa bàn. Các khu vực đã thực hiện tốt công tác kiểm tra, xử lý, UBND phường cần bố trí lực lượng nhằm duy trì và không để tái diễn phát sinh vi phạm.

Tuy nhiên, đã sau hơn 1 tháng kết thúc chiến dịch, hầu hết tại các quận trên địa bàn Thành phố Hà Nội, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, trật tự đô thị vẫn diễn ra tràn lan. Cuộc chiến giành lại vỉa hè cho người đi bộ dường như vẫn chưa có hồi kết.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo điện tử Xây dựng, trên các tuyến phố tại các quận Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Ba Đình… xuất hiện tình trạng hàng quán lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, các cửa hàng bày bán quần áo, đồ lưu niệm tràn lan… Tình trạng lấn chiếm vỉa hè phục vụ lợi ích riêng liên tục tái diễn. Sau mỗi đợt cao điểm, các quận, huyện đồng loạt ra quân “Giành lại vỉa hè cho người đi bộ” nhưng cũng chỉ được một thời gian ngắn rồi lại rơi vào tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa”.

Hà Nội: Gian nan cuộc chiến “Giành lại vỉa hè cho người đi bộ”
Tại phố Quán Thánh, các hàng ăn cũng bắt đầu bày bàn ghế ngay khi phố vừa lên đèn (ảnh: Hà Trần).

Đặc biệt, hiện nay đang vào dịp cao điểm cuối năm, nhu cầu giải trí và mua sắm của người dân tăng cao. Nhiều hàng quán buôn bán đồ ăn, cafe, đồ trang trí... ngang nhiên lấn chiếm để kinh doanh, bày biện bàn ghế la liệt, dựng xe của khách hàng tràn cả xuống đường, gây ra trở ngại không nhỏ cho người đi bộ.

Trên các tuyến phố được mệnh danh là tụ điểm “ăn chơi", nhiều người đổ xô tới check-in và ăn uống càng khiến cho tình trạng lấn chiếm vỉa hè trở nên nghiêm trọng hơn. Có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh người đi bộ không còn cách nào khác phải đi xuống lòng đường, bởi vỉa hè - nơi vốn thuộc về họ đã không còn. Việc này gây nguy hiểm không chỉ với người đi bộ, mà còn với các phương tiện đang lưu thông, dẫn đến nhiều sự cố đáng tiếc.

Hà Nội: Gian nan cuộc chiến “Giành lại vỉa hè cho người đi bộ”
Nổi tiếng với sự lộng lẫy mỗi mùa lễ hội, hầu hết các cửa hàng bán đồ trang trí tại phố Hàng Mã bày biện chiếm hết khoảng đường trên vỉa hè của người đi bộ (ảnh: Hà Trần).

Theo Kế hoạch số 01/KH-BCĐ197 của Ban chỉ đạo 197 Thành phố Hà Nội, Ban chỉ đạo 197 đã giao Công an Thành phố (Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 197 Thành phố) kiến nghị Ban thi đua khen thưởng Thành phố không duyệt đề xuất các hình thức thi đua, khen thưởng đối với cá nhân, đơn vị có tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện kế hoạch.

Hà Trần

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bình Định: Đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ năm 2024

    (Xây dựng) – Tỉnh Bình Định hiện có 90 điểm nguy cơ sạt lở, trong đó có 15 điểm nguy cơ sạt lở cao. Việc đảm bảo an toàn cho người dân nằm trong vùng sạt lở trong mùa mưa bão sắp tới là nỗi lo rất lớn của lãnh đạo tỉnh này.

  • BHXH Việt Nam: Kết quả nổi bật trong công tác chuyển đổi số

    (Xây dựng) - Trong những năm qua, toàn ngành BHXH Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực BHXH, BHYT và BHTN. Với 3 trọng tâm là nâng cao nhận thức chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trên môi trường số, công tác chuyển đổi số của ngành đã đem lại những lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, được Chính phủ và Nhân dân ghi nhận, hưởng ứng.

  • Hà Nội: Tăng giá vé xe buýt

    (Xây dựng) - Từ ngày 01/11, giá vé xe buýt tại Hà Nội có cự ly dưới 15km tăng từ 7.000 đồng lên 8.000 đồng/lượt; từ 15km đến dưới 25km tăng từ 7.000 đồng lên 10.000 đồng/lượt; từ 25km đến dưới 30km tăng từ 8.000 đồng lên 12.000 đồng/lượt; từ 30km đến dưới 40km tăng từ 9.000 đồng lên 15.000 đồng/lượt và từ 40km trở lên tăng từ 9.000 đồng lên 20.000 đồng/lượt.

  • Bắc Giang: Đề nghị thanh lý 19 công trình cấp nước sinh hoạt không hoạt động

    (Xây dựng) - Sau khi rà soát, cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang vừa đề xuất thanh lý 19 công trình cấp nước sinh hoạt không hiệu quả có giá trị xây dựng ban đầu hơn 22,8 tỷ đồng.

  • Bộ Xây dựng: Hơn 83% hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết

    (Xây dựng) – Từ đầu năm đến nay, tổng số hồ sơ thủ tục hành chính được Bộ Xây dựng giải quyết là 13.565 hồ sơ, đạt 83,43%.

  • Bắc Ninh: Cưỡng chế thu hồi đất dự án tại Khu công nghiệp Thuận Thành III - Phân khu B

    (Xây dựng) – Ngày 10/10, Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thuộc UBND thị xã Thuận Thành (Bắc Ninh) vừa cưỡng chế thu hồi đất và tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Thuận Thành III - phân khu B.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load