Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 23/09/2024 16:38 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Đồng xử lý chất thải trong sản xuất xi măng: Cần cơ chế, chính sách hỗ trợ từ Nhà nước

21:52 | 29/09/2022

(Xây dựng) - Ngày 29/9, tại Hà Nội, Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam, Tổ chức nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Na Uy (SINTEF) phối hợp với Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) tổ chức hội thảo “Đồng xử lý các nhiên liệu thay thế và nguyên liệu thô trong ngành Xi măng tại Việt Nam”.

Đồng xử lý chất thải trong sản xuất xi măng: Cần cơ chế, chính sách hỗ trợ từ Nhà nước
Quang cảnh hội thảo.

Lượng sử dụng nhiên liệu thay thế còn thấp

Phát biểu tại hội thảo, TS Hoàng Hữu Tân - Phó vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) khẳng định: Hiện nay, nước ta có 86 dây chuyền sản xuất xi măng, với tổng công suất thiết kế 106,34 triệu tấn/năm. Sản xuất xi măng tiêu tốn nhiều nhiên liệu, trung bình 110 -150kg than/1 tấn clinker, tuỳ loại than, quy mô và dây chuyền công nghệ. Hiện một số nhà máy xi măng đã sử dụng nhiên liệu thay thế như: Insee, VICEM Bút Sơn, Lam Thạch... Tính trong phạm vi toàn ngành, lượng sử dụng nhiên liệu thay thế còn thấp, chủng loại chất thải được sử dụng làm nhiên liệu thay thế còn ít.

Mặc dù, đồng xử lý đang được áp dụng rất phổ biến ở châu Âu và Na Uy, nhưng giải pháp này chưa áp dụng rộng rãi tại Việt Nam, chỉ một số ít các nhà máy xi măng Việt Nam thực hiện đồng xử lý chất thải.

Theo TS nhà khoa học Kåre Helge Karstensen của SINTEF, người đứng đầu Dự án OPTOCE (biến rác thải nhựa trên đại dương thành cơ hội trong nền kinh tế tuần hoàn, do Chính phủ Na Uy tài trợ và được thực hiện tại 5 quốc gia: Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam), ngành Xi măng đang sử dụng khối lượng lớn than và các nguyên liệu thô khác. Tuy nhiên, chúng ta có thể thay thế một phần hoặc toàn bộ lượng nhiên liệu này bằng chất thải nhựa không thể tái chế. Việc đồng xử lý chất thải nhựa không thể tái chế làm nhiên liệu thay thế trong sản xuất xi măng không làm tăng phát thải dioxin, tuân thủ giá trị giới hạn quốc tế nghiêm ngặt. Thành công tại nhà máy INSEE Việt Nam gửi đi thông điệp hy vọng về tương lai của ngành Xi măng Việt Nam.

Phân tích về lợi ích của phương pháp đồng xử lý trong lò nung xi măng, ông Kåre Helge Karstensen nhấn mạnh: Có thể cải thiện việc quản lý chất thải nhựa không thể tái chế ở Việt Nam, làm giảm tiêu thụ than trong ngành Xi măng, giảm nhu cầu xây dựng lò đốt phát điện đắt tiền (biến chất thải thành năng lượng). Quan trọng hơn, ngành công nghiệp Xi măng nói chung có thể đóng một vai trò quan trọng trong giảm lượng phát thải khí nhà kính, ngăn chặn chất thải nhựa đổ vào đại dương.

Đồng xử lý chất thải trong sản xuất xi măng: Cần cơ chế, chính sách hỗ trợ từ Nhà nước
VICEM Bút Sơn triển khai đồng xử lý rác thải.

Khó khăn về cơ chế chính sách, nguồn vốn

Là xu thế chung, mang lại lợi ích về kinh tế - xã hội, môi trường nhưng việc đồng xử lý chất thải làm nhiên liệu thay thế trong xi măng ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, vướng mắc cả về công nghệ, cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện.

Chia sẻ về khó khăn, ông Bruno Fux - Giám đốc Ecocycle & Sustainability của Công ty INSEE Ecocycle cho biết: Hiện doanh nghiệp gặp khó về nguồn vốn đầu tư cho đồng xử lý; ở Việt Nam, chưa có đơn vị chuyên thu gom, xử lý sơ bộ chất thải và cung cấp đến nhà máy xi măng; một số bất cập về thủ tục pháp lý việc xác nhận các nhà máy xi măng áp dụng đồng xử lý là cơ sở xử lý chất thải; hoặc thiếu chính sách khuyến khích, ưu đãi với các doanh nghiệp xi măng áp dụng phương pháp này, cũng như doanh nghiệp thu gom, sơ chế chất thải trong chuỗi cung ứng liên quan.

TS Nguyễn Quang Cung - Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam nhấn mạnh: Việc này đặt ra ở bình diện quốc gia nhưng thực hiện gặp khó khăn. Thứ nhất, lượng rác thải, bùn thải bị phân tán khắp nơi, không có doanh nghiệp nào đứng ra thu gom, xử lý và chuyển cho các nhà máy xi măng. Rác thải nhiều nhưng nếu hơn 80 dây chuyền xi măng đồng loạt đồng xử lý thì nguồn rác thải không cấp đủ, các nhà sản xuất xi măng đầu tư công nghệ, máy móc đồng xử lý nhưng cần rác thì không có, sản xuất sẽ gặp khó khăn. Vấn đề này cần được giải quyết ở các địa phương.

Khó khăn thứ hai, theo TS Cung, xử lý rác thải tuân theo quy định pháp luật, doanh nghiệp đăng ký và được chính quyền địa phương chấp nhận, nhưng khó khăn về thủ tục, công nghệ và nguồn rác. Nhiều rác nhiệt trị thấp cần xử lý, cần hỗ trợ nhiều mặt của Nhà nước. Hiệp hội sẽ làm việc từng địa phương, nơi có nhà máy xi măng đóng trên địa bàn, để doanh nghiệp có nguồn rác thải, được tham gia, áp dụng các chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Đồng xử lý chất thải trong sản xuất xi măng: Cần cơ chế, chính sách hỗ trợ từ Nhà nước
Toàn bộ quá trình sản xuất, đồng xử lý chất thải/chất thải nguy hại được điều khiển từ CCR của VICEM Bút Sơn.

Đề xuất và kiến nghị

PGS.TS Lương Đức Long - Phó Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam kiến nghị: Nhà nước cần tháo gỡ khó khăn, đúng quy định pháp luật nhưng nhanh chóng, dễ làm. Nhà nước nên có cơ chế chính sách hỗ trợ.

Đại diện Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) đề xuất: Chính phủ, Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số quy định hiện hành đối với việc đồng xử lý chất thải trong sản xuất xi măng như: Tại khoản 15, điều 3 của Nghị định 40/2019-NĐ-CP quy định: Địa điểm của cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch tỉnh. VICEM kiến nghị bổ sung các đơn vị sản xuất xi măng nói chung, VICEM nói riêng thuộc quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch tỉnh để được tham gia đồng xử lý chất thải.

Đồng thời, sửa đổi quy chuẩn QCVN 41;2011/BTNMT cho phép các đơn vị sản xuất xi măng được xử lý chất thải công nghiệp thông thường và đồng xử lý chất thải nguy hại. Nhà nước sẽ kiểm soát mức độ phát thải của nhà máy theo quy định.

Tại Nghị định số 09/2021/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng; Chỉ thị số 98/CT-TTg về đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao nhân tạo của các nhà máy nhiệt điện, hoá chất, phân bón, làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong công trình xây dựng không có quy định hỗ trợ chi phí xử lý chất thải trong sản xuất xi măng. VICEM đề xuất bổ sung cơ chế, chính sách rõ ràng, cụ thể cho chi phí xử lý từng loại chất thải, tro, xỉ, thạch cao nhân tạo... để thu hút, thúc đẩy, tạo điều kiện cho doanh nghiêpk tiếp cận nguồn phát thải. Từng bước thí điểm xây dựng thị trường chất thải, dán nhãn nhận diện xi măng xanh.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Đại sứ Na Uy Mette Møglestue cho biết: Na Uy và Việt Nam, cũng như các thành viên tham gia Thỏa thuận Paris, đều cam kết mạnh mẽ trong việc chống biến đổi khí hậu và thực hiện các đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC) nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Để đạt mục tiêu này cần sự tham gia của nhiều lĩnh vực. Thông qua Dự án OPTOCE do Chính phủ Na Uy tài trợ và đang được thực hiện tại 5 quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam, chúng tôi hy vọng Na Uy có thể giúp ngành Xi măng Việt Nam nâng cao năng lực xử lý chất thải nhựa không thể tái chế và góp phần thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam.

Ông Bruno Fux - Giám đốc Ecocycle & Sustainability của công ty INSEE Ecocycle cho biết: INSEE Ecocycle tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực đồng xử lý 15 năm qua. Chúng tôi không ngừng đầu tư trang thiết bị mới nhằm mở rộng khả năng và công suất xử lý chất thải của nhà máy. Đồng xử lý ở Việt Nam đang ở giai đoạn sơ khai. Chúng tôi hy vọng nhiều công ty xi măng Việt Nam sẽ được truyền cảm hứng từ Hội thảo này và trở thành những người bạn cùng chí hướng với chúng tôi, giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than đá và góp phần xây dựng một Việt Nam xanh và sạch hơn.

Ngành Xi măng Việt Nam đang đứng trước thách thức và cơ hội. Con đường đầy áp lực nhưng buộc doanh nghiệp phải đi là chuyển đổi sản xuất xanh, giảm thiểu phát thải, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, giảm chi phí biến đổi, giảm chi phí sản xuất trong bối cảnh giá nguyên nhiên liệu tăng cao, thị trường tiêu thụ xi măng nội địa cạnh tranh khốc liệt, gay gắt.

Vũ Huyền

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bến Tre: Tiến trình và giải pháp tháo gỡ khó khăn khai thác một số mỏ cát

    (Xây dựng) - Mới đây, tại Phiên họp thứ 14 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình và dự án quan trọng quốc gia, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Cảnh đã có những phát biểu quan trọng liên quan đến tiến trình khai thác các mỏ cát trên địa bàn tỉnh và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thời gian tới.

    09:26 | 21/09/2024
  • An Giang: Khảo sát tình hình quản lý, khai thác cát trên địa bàn tỉnh

    (Xây dựng) - Ngày 19/9, Đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy dẫn đầu đã tiến hành khảo sát nhằm đánh giá thực trạng quản lý và khai thác khoáng sản cát sông trên địa bàn tỉnh An Giang.

    09:17 | 21/09/2024
  • Bài 3: Vẫn cần thêm các giải pháp đồng bộ

    (Xây dựng) – Mặc dù thị trường vật liệu xanh đã có sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, nhưng thực tế vẫn còn tồn tại không ít rào cản, thách thức, đòi hỏi phải thực hiện những giải pháp đồng bộ từ Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các chủ thể liên quan.

    19:04 | 20/09/2024
  • Bài 2: Lấy công nghệ xanh làm trục cốt lõi, sản xuất xanh làm kim chỉ nam

    (Xây dựng) - Với slogan “Tiên phong công nghệ xanh”, 14 năm qua, Tổng Công ty Viglacera - CTCP đang dần hiện thực hóa khát khao chuyển đổi xanh ngành sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) Việt Nam. Các nhà máy sản xuất bê tông khí chưng áp, kính xây dựng, sứ vệ sinh, sen vòi, đá nung kết… của Viglacera đều có một điểm chung trong trục cốt lõi là ứng dụng công nghệ xanh trong sản xuất, tạo nên “dây chuyền xanh” khép kín, từ nguồn nguyên liệu đầu vào cho đến quy trình sản xuất…

    16:07 | 20/09/2024
  • Bài 2: Tiềm năng phát triển vật liệu xanh còn rất lớn

    (Xây dựng) – Thị trường vật liệu xanh đã phát triển mạnh trong thời gian qua nhờ các điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá tiềm năng phát triển vật liệu xanh tại Việt Nam vẫn còn rất lớn.

    16:03 | 20/09/2024
  • Bài 3: Xanh hóa ngành Vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) - Cùng với sự phát triển chung của đất nước, trong những năm qua, ngành Vật liệu xây dựng (VLXD) đã không ngừng đầu tư, đổi mới và phát triển. Các dây chuyền sản xuất theo công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, tiêu tốn nhiên liệu, nguyên liệu, khoáng sản, hiệu quả thấp, gây ô nhiễm môi trường dần được thay thế. Phát triển VLXD đã từng bước được chú trọng hơn theo hướng phát triển bền vững, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường.

    16:00 | 20/09/2024
  • Bài 1: Đòn bẩy từ chính sách

    (Xây dựng) – Trong những năm gần đây, việc phát triển công trình xanh tại Việt Nam đã có những bước đột phá lớn. Để có được sự phát triển nhanh chóng như vậy, không thể không nhắc đến vai trò của vật liệu xanh, nền tảng quan trọng để xây dựng lên những công trình xanh.

    14:25 | 20/09/2024
  • Bài 2: Carboncor Asphalt - giải pháp góp phần đưa ngành Xây dựng phát thải ròng bằng “0”

    (Xây dựng) - Theo thống kê, các công trình xây dựng sử dụng khoảng 40% nguồn năng lượng, chiếm 50% lượng phát thải, tạo ra 33% lượng khí thải carbon và 40% chất thải rắn xây dựng. Những số liệu cho thấy, trước sức ép của môi trường, việc phát triển vật liệu xanh đang trở thành xu thế tất yếu, mục tiêu không thể trì hoãn của ngành Xây dựng trước cam kết mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 của nước ta tại Hội nghị Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26).

    11:00 | 20/09/2024
  • Chiến lược chinh phục thị trường sơn Việt: Nhất chất lượng, nhì sát cánh cùng đại lý

    (Xây dựng) - Có mặt tại Việt Nam từ năm 1994, Maxilite từ Dulux đã trở thành thương hiệu sơn gắn liền với nhiều thế hệ thầu thợ và hàng triệu gia đình Việt. Trong hành trình ba thập kỷ đó, dấu ấn của thương hiệu không chỉ nằm ở những sản phẩm chất lượng mà còn ở hành trình đồng hành cùng các đại lý, từ đó tạo dựng nên một cái tên dẫn đầu trong phân khúc sơn trung cấp tại thị trường Việt Nam.

    10:32 | 20/09/2024
  • Bài 1: Đưa VLXD thương hiệu Viglacera ra thế giới với “hộ chiếu xanh”

    (Xây dựng) - Ngành Xây dựng là một trong những ngành tiêu thụ nhiều năng lượng và phát thải khí nhà kính (KNK) lớn trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam. Trong đó, sản xuất VLXD là một trong những lĩnh vực tiêu thụ nhiều năng lượng, phát thải lớn của ngành Xây dựng. Nhận thức được điều này, từ những năm 2010, Viglacera bắt đầu phát triển các sản phẩm VLXD xanh, thân thiện với môi trường, vừa trực tiếp giảm tiêu thụ năng lượng, giảm phát thải KNK, vừa góp phần phát triển kiến trúc xanh, công trình xanh tại Việt Nam.

    09:04 | 20/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load