Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 13/10/2024 08:31 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Đồng Nai: Nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh - giải pháp lâu dài cho doanh nghiệp ngành Xây dựng thời Covid-19

14:58 | 12/07/2021

(Xây dựng) – Đồng Nai là một tỉnh công nghiệp với hàng chục ngàn doanh nghiệp hoạt động. Khi làn sóng dịch thứ 4 bùng phát, áp lực đối với doanh nghiệp gia tăng. Đặc biệt sức mua thị trường giảm sút, trong khi vật tư nguyên liệu đầu vào tất cả đều gia tăng. Điều này đang đặt doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp ngành xây dựng như sản xuất gang, thép, vật liệu của tỉnh Đồng Nai trước những thách thức mới trong duy trì sản xuất đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

dong nai nang cao chat luong moi truong kinh doanh giai phap lau dai cho doanh nghiep nganh xay dung thoi covid 19
Các doanh nghiệp ngành Xây dựng Đồng Nai nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh.

Đồng Nai tập trung trên 1,2 triệu lao động nên ngay khi tình hình dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 diễn biến phức tạp, tỉnh cũng như các cấp, các ngành liên quan đã tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp doanh nghiệp và người lao động thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe, an toàn và việc làm của người lao động cũng như việc kinh doanh, sản xuất của các doanh nghiệp.

Điều này đang đặt doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp ngành xây dựng của tỉnh Đồng Nai trước những thách thức mới trong duy trì sản xuất đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh là giải pháp lâu dài nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành xây dựng thời kỳ hậu Covid-19.

Năm 2020 dù gặp nhiều khó khăn, nhưng Công ty TNHH Nam Long vẫn sản xuất, tiêu thụ trên 34,5 triệu đôi găng tay các loại và duy trì tốc độ tăng trưởng gần 20% so với năm 2019. Tuy vậy, 5 tháng đầu năm 2021 này, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp này đã không còn tăng, mặc dù trong năm qua, Nam Long đã đầu tư xây thêm 1 dây chuyền sản xuất mới để tăng năng lực sản xuất lên trên 40 triệu sản phẩm/năm.

Tương tự Công ty TNHH Nam Long, Công ty TNHH Cơ khí Vận tải Đường Việt vừa xuất nhập khẩu sắt thép, vừa gia công cơ khí cung cấp các sản phẩm phụ trợ cho doanh nghiệp trong nước. Qua 6 năm thành lập, Công ty TNHH Cơ khí Vận tải Đường Việt luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 30-40%/năm. Thế nhưng từ đầu năm đến nay do ảnh hưởng của dịch bệnh, sản xuất không tăng mà giảm.

Cùng chung tình cảnh trên, Công ty Diệp Nam Phương đơn vị chuyên nhập thép không rỉ phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu. 7 năm tham gia thị trường tăng trưởng bình quân hàng năm của Diệp Nam Phương từ 40-50%. Năm 2020 vừa qua, do ảnh hưởng của Covid-19 doanh thu của công ty đạt 260 tỷ đồng chỉ tương đương năm 2019. Từ đầu năm đến nay, nhiều dự án của đối tác bị đình trệ, do vậy doanh thu của Công ty Diệp Nam Phương Nam không tăng mà giảm 30-40% so với cùng kỳ.

Trước tình trạng này, Đồng Nai tích cực triển khai Thông tư số 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 có hiệu lực, đơn vị sẽ tăng cường rà soát, đảm bảo mục tiêu hỗ trợ đúng đối tượng, không để lợi dụng chính sách trục lợi, gây rủi ro cho hệ thống các tổ chức tín dụng. Đồng thời, tiếp tục tạo điều kiện, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua những khó khăn, tác động từ dịch Covid-19...

Hỗ trợ tín dụng là một yêu cầu cấp thiết song đó không phải là mục tiêu lâu dài mà doanh nghiệp mong muốn. Vấn đề là cùng với những hỗ trợ trước mắt thì cộng đồng doanh nghiệp cần các cam kết mạnh mẽ hơn đối với môi trường kinh doanh, đây là giải pháp lâu dài, bền vững giúp doanh nghiệp phát triển.

Nói về giải pháp cho doanh nghiệp ngành Xây dựng, ông Đặng Văn Điềm, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai chia sẻ:

Thứ nhất, từ sự nỗ lực chung của cộng đồng doanh nghiệp và hỗ trợ từ Nhà nước mà thời gian qua, sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế cũng như bản thân từng doanh nghiệp mới có thể tồn tại và vượt qua được thách thức.

Thứ hai, giai đoạn này là khoảng thời gian chứng tỏ năng lực và bản lĩnh của doanh nghiệp trước những khó khăn tiếp theo có thể ập đến. Ngoài các giải pháp đến từ Nhà nước, khi đã vượt qua khó khăn giai đoạn đầu thì sự ứng biến của doanh nghiệp cũng có nhiều kinh nghiệm hơn”. Về phương diện điều hành của chính quyền, ông Điềm tin tưởng rằng, địa phương sẽ tiếp tục có những biện pháp để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng, cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ vững ổn định kinh tế địa phương, tạo việc làm cho người lao động. Năm 2021, Đồng Nai đặt mục tiêu tăng trưởng 8,5%. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao trong bối cảnh vẫn còn dịch bệnh, đòi hỏi công tác phòng, chống dịch phải được ưu tiên hàng đầu, từ đó duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, hạn chế tối đa tác động đến nền kinh tế. Đây là giải pháp tức thời để tháo gỡ khó khăn cũng như điểm nghẽn để chống chọi với sự ảnh hưởng của đại dịch Covid.

Cùng với sự nỗ lực của doanh nghiệp, lãnh đạo tỉnh khẳng định: Sẽ tiếp tục tháo gỡ những điểm nghẽn cản trở phát triển, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư. Trong đó, trách nhiệm của các Sở, ngành Xây dựng là xây dựng các giải pháp như:

Thứ nhất, phải thường xuyên rà soát các cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật trong lĩnh vực xây dựng.

Thứ hai, về lâu dài, tỉnh sẽ đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu cho hàng hóa địa phương.

Thứ ba, tiếp tục thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn; bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư phòng, chống dịch theo quy định, khuyến cáo của cơ quan y tế; thực hiện việc giữ khoảng cách, hạn chế tiếp xúc ở cự ly gần tại công trường và các địa điểm công cộng. Đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong tình hình mới theo hướng dẫn của Bộ Y tế, thực hiện tốt “Thông điệp 5K: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế”.

Thứ năm, khử khuẩn bề mặt, thiết bị, máy móc tiếp xúc trực tiếp với nhân công; vệ sinh công trình xây dựng sau mỗi ca. Đo thân nhiệt cho người ra, vào công trình, công nhân tại công trình vào đầu và cuối mỗi ca; trường hợp nhiệt độ cơ thể từ 37,5 độ C trở lên đề nghị theo dõi và báo cơ quan y tế tại địa phương. Trường hợp các chủ đầu tư, nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng không đảm bảo các yêu cầu trên, thì phải dừng hoạt động để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Đồng Nai hiện có trên 38 ngàn doanh nghiệp (DN), trong đó DN nhỏ và vừa chiếm trên 86%. Trong đại dịch Covid-19 vừa qua, DN nói chung, DN nhỏ và vừa nói riêng vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Để thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng DN, cùng với việc nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh- giải pháp lâu dài cho doanh nghiệp, UBND tỉnh đang xây dựng đề án hỗ trợ DN nhỏ và vừa đến năm 2025. Dự kiến, tổng kinh phí để thực hiện chính sách cho năm 2020 và giai đoạn 2021-2025 để thực hiện đề án này là 13,6 tỷ đồng từ nguồn ngân sách và xã hội hóa.

Bài: Đồng Nai: Nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh - giải pháp lâu dài cho doanh nghiệp ngành Xây dựng thời Covid-19 tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Minh Thu

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load