Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 19/09/2024 22:32 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Hà Nội: Cần cơ chế đặc biệt để phát triển để phát triển 4 thành phố trực thuộc

11:21 | 10/06/2024

(Xây dựng) – Theo quy hoạch, Thành phố Hà Nội dự kiến xây dựng 4 thành phố trực thuộc nằm ở các phía Bắc, Tây, Nam và thành phố Sơn Tây - Ba Vì. Các thành phố này được kỳ vọng là động lực để phát triển Thủ đô trong tương lai.

Hà Nội: Cần cơ chế đặc biệt để phát triển để phát triển 4 thành phố trực thuộc
Nhiều chuyên gia cho rằng, các thành phố trực thuộc của Hà Nội nên được coi là vùng phát triển đặc thù, cần cơ chế riêng biệt.

Quốc hội vừa thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi. Vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận là quy định về tổ chức chính quyền đô thị. Theo quy hoạch, Hà Nội dự kiến xây dựng 4 thành phố trực thuộc nằm ở các phía Bắc, Tây, Nam và thành phố Sơn Tây - Ba Vì. Các thành phố này được kỳ vọng là động lực để phát triển Thủ đô trong tương lai.

Cụ thể, thành phố phía Bắc của Hà Nội, nằm trên địa bàn các huyện Đông Anh, Mê Linh và Sóc Sơn. Theo quy hoạch, thành phố này có tổng diện tích khoảng 633km2, quy mô dân số đến năm 2045 khoảng 3,25 triệu người. Đất đô thị của thành phố phía Bắc khoảng 385km2, dân số khoảng 2,92 triệu người. Thành phố phía Bắc có khoảng 45 phường và 24 xã.

Đặc biệt, sân bay Nội Bài được dự kiến là hạt nhân của thành phố phía Bắc. Khu vực này được định hướng phát triển các ngành nghề, dịch vụ; đồng thời là trung tâm dịch vụ về tài chính, công nghiệp công nghệ cao.

Thành phố phía Tây có trung tâm là khu công nghệ cao Hòa Lạc và thị trấn Xuân Mai. Thành phố phía Tây có diện tích khoảng 251km2, dân số đến năm 2045 khoảng 1,2 triệu người. Định hướng thành phố phía Tây có 16 phường và 8 xã. Thành phố phía Tây được định hướng là trung tâm nghiên cứu khoa học, đào tạo và chuyển giao các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm bán dẫn, phần mềm, trí tuệ nhân tạo.

Trong đồ án, Hà Nội cũng dự kiến xây dựng thành phố phía Nam (huyện Phú Xuyên và Ứng Hòa). Ngoài ra, Hà Nội còn nghiên cứu hình thành thêm thành phố du lịch ở khu vực Sơn Tây - Ba Vì.

Việc hình thành đô thị phía Nam nhằm xây dựng trung tâm đầu mối dịch vụ vận tải tổng hợp về đường không, đường sắt (đường sắt quốc gia, đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đường sắt đô thị), đường thủy (sông Hồng) và đường cao tốc (Pháp Vân - Cầu Giẽ, Quốc lộ 5B - Tây Bắc).

Quá trình hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi, nhiều chuyên gia cho rằng, các thành phố trực thuộc của Hà Nội nên được coi là vùng phát triển đặc thù, cần cơ chế riêng biệt, bao gồm mô hình chính quyền đô thị với thể chế đặc thù.

Theo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, quy định về mô hình chính quyền thành phố mới của Hà Nội chưa luật hóa được nội dung xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô. Quy định trong dự thảo cũng chưa thể hiện được các chính sách đặc thù nhằm phát huy vai trò của mô hình chính quyền thành phố thuộc thành phố.

Ngoài ra, có một số ý kiến đề nghị làm rõ ý nghĩa của việc thành lập thành phố thuộc thành phố có tương đương với chính quyền ở cấp quận hay không. Ngoài ra, nhiệm vụ, quyền hạn của thành phố thuộc thành phố có gì khác với chính quyền cấp huyện.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đây là đơn vị hành chính đô thị tương đương cấp huyện. Tuy nhiên, trên địa bàn Hà Nội chưa có thành phố trực thuộc nào được thành lập, cũng chưa có đề án cụ thể về mô hình phát triển của các thành phố loại này. Vì vậy, chưa có cơ sở để xác định về quy mô, định hướng, mục tiêu phát triển, làm căn cứ cho việc quy định cụ thể về vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn và các chính sách đặc thù cần thiết cho thành phố thuộc thành phố trong dự thảo luật.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thực tế nếu thành lập thành phố thuộc thành phố vẫn có các cơ chế, quy định về phân cấp, ủy quyền để chính quyền tại thành phố thuộc thành phố có thể thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn.

Dựa trên ý kiến của đại biểu, dự thảo luận được chỉnh lý theo hướng các cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố trực thuộc thành phố sẽ do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định khi Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội việc thành lập thành phố thuộc thành phố.

Tiến Hào

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

  • Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm hướng đến trở thành đô thị thông minh

    Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật… của tỉnh Ninh Thuận, trong nhiệm kỳ 2020-2025, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm chú trọng xây dựng thành phố trở thành đô thị xanh, môi trường an toàn, thân thiện, từng bước trở thành đô thị thông minh, đến nay, đã đạt được những kết quả tích cực. Chung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Châu Thị Thanh Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận, Bí thư Thành ủy Phan Rang-Tháp Chàm.

  • Bắc Giang: Đô thị Hiệp Hòa đạt tiêu chí đô thị loại IV

    (Xây dựng) - Ngày 18/9, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn đã ký Quyết định số 868/QĐ-BXD về việc công nhận đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đạt tiêu chí đô thị loại IV.

  • Quảng Trị: Ái Tử - đô thị trẻ đang từng ngày đổi mới và phát triển

    (Xây dựng) – Tọa lạc giữa hai đô thị lớn, phía Bắc là thành phố Đông Hà, phía Nam là thị xã Quảng Trị, thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị là một đô thị trẻ đang từng ngày đổi mới và phát triển.

  • Hạ Long: Khôi phục nhanh cảnh quan môi trường sau bão số 3

    (Xây dựng) - Ngày 17/9, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã tổ chức hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3; biểu dương khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường, sớm ổn định sản xuất đời sống nhân dân.

  • Duy Tiên (Hà Nam): Hướng tới đô thị xanh, thông minh, phát triển bền vững

    (Xây dựng) – Được coi là thủ phủ công nghiệp của Hà Nam, ngoài mục tiêu kinh tế, phát triển công nghiệp công nghệ cao, thị xã Duy Tiên đặt mục tiêu hướng đến đô thị loại III xanh, thông minh, phát triển bền vững. Đây cũng nhằm hiện thức hóa mục tiêu thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã về xây dựng, phát triển đô thị đến năm 2030.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load