Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 10/10/2024 13:15 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Giải pháp nào cho việc giảm thiểu ngập úng tại Thủ đô?

11:53 | 07/09/2020

(Xây dựng) – Hệ thống thoát nước lạc hậu, tốc độ đô thị hóa nhanh, quy hoạch xây dựng đô thị thiếu đồng bộ, thiếu hụt các hồ điều hòa… là những nguyên nhân chính dẫn đến việc Hà Nội ngập úng cục bộ tại nhiều khu vực quan trọng. Theo các chuyên gia, cần triển khai nhiều giải pháp ngắn hạn và chiến lược để giảm thiểu tình trạng ngập úng tại Thủ đô.

giai phap nao cho viec giam thieu ngap ung tai thu do
Cơn mưa lớn ngày 17/8 khiến khu vực Hồ Gươm ngập úng (Ảnh: CTV).

Lý giải về tình trạng trên, TS.KTS Phạm Anh Tuấn – Trưởng Bộ môn Kiến trúc cảnh quan (Đại học Xây dựng) cho rằng: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập úng ở các đô thị lớn, điển hình như tại Hà Nội. Từ hàng chục năm nay, hàng trăm ao, hồ, vùng trũng, kênh trong nội đô bị san lấp để chuyển đổi đất cho mục đích xây dựng. Ngoài ra, các hồ bị thu hẹp diện tích hoặc kè cứng, khiến chúng không còn khả năng điều hòa. Khi mưa xuống, lượng nước không được tích trữ “tạm” trong các ao, hồ, vùng trũng. Đặc biệt, với tốc độ đô thị hóa nhanh, kéo theo cả đô thị bị “bê tông hóa”, các vật liệu xây dựng không thấm nước, dẫn đến nước mưa không thể thấm được vào lòng đất, tăng tốc độ và lưu lượng chảy bề mặt. Kèm theo đó là thời tiết thay đổi cực đoan do biến đổi khí hậu, những cơn mưa lớn kéo dài, vượt ngưỡng chịu tải của thành phố.

Hiện nay, Hà Nội đã xây dựng tại khu vực Yên Sở là điểm tập trung, thu giữ nước của thành phố. Tuy nhiên, khi tất cả lượng nước bị tập trung tại một điểm, trong quá trình di chuyển từ đầu này đến đầu kia thành phố vừa với khoảng cách xa và vừa bị cản trở bởi hệ thống giao thông và công trình kiến trúc sẽ dẫn đến hiện tượng ngập úng trong nội đô là tất yếu.

Vì vậy, để “giải bài toán” ngập úng, Hà Nội cần nghiên cứu, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, từ nâng cao công tác quản lý cho đến tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân. Đặc biệt, tập trung phát triển theo hướng giải quyết hạ tầng cảnh quan, bền vững thay vì giải pháp hạ tầng kỹ thuật – bê tông hóa.

Quan trọng nhất là bảo vệ nghiêm ngặt diện tích mặt nước hiện có, không xâm lấn các ao, hồ tại nội đô, nạo vét và khơi thông các dòng chảy của các dòng sông nôi đô để tăng năng lực thoát nước, đồng thời xây dựng thêm nhiều hồ điều hòa – phân tán ở trên toàn khu vực để tăng diện tích chứa nước. Ngoài ra, về lâu dài có thể học hỏi thêm kinh nghiệm của một số quốc gia để phát triển hệ thống bể hầm chứa nước. Đáng chú ý, ứng dụng các giải pháp hạ tầng sinh thái vì hạt tầng cứng bằng bê tông, hạn chế bê tông hóa bề mặt, thay thế dần diện tích đã bê tông hóa bằng các vật liệu xây dựng có khả năng thấm nước. Đặc biệt xây dựng các không gian đa chức năng từ những khoảng trống trong đô thị và tận dụng các quỹ đất sau khi di dời các nhà máy xí nghiệp trong nội thành để phát triển các công viên vườn hoa, giải pháp này vừa tăng diện tích không gian xanh vốn đã vô cùng thiếu trong nội đô và vừa góp phần giảm áp lực cho hệ thống thoát nước toàn thành phố.

giai phap nao cho viec giam thieu ngap ung tai thu do
Ngập lụt đô thị đang trở thành “vấn nạn” của thành phố Hà Nội.

Được biết, trong khu vực nội thành, chỉ có quận Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai và một phần các quận Tây Hồ, Thanh Xuân được đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước tương đối đồng bộ, hoàn chỉnh. Hệ thống này cũng chỉ có thể giải quyết tiêu thoát cho những trận mưa cường độ 300mm/2 ngày, còn ở các khu vực khác, nước mưa vẫn chủ yếu tiêu thoát tự chảy. Với các trận mưa dưới 50mm/2 giờ, cơ bản chỉ tồn tại một vài vị trí ứ đọng nước do mặt đường trũng hoặc hệ thống thoát nước gặp sự cố. Với các trận mưa 50-100mm/2 giờ, trên các tuyến phố chính còn tồn tại 16 điểm úng ngập cục bộ.

Đề xuất một số giải pháp để hạn chế ngập úng tại nội đô Hà Nội, ông Ngô Trung Hải – Tổng thư ký Hiệp hội các đô thị Việt Nam chia sẻ: Vừa qua, có một trận mưa lớn, dồn dập tại quận Hoàn Kiếm, vượt quá khả năng thoát nước của hệ thống, khiến khu vực xung quanh hồ ngập úng. Có thể thấy, năng lực hệ thống thoát nước của Hà Nội đã xuống cấp, lạc hậu và bị ùn ứ bùn đất, do đó khi mưa xuống, dòng chảy thoát nước bị chậm lại nên một vài khu vực bị ngập úng. Do đó, tiến hành cải tạo, nạo vét cơ bản nhiều đường ống thoát nước thì các tuyến phố sẽ rút nước rất nhanh.

Đặc biệt, do Hà Nội có thêm nhiều khu đô thị mới, nên cần kết nối các hệ thống thoát nước đồng bộ giữa khu đô thị mới với hệ thống thoát nước cũ để tránh ngập úng cục bộ tại những nút giao quan trọng. Ở các khu đô thị, chủ đầu tư có thể xây dựng hồ điều hòa kết hợp công viên cây xanh, vừa làm không gian sinh hoạt chung vừa có tác dụng điều tiết khí hậu.

Tuy nhiên, về lâu dài, cần nghiên cứu phát triển một số dự án chiến lược mới, táo bạo kết hợp với hệ thống giao thông như làm đường ngầm để xả nước. Ở các quốc gia phát triển, để chống ngập lụt, họ sử dụng các vật liệu xây dựng nhằm tăng hệ số thấm đô thị như bê tông xốp, nhựa xốp thấm nước mưa, trồng thêm nhiều cây xanh. Tại các nhà chung cư, nhà cao tầng, có thể làm mái giữ nước tái sử dụng hoặc bể ngầm chứa nước mưa. Hệ thống thu gom – lọc, lưu trữ nước mưa sạch được đánh giá là một trong những mắt xích quan trọng trong việc phát triển đô thị bền vững.

Khánh An – Diệu Anh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Văn Chấn (Yên Bái): Xây dựng 9 khu tái định cư cho nhân dân vùng có nguy cơ sạt lở đất

    (Xây dựng) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã khiến nhiều khu vực của huyện Văn Chấn rơi vào tình trạng nguy hiểm với nguy cơ sạt lở đất nghiêm trọng. Huyện đang triển khai xây dựng 9 khu tái định cư để di dời các hộ dân đến nơi ở an toàn.

    19:09 | 09/10/2024
  • Gia Lai: Sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025

    (Xây dựng) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết về việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã tại tỉnh Gia Lai trong giai đoạn 2023 - 2025, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Theo Nghị quyết, các xã thuộc thành phố Pleiku và huyện Kbang sẽ được điều chỉnh, sáp nhập để tinh gọn bộ máy hành chính, tăng cường quản lý và phục vụ nhân dân tốt hơn.

    19:07 | 09/10/2024
  • Hà Tĩnh: Nhiều địa phương tích cực chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ các cấp

    (Xây dựng) - Thời điểm này, nhiều địa phương, Đảng bộ trực thuộc Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đang tích cực triển khai các bước chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp theo đúng tinh thần Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 16/4/2024 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và các văn bản chỉ đạo, lãnh đạo về tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp của Tỉnh ủy.

    18:57 | 09/10/2024
  • Bắc Giang: Hướng dẫn việc quản lý đối tượng cư trú tại dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh

    (Xây dựng) – Sở Xây dựng Bắc Giang vừa có văn bản gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố; các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, hướng dẫn việc quản lý đối tượng cư trú tại dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.

    18:47 | 09/10/2024
  • Việt Trì (Phú Thọ): Chỉnh trang đô thị là nhiệm vụ trọng tâm của thành phố lễ hội

    (Xây dựng) – Để xây dựng Việt Trì là thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc, thành phố đã xác định công tác chỉnh trang đô thị văn minh, hiện đại, sáng - xanh - sạch - đẹp, thân thiện với môi trường đóng vai trò quan trọng, từ đó tích cực huy động, tranh thủ các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, mở rộng không gian, tăng cường quản lý, xây dựng văn hoá đô thị.

    16:07 | 09/10/2024
  • Cao Bằng: Huy động nguồn lực tập trung phát triển kết cấu hạ tầng

    (Xây dựng) - Phát triển kết cấu hạ tầng đóng vai trò đặc biệt quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng. Bởi thế, tỉnh chú trọng cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm cho các dự án, đặc biệt đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn.

    16:05 | 09/10/2024
  • Sơn La: Sáng - đẹp phố huyện Quỳnh Nhai

    (Xây dựng) - Đến Quỳnh Nhai (Sơn La) thời điểm này, những tuyến đường khu trung tâm huyện về đêm lung linh bởi những hàng cây được quấn đèn led chiếu sáng, mang đến sức sống mới cho phố huyện bên sông Đà.

    15:41 | 09/10/2024
  • Hải Phòng: Hoàn thành giải phóng mặt bằng Dự án Đầu tư xây dựng Nút giao khác mức

    (Xây dựng) - Ngày 8/10, Ban cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả UBND huyện An Dương (Hải Phòng) tổ chức cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trên tuyến đường Nguyễn Văn Linh, xã An Đồng đối với 01 hộ dân không chấp hành bàn giao mặt bằng thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Nút giao khác mức ngã tư đường Tôn Đức Thắng - Máng Nước - Quốc lộ 5 tại xã An Đồng.

    14:35 | 09/10/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị mời thầu 2 gói xây lắp nghìn tỷ tại dự án rạch Xuyên Tâm

    (Xây dựng) - Trong 4 gói thầu xây lắp tại dự án Nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm, có 1 gói đã lựa chọn được nhà thầu, 1 gói đang trong quá trình xét thầu và 2 gói đang chuẩn bị thủ tục mời thầu.

    14:33 | 09/10/2024
  • Hải Phòng đẩy nhanh tiến độ 13 dự án giao thông trọng điểm kết nối liên tỉnh, liên vùng

    (Xây dựng) – Ngày 8/10, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình dẫn đầu Đoàn công tác của Chính phủ kiểm tra và làm việc về công tác khắc phục hậu quả mưa bão, lũ lụt, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng, nhà ở xã hội, phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát, xuất nhập khẩu, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo Quyết định số 435/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

    14:27 | 09/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load