Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 10/10/2024 23:26 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Gia Lai: Nhiều bất cập tại một số công trình thuỷ lợi

15:43 | 08/09/2020

(Xây dựng) - Thủy lợi là lĩnh vực mang tính chất đặc thù, chính vì vậy rất ít các đơn vị có đủ năng lực để tham gia tư vấn, thiết kế lập dự án. Nhiều năm nay, các công trình thủy lợi, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai khâu tổ chức tư vấn lập dự án đều do Công ty TNHH tư vấn trường Đại học Thủy lợi - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh trúng thầu.

gia lai nhieu bat cap tai mot so cong trinh thuy loi
Kênh dẫn sâu bên dưới ruộng, người dân phải dùng máy bơm lấy nước tưới tại Thủy lợi Pleikeo.

Tuy nhiên, có một điểm chung chúng ta cần nhìn nhận lại đó là các công trình thủy lợi hay hồ chứa nước do Công ty này đảm trách khảo sát thiết kế và lập dự toán đều “có vấn đề”. Việc này dẫn đến hiệu quả đầu tư của các công trình mang lại không như mong muốn. Tệ hơn là có công trình đầu tư xong không thể đưa vào sử dụng (Thủy lợi Pleikeo). Có công trình quá trình tư vấn lập dự án một đằng, khi thi công mới bộc lộ nhiều bất cập, dẫn đến lãng phí (Hồ chứa nước Ia Rtô).

Thủy lợi Pleikeo 119 tỷ (xã Ayun, huyện Chư Sê): Không thể tưới tiêu vì kênh thấp hơn ruộng lúa?

Theo thiết kế, tuyến kênh dẫn nước dài hơn 15.6km, đi qua nhiều khu vực cánh đồng đưa nước vào nội đồng thông qua kênh dẫn. Tuy nhiên khi đi vào vận hành, nước không thể tự chảy vào ruộng mà phải cần đến máy bơm.

Đơn cử, 1 trong 2 kênh dẫn nước của công trình Thủy lợi Pleikeo chạy giữa 4ha ruộng của nhà nhiều hộ dân, trong đó có hộ gia đình ông Đinh H’nơi (làng Keo, xã Ayun). Do kênh dẫn này thấp hơn mặt ruộng nên ông phải thuê máy múc xử lý tốn kém hơn 200 triệu đồng. Mục đích để hạ thấp mặt ruộng cho thấp hơn kênh. Tuy vậy, dù đã tốn kém hạ mặt ruộng nhưng kênh vẫn thấp nên ông phải chọn “tối kiến” là mượn máy bơm của xã để bơm tưới nước nhằm “cứu” lúa!

Nhiều hộ dân khác thì tìm cách tự dẫn nước bằng ống từ chỗ cao về hoặc thiết kế bánh xe quay nước từ kênh mương đưa lên ruộng. Đấy là giải pháp với những hộ có điều kiện còn người nghèo thì… bó tay!

Khi phê duyệt đầu tư công trình Thủy lợi Pleikeo, dự kiến nếu đi vào hoạt động thủy lợi này có năng lực tưới khoảng 500ha cây trồng; trong đó 400ha lúa, còn lại là cây hoa màu của người dân xã Ayun, huyện Chư Sê.

Tuy nhiên, nước từ kênh mương không thể tự chảy vào các đồng ruộng nên mục tiêu này không thể đạt được. Nghịch lý là khi kênh dẫn qua ruộng, nhưng nước không thể chảy vào ruộng thì chủ đầu tư là UBND huyện Chư Sê và Chi cục Thủy lợi lại cho rằng, do địa hình phức tạp, độ chênh cao từ mặt cống lấy nước trên đập đầu mối đến khu tưới hạ lưu cuối chỉ là 20m mà chiều dài kênh tưới hơn 15,6km nên áp lực yếu? Vậy nên điều trớ trêu đã xảy ra, ruộng lúa “chết khát” ngay bên kênh thủy lợi.

gia lai nhieu bat cap tai mot so cong trinh thuy loi
Người dân phải làm kênh dẫn phía trên mương nước để lấy nước vào ruộng ngay công trình Thủy lợi Pleikeo.

Anh L.V.Q, một kỹ sư nhiều năm công tác trong lĩnh vực tư vấn thiết kế thủy lợi, khi xem clip về những hư hỏng của Thủy lợi Pleikeo cho biết: “Nếu quá trình khảo sát thiết kế kỹ lưỡng do đội ngũ kỹ thuật lành nghề, thiết bị máy móc hiện đại, am hiểu về địa chất, địa hình thì sẽ hạn chế được sai sót. Khi thiết kế phải tính toán được lưu lượng nước mưa, lũ. Toàn bộ nước lũ phải thu và thoát qua cống chứ không để nước mưa lũ tràn qua kênh. Nếu để trường hợp này xảy ra, kênh sẽ không tồn tại. Tóm lại là đơn vị tư vấn thiết kế lập báo cáo kỹ thuật tính toán sai thủy văn”.

Với những gì đã xảy ra, dư luận đặt dấu hỏi về năng lực của đơn vị tư vấn thiết kế lập dự án là hoàn toàn có cơ sở.

Hồ chứa nước Ia Rtô 200 tỷ (xã Ia Sao - Auyn Pa) chậm tiến độ 12 tháng vì không có đất để đắp đập?

Công trình này được khởi công xây dựng vào tháng 4/2019 trên suối Ia Rtô thuộc địa bàn xã Ia Sao, cách trung tâm thị xã Ayun Pa gần 15km, bao gồm các hạng mục: Đập đất, xây tràn xả lũ, đường và cầu giao thông, đường ống cấp nước thô, cống lấy nước, kênh dẫn nước…

gia lai nhieu bat cap tai mot so cong trinh thuy loi
Bãi đất sét và bổ sung bãi vật liệu để lấy đất đắp đập không đạt tại hồ chứa nước Ia Rtô.

Với tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng từ vốn ngân sách Trung ương, dự án hồ chứa nước Ia Rtô có diện tích lưu vực 16,71km2, dung tích hồ toàn bộ 3,83 triệu m3. Theo phê duyệt thiết kế của UBND tỉnh Gia Lai, công trình hoàn thành sẽ cung cấp nước tưới cho 120ha lúa 2 vụ, 400ha mía và 80ha hoa màu trên địa bàn xã Ia Rtô, đồng thời cấp nước sinh hoạt cho khoảng 40 nghìn người dân thị xã Ayun Pa. Ngoài ra, công trình còn góp phần xóa đói giảm nghèo cho 2.663 người dân 2 xã Ia Rtô và Ia Sao, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân trong khu vực.

Công trình này lại cũng do Công ty TNHH tư vấn trường Đại học Thủy lợi - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đảm trách phần tổ chức tư vấn lập dự án. Không chỉ đảm trách phần tư vấn lập dự án, Công ty TNHH tư vấn trường Đại học Thủy lợi – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh “ôm” luôn phần tổ chức tư vấn thiết kế bản vẽ thi công dự toán khi liên danh với Công ty TNHH tư vấn thiết kế Thiên Ý.

Thiết kế là vậy nhưng khi bắt tay vào thi công, công trình này đã nảy sinh nhiều bất cập. Cụ thể, bãi lấy đất số 1 có các chỉ tiêu cơ lý không đảm bảo để đắp đập theo thiết kế. Vì vậy phải làm thủ tục điều chỉnh bãi đất sét và bổ sung bãi vật liệu để lấy đất đắp đập. Như vậy, không những phát sinh kinh phí tăng thêm do đền bù giải phóng mặt bằng bổ sung 21,8ha, tương đương 12 tỷ đồng mà còn kéo dài thời gian để có được bãi vật liệu để lấy đất đắp đập, nhanh nhất phải mất 12 tháng.

Điểm đáng lưu ý là công trình này hạn chót phải nghiệm thu đưa vào sử dụng cuối năm 2020. Tuy nhiên, đến thời điểm cuối tháng 8/2020, công trình chỉ đạt giá trị khối lượng thi công xây lắp 66,504 tỷ/137,73 tỷ đồng, đạt 47, 94% tổng giá trị hợp đồng, (Báo cáo số 135/BC-BQL của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Như vậy, dự án này sẽ không đạt khối lượng theo tiến độ, nguy cơ chậm giải ngân vốn đầu tư công, sẽ bị cắt vốn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là hiện hữu.

Giải thích lý do vì sao phải chọn Công ty TNHH tư vấn trường Đại học Thủy lơị - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh làm đơn vị tư vấn dự án, ông Nguyễn Văn Yên - Phó Giám đốc phụ trách Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai nói rằng, ông về nhận nhiệm vụ khi công tác lựa chọn nhà thầu cũng như đơn vị tư vấn đã làm từ trước đó.

Sai sót là vậy nhưng không hiểu vì sao, Công ty TNHH tư vấn trường Đại học Thủy lợi - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh luôn là đơn vị được lựa chọn trong việc tổ chức tư vấn lập dự án cũng như tổ chức tư vấn thiết kế bản vẽ thi công dự toán nhiều công trình thủy lợi, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai?

Phi Long - Hà Chính

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load