Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 16:22 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Hạ Long (Quảng Ninh): Việc bồi thường đất đai, giải phóng mặt bằng liệu có đúng pháp luật?

17:03 | 07/12/2020

(Xây dựng) – Đảm bảo lợi ích chung của Nhà nước và người dân luôn là yêu cầu đặt ra đối với các dự án đầu tư xây dựng thực hiện giải tỏa những khu dân cư có người dân đã từng sống lâu đời. Nếu cân đối được lợi ích này thì công trình sẽ đảm bảo sự phát triển kinh tế, tránh khiếu kiện phức tạp, giữ gìn được an ninh xã hội.

ha long quang ninh viec boi thuong dat dai giai phong mat bang lieu co dung phap luat
Một phần mặt đường 279 còn sót lại sau khi làm cầu vượt - lối vào khu dân cư phường Việt Hưng bị lấy đất và nhà phục vụ dự án.

Quảng Ninh hiện đang triển khai Dự án Đường nối khu công nghiệp Cái Lân qua Khu công nghiệp Việt Hưng đến đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn. Dự án qua các khu vực thuộc các phường Bãi Cháy, Giếng Đáy, Hà Khẩu, Việt Hưng – thành phố Hạ Long.

Dự án này có tổng chiều dài 11,67km. Tuyến đường có điểm đầu đấu nối vào đường RD 01 trong Khu công nghiệp Cái Lân; điểm cuối nối với cao tốc Hạ Long - Vân Đồn tại Km5+440 cách cầu vượt hoàn trả dân sinh hiện trạng khu vực Cái Mắm - Đồng Đăng khoảng 60m.

Theo báo cáo của Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Hạ Long thì khái toán kinh phí giải phóng mặt bằng là 400 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách tỉnh. Tổng diện tích đất giải phóng mặt bằng là 60,34ha. Tổng số hộ bị ảnh hưởng giải phóng mặt bằng là 468 hộ dân. Dự kiến tái định cư 180 hộ.

Mặc dù, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều quyết sách hỗ trợ trong việc giải tỏa bồi thường đất đai cho người dân. Tuy nhiên, trên thực tế cũng còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho đời sống người dân nằm trong diện bị thu hồi nhà đất khi có dự án đi qua.

Trao đổi với nhiều hộ dân và tìm hiểu tình hình thực tế, chúng tôi thấy có một số vấn đề cần được nêu ra để UBND tỉnh Quảng Ninh tham khảo, tiếp tục giải quyết cho người dân có nhà và đất bị giải tỏa đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Gần 1 năm nay, gia đình ông N.H.U ở phường Việt Hưng, Hạ Long sống trong tâm trạng lo lắng, đứng ngồi không yên, mọi dự định bị xáo trộn. Bởi khu đất, nhà gia đình ông sinh sống, lập nghiệp ổn định từ cuối năm 2003 đến nay tỉnh thông báo có dự án chạy qua, nhà ông nằm trong diện bị thu hồi cả đất và nhà.

Vợ chồng ông N.H.U là người ở địa phương khác về phường Việt Hưng lập nghiệp. Trong ngôi nhà kiên cố khang trang, toàn bộ diện tích xung quanh bao phủ bằng các công trình nhà phụ, lán, nền xi măng… giọng ông U như lạc đi khi chia sẻ về nơi an cư sắp bị thu hồi: “Để có được mảnh đất này, tôi đã phải bán ngôi nhà hương hỏa bố mẹ cho ở quê, vay mượn thêm mua nó. Lúc đầu đất không vuông vắn, bằng phẳng thế này đâu. Vợ chồng tôi đã phải dày công tôn tạo mỗi ngày. Chúng tôi mở quán bán hàng ăn, nhờ uy tín nên khách ra vào rất đông. Từ đó, kinh tế ổn định có tiền nuôi các con ăn học, tiếp tục kiến thiết nhà và làm các công trình phụ trợ. Nó không chỉ là tổ ấm, chốn làm ăn tạo nguồn thu nhập chính cho gia đình mà còn là tâm huyết của cả đời tôi”.

Theo phương án dự thảo bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gia đình ông N.H.U, đang quản lý, sử dụng là 634,5m2, trong đó, diện tích bị thu hồi vĩnh viễn 607,3m2. Tổng cộng mức bồi thường hỗ trợ gồm cả nhà, đất, các công trình phụ trợ, cây hoa màu... gia đình ông được hưởng hơn 1 tỷ 200 triệu đồng. Việc bố trí tái định cư tạm thời để lại, đề nghị Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất xác minh còn nhà ở, đất ở nào khác trên địa bàn hay không?

Ông U lo lắng: “Với số tiền đền bù này giả sử được địa phương bố trí tái định cư thì còn tiền xây dựng nhà mới chúng tôi chưa biết xoay sở ra sao, rồi tiếp đến sau này sẽ tìm công việc gì để làm kế sinh nhai, khiến vợ chồng tôi trăn trở nhiều đêm mất ngủ”.

Còn trường hợp của bà N.T.L.O, một trong số những hộ dân ở phường Việt Hưng bị thu hồi đất của cha mẹ đẻ trao tặng để địa phương thực hiện dự án. Theo phương án dự thảo bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bà O, không đủ điều kiện tái định cư.

“Tôi lập nghiệp nơi xa, kinh tế hiện cũng còn nhiều khó khăn. Cha mẹ tôi có thửa đất khai hoang, nhận chuyển nhượng lại từ năm 1979. Năm 2013, ông bà tách sổ, chuyển nhượng quyền sở hữu cho tôi thửa 2/98/BĐĐC. Lúc ấy, thửa đất này vị trí đẹp nằm ngay mặt đường 279, thuận lợi để kinh doanh nhiều người hỏi mua tôi không bán. Tôi muốn giữ lại làm nơi chốn đi về thăm, chăm sóc bố mẹ khi già yếu, cũng là tài sản dự định làm ăn lâu dài. Nhưng nay, đất vào quy hoạch phải di dời, chủ trương của tỉnh bản thân sẽ chấp hành nghiêm túc. Tuy nhiên, cứ nghĩ về mảnh đất cha mẹ trao tặng lại không khỏi xót xa”, bà O nói.

Như phương án dự thảo này, mảnh đất có diện tích 164,3m2 bị thu hồi toàn bộ. Dẫu biết rằng, tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hạ Long đã rất quan tâm đến người dân có đất bị thu hồi, cụ thể theo đơn giá bồi thường đất ở là 2,1 triệu đồng/m2, địa phương đã hỗ trợ thêm 3,87triệu đồng/m2, tính ra mỗi mét vuông đất ở người dân được đền bù hỗ trợ là 5,97triệu đồng/m2. Theo đó, tổng mức bồi thường, hỗ trợ đất và các công trình kiến trúc, cây hoa màu trên đất… bà O được nhận hơn 460 triệu đồng.

“Nhưng với số tiền được đền bù, hỗ trợ này nếu tôi mua đất tái định cư theo giá thị trường thì chỉ tương đương hơn 20m2. Còn so sánh với thị trường hiện tại giá đất vị trí này khoảng 12 triệu đồng/m2. Nhẩm tính sơ sơ với diện tích như trên theo giá thị trường, tổng tiền mảnh đất này khoảng gần 2 tỷ đồng”, bà O chia sẻ.

Như vậy, giá đất thực tế thị trường hiện nay chênh lệch quá nhiều so với giá đất mà Nhà nước bồi thường, hỗ trợ cho người dân. Sự chi trả đền bù mất cân đối này, sẽ đẩy người dân tới nhiều khó khăn về kinh tế.

Tâm tư của gia đình ông N.H.U và bà N.T.L.O có lẽ cũng giống như nhiều hộ dân khác nằm trong diện phải di dời để dành đất phục vụ dự án của địa phương.

Ông Trần Quốc Hùng - Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Hạ Long cho biết: “Các hộ dân bị thu hồi đất sẽ được bố trí tái định cư tại các vị trí khu 3 phường Hà Khẩu, khu 5 và khu 7 Hoành Bồ. Đến nay, tổng số hộ dân đủ điều kiện cấp tái định cư là 59 hộ, tổng số hộ dân có đơn đề nghị xét mua 81 hộ. Hiện địa phương đang tiếp tục rà soát hồ sơ để bố trí tái định cư, xét duyệt đơn mua tái định cư cho các hộ đủ điều kiện”.

Trở lại câu chuyện về bồi thường đất, nhà cho người dân. Nếu đúng như một số người dân phản ánh việc bồi thường theo đơn giá 2,1 triệu đồng/m2 đất ở thì dư luận không hiểu việc bồi thường này căn cứ theo quy định nào?

Tại Điều 114, Luật Đất đai năm 2013, có 2 loại giá đất là: Bảng giá đất và giá đất cụ thể. Phải chăng giá 2,1 triệu đồng/m2 là bảng giá đất do UBND tỉnh quy định? Nếu áp dụng giá này để bồi thường cho người dân phải giải tỏa thì không đúng quy định tại điều luật này.

Trong trường hợp này, người dân phải được bồi thường theo đơn giá cụ thể quy định tại Khoản 3 điều luật trên. Cũng tại điều luật này, đã quy định phương pháp và cách tính giá đất cụ thể. Chỉ xem xét giá đất giao dịch của thị trường tại khu vực trong thời điểm hiện nay là khoảng trên dưới 12 triệu đồng/m2 đã thấy phương án bồi thường cho người dân ở đây là không đúng pháp luật?

Như vậy, nỗi lo lắng của những người dân nằm trong khu vực giải tỏa về không còn nơi ở, không có công việc làm… là cũng dễ hiểu. Chúng tôi cho rằng, UBND tỉnh Quảng Ninh cần sớm xem xét về giá bồi thường giải phóng mặt bằng cho người dân thuộc dự án này, trước hết đảm bảo tuân thủ về mặt pháp luật, đảm bảo hài hòa quyền, lợi ích của người dân và Nhà nước.

Kim Oanh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load