Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 20/09/2024 09:56 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hà Nội: Chỉ 10% người dân đeo khẩu trang ở các chợ tại huyện Gia Lâm

19:07 | 11/11/2020

(Xây dựng) - Khi được Phó Chủ tịch UBND Thành phố Ngô Văn Quý hỏi: “Huyện Gia Lâm đã thành lập mấy đoàn kiểm tra, kiểm tra ở bao nhiêu chợ, tỷ lệ người đeo khẩu trang là bao nhiêu? Trả lời đúng sự thật”. Huyện báo cáo, thực tế ở các chợ, chỉ có khoảng 10% người dân đeo khẩu trang. Phó Chủ tịch UBND Thành phố nhắc nhở: “Phải bố trí người đứng ở ngay cổng chợ, ai không đeo khẩu trang thì nhất định không cho vào”.

Chiều 11/11, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Ngô Văn Quý - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19, Thành phố Hà Nội đã chủ trì phiên họp với các đơn vị liên quan. Dự phiên họp còn có TS. Trần Đắc Phu - Chuyên viên cao cấp của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh Covid-19.

ha noi chi 10 nguoi dan deo khau trang o cac cho tai huyen gia lam
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Ngô Văn Quý phát biểu tại phiên họp.

“Qua chốt kiểm soát là bỏ khẩu trang…”

Tại phiên họp 5, Đoàn kiểm tra của Thành phố đã báo cáo về tình hình thực hiện các biện pháp phòng dịch thực tế ở cơ sở. Các quận huyện, các khu cách ly đã thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch.

“Các khu tập thể thao công cộng hầu như người dân không đeo khẩu trang, không có ai quản lý kiểm tra. Trách nhiệm của Ban quản lý các chợ, chung cư, bến xe cần phải kiểm tra, xử lý nghiêm việc bắt buộc đeo khẩu trang; thực tế cho thấy còn thiếu trách nhiệm. Các quận huyện, xã phường báo cáo các số liệu là từ giai đoạn trước, cần cập nhật, đôn đốc nhắc nhở việc xử phạt nghiêm các vi phạm”, ông Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế, Trưởng Đoàn kiểm tra số 1 cho biết.

Phó Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà - Trưởng Đoàn kiểm tra số 2 phản ánh, ở phố đi bộ tại quận Hoàn Kiếm, ở thời điểm kiểm tra đột xuất vào Chủ nhật vừa qua, người dân hầu hết đều có khẩu trang nhưng khi đi qua chốt kiểm soát của lực lượng chức năng thì lại bỏ ra. “Khi được hỏi thì ai cũng có lý do là cần nói chuyện, hoặc tháo khẩu trang để ăn uống. Đây là việc cần phải giám sát chặt chẽ hơn nếu không người dân sẽ không thực hiện nghiêm túc. Các đơn vị cần tăng cường truyền thông về việc từ ngày 1/11 nếu không đeo khẩu trang sẽ bị phạt từ 1 đến 3 triệu đồng”, bà Hà nói.

Ở huyện Mỹ Đức, Đoàn kiểm tra số 3, tại chợ Hương Sơn và Bệnh viện Đa khoa Mỹ Đức, ý thức người dân rất tốt ở thời điểm kiểm tra. “Người dân được hỏi đều nhận thức rõ việc đeo khẩu trang là cần thiết. Người bán khẩu trang vải thậm chí còn bảo ai không có thì chúng em cho…”, Phó Giám đốc Sở Y tế Hoàng Đức Hạnh - Trưởng đoàn kiểm tra nói.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố nêu rõ: “Ở trung tâm thương mại, siêu thị, nhất định ai không đeo khẩu trang thì không được vào” và yêu cầu Sở Công Thương báo cáo thêm. Phó Giám đốc Sở Trần Thị Phương Lan cho biết, tháng 11 là tháng khuyến mại của Hà Nội nên người dân đến các điểm trên rất đông, Sở đã chỉ đạo từ chợ đến các trung tâm thương mại, siêu thị phải bố trí người đo thân nhiệt, nhắc nhở người đeo khẩu trang. Trung tâm thương mại, siêu thị thực hiện tương đối nghiêm túc. “Các chợ thì chưa quyết liệt. Các quận huyện cần nhắc nhở để thực hiện nghiêm túc đưa vào nề nếp việc đeo khẩu trang”, bà Lan đề xuất.

Nghe huyện Gia Lâm báo cáo về tình hình thực tế, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Ngô Văn Quý hỏi: “Huyện đã thành lập mấy đoàn kiểm tra, kiểm tra ở bao nhiêu chợ, tỷ lệ người đeo khẩu trang là bao nhiêu? Trả lời đúng sự thật”. Huyện báo cáo, ở các chợ, chỉ có khoảng 10% người dân đeo khẩu trang. Phó Chủ tịch UBND Thành phố nhắc nhở: “Phải bố trí người đứng ở ngay cổng chợ, ai không đeo khẩu trang thì nhất định không cho vào”.

5 nơi không có khẩu trang không được vào

Phát biểu tại phiên họp, TS. Trần Đắc Phu đánh giá cao việc Hà Nội vẫn quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng chống dịch nhất là việc đeo khẩu trang. Qua các đợt dịch, các biện pháp mà Việt Nam, Hà Nội đã thực hiện đúng đắn các biện pháp phòng chống dịch. Ông Phu lưu ý, bối cảnh hiện nay giống như sau đợt dịch số 1 khi mùa đông đang đến, đang nới lỏng các giải pháp... khiến nguy cơ lây lan dịch bệnh cao nhất là khi câu hỏi “Trong cộng đồng hiện này còn mầm bệnh hay không?” chưa thể trả lời được.

Đề xuất các bệnh viện, thỉnh thoảng ở thành phố cần lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ở các khoa có bệnh nhân nặng để chủ động đề phòng ngừa… Ông Phu nói rõ: “Hiện nay, hàng trăm hãng trên thế giới đang sản xuất vaccine và đang thử nghiệm. Tuy nhiên, vẫn còn câu hỏi về việc miễn dịch kéo dài được bao lâu… Giá vaccine và việc nhập khẩu vào Việt Nam còn khó khăn. Trong nước có 4 nơi đặt vấn đề sản xuất vaccine. Có đơn vị đã thử nghiệm trên chuột, chuẩn bị xin thử nghiệm trên người; đơn vị khác đang thử nghiệm trên khỉ. Cuối năm 2021, đầu năm 2022 may ra mới có vaccine. Quan trọng nhất hiện nay vẫn là thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch, theo khuyến cáo “5k” của Bộ Y tế mà trong đó quan trọng nhất vẫn là đeo khẩu trang”.

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Ngô Văn Quý nhắc nhở, việc đeo khẩu trang cơ bản có chuyển biến tích cực nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của thành phố là 100% người dân thực hiện.

Khẳng định công tác phòng dịch tiếp tục là quan trọng cần thực hiện thường xuyên, Phó Chủ tịch UBND Thành phố đề nghị các đơn vị tiếp tục tuyên truyền nhất là việc bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng; quản lý chặt chẽ các khu cách ly, các trường hợp nhập cảnh trái phép; Thành phố và các quận huyện tiếp tục quyết liệt kiểm tra chuyên đề đeo khẩu trang trong tuần tới…

“5 nơi là: Bệnh viện, bến bãi đỗ xe, phương tiện công cộng, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ phải bố trí người kiểm soát chặt chẽ, ai không có khẩu trang không cho vào, bố trí điểm bán khẩu trang ngay ở cửa”, Phó Chủ tịch UBND Thành phố nhấn mạnh.

CDC nói gì về chênh lệch giá xét nghiệm Covid-19 giữa cơ sở công và tư nhân

Liên quan đến phản ánh của các quận huyện về việc chênh lệch giá xét nghiệm giữa các cơ sở công lập (734 nghìn đồng) và tư nhân (1,2 triệu đồng), Phó Giám đốc phụ trách CDC Hà Nội Trương Quang Việt cho biết: Hiện, giá xét nghiệm Covid-19 tại CDC Hà Nội là 734.000 đồng/mẫu theo quy định của Bộ Y tế; đây chỉ là mức tạm thu, trong đó, chưa tính các chi phí về vận chuyển, mẫu vật tư tiêu hao… CDC cũng đã làm việc và sẵn sàng phối hợp với các Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã; khách sạn làm khu cách ly tập trung và các khu cách ly của quân đội trong công tác lấy mẫu xét nghiệm theo đúng quy định.

Liên quan đến vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Ngô Văn Quý giao CDC Hà Nội thực hiện xét nghiệm ở tất cả các khu cách ly (cả ở các khách sạn) với mức giá 734 nghìn đồng; người dân nào có nhu cầu xét nghiệm ở các cơ sở tư nhân bên ngoài thì phải chấp nhận với mức giá 1,2 triệu.

Tuệ Minh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load