Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 13/10/2024 04:29 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Đồng Nai kêu gọi đầu tư thương mại, logistics nhằm khai thác lợi thế sân bay Long Thành

15:07 | 23/11/2023

(Xây dựng) – Sáng 23/11, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức “Hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại dịch vụ logistics và khai thác lợi thế sân bay quốc tế Long Thành”. Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Hồng Lĩnh – Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai cho biết: Với tinh thần cầu thị và sẵn sàng chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để đón tiếp các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Tỉnh Đồng Nai mong muốn cộng đồng doanh nghiệp có thể phát huy lợi thế, kết nối hợp tác để xây dựng và phát triển ngành thương mại dịch vụ tỉnh Đồng Nai.

Đồng Nai kêu gọi đầu tư thương mại, logistics nhằm khai thác lợi thế sân bay Long Thành
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh đang chia sẻ lợi thế của Đồng Nai với nhà đầu tư nước ngoài.

“Chúng tôi mong muốn và kỳ vọng sẽ sớm được chào đón làn sóng các nhà đầu tư, doanh nghiệp nhất là các Tập đoàn, Công ty lớn trong lĩnh vực thương mại dịch vụ để tạo chuyển biến lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu ngành thương mại dịch vụ, đạt được mục tiêu đề ra của tỉnh Đồng Nai. Chính quyền và doanh nghiệp phải đồng hành cùng nhau phát triển, sự thành công của doanh nghiệp cũng là sự thịnh vượng của tỉnh”, ông Lĩnh chia sẽ.

Qua đây, ông Lĩnh chỉ đạo các Sở ngành, địa phương cần tập trung tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung: Phát triển thương mại dịch vụ cũng phải cơ cấu lại theo hướng đổi mới sáng tạo và số hóa, công nghệ hóa phương thức kinh doanh, tăng cường kết nối, tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, các hệ sinh thái toàn cầu và khu vực. Ngoài ra phát triển thương mại dịch vụ phải nghiên cứu các mô hình kinh tế đêm để đề ra các chính sách phát triển phù hợp nhu cầu của thực tiễn. Đồng thời tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong việc triển khai các dự án công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh trong đó có các dự án giao thông, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng phương án kết nối giao thông đảm bảo có chiều sâu về khoa học, kết nối các loại giao thông đường bộ, thủy, hàng không.

Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là căn cứ khoa học và công cụ pháp lý quan trọng để chính quyền các cấp của tỉnh Đồng Nai sử dụng trong việc hoạch định chính sách và quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, là cơ sở để triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Do đó, UBND tỉnh Đồng Nai cùng các ngành quan tâm việc triển khai lập quy hoạch tỉnh, đảm bảo quy hoạch tỉnh phải có chiều sâu về cơ sở khoa học và thực tiễn, quy hoạch tỉnh phải đưa ra các định hướng, nhiệm vụ và giải pháp đẩy nhanh thực hiện các đột phá phát triển, quy hoạch phải loại bỏ các quy hoạch chồng chéo, cản trở đầu tư phát triển trên địa bàn;

“Tôi rất mong các Hiệp hội, các tập đoàn, doanh nghiệp tiếp tục đồng hành cùng tỉnh với mục tiêu “lợi ích hài hòa, khó khăn chia sẻ”. Tiếp tục đóng góp hoàn thiện cho quy hoạch tỉnh, để hướng tới mục tiêu phát triển thương mại dịch vụ logistics xứng với tầm với vị trí của một tỉnh công nghiệp, có Sân bay quốc tế Long Thành hiện đại và 01 sân bay lưỡng dụng cùng với hệ thống hạ tầng giao thông đang dần được đầu tư hoàn thiện, đồng bộ và đầy đủ”, ông Lĩnh nhấn mạnh.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, từ đầu năm đến nay, thu hút đầu tư nước ngoài đạt khoảng 990,84 triệu USD, tăng 8,64% so với cùng kỳ, trong đó cấp mới 53 dự án với tổng vốn đăng ký 255,82 triệu USD. Các dự án đầu tư FDI của các nhà đầu tư đến từ 45 quốc gia và vùng lãnh thổ, dẫn đầu là Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Tuy nhiên, số dự án thu hút mới cả khu vực trong và ngoài nước vẫn tập trung chủ yếu trong các khu công nghiệp. Thu hút đầu tư trong nước đạt khoảng 12.140,692 tỷ đồng, gấp hơn 5,8 lần so với cùng kỳ, trong đó cấp mới 19 dự án với tổng vốn đăng ký 6.343,986 tỷ đồng. Có 3.016 doanh nghiệp và 18 Hợp tác xã đăng ký thành lập mới.

Lũy kế đến nay, số dự án FDI còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh là 1.585 dự án với tổng vốn đầu tư 33,99 tỷ USD, 1.092 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư hơn 318.427 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Đồng Nai có 39 Khu công nghiệp được quy hoạch với tổng diện tích đất trên 18.500ha. Hiện đã có 33 khu công nghiệp được cấp phép thành lập với tổng diện tích đất trên 10.514ha, trong đó có 31 khu công nghiệp đi vào hoạt động, 01 khu công nghiệp trong giai đoạn đầu tư xây dựng hạ tầng (Khu công nghiệp công nghệ cao Long Thành) và 01 khu công nghiệp mới được cấp phép thành lập tháng 7/2023 (Khu công nghiệp Long Đức 3). Các khu công nghiệp Đồng Nai đã cho thuê được gần 6.000 ha, đạt trên 85% diện tích đất cho thuê.

Hệ thống giao thông thuận tiện bao gồm 24 đường tỉnh, 233 tuyến đường huyện, Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, hệ thống đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Bến Lức- Long Thành, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết… Hiện tỉnh đang phối hợp với Bộ Giao thông vận tải đẩy mạnh đầu tư hệ thống giao thông quốc gia và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, như dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, đường Vành đai 3 từ Tân Vạn - Nhơn Trạch, đường cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Vành đai 4.

Đặc biệt dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành với diện tích 5.000 ha, quy mô vận chuyển 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa một năm dự kiến đưa vào khai thác giai đoạn 1 vào năm 2025 và sân bay Biên Hòa (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch là sân bay lưỡng dụng) đang được các ngành đẩy mạnh công tác triển khai đầu tư. Hiện sân bay Quốc tế Long Thành đang trở thành thỏi nam châm thu hút sự quan tâm chú ý của đông đảo nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Bên cạnh hệ thống cảng biển - cảng sông cùng các dịch vụ Logistic đã và đang được triển khai xây dựng trên diện tích 2000 ha như Cảng Đồng Nai, Cảng Gò Gầu, Cảng Phước An (tiếp nhận tàu có trọng tải đến 60 ngàn DWT) và cụm cảng biển nhóm V (huyện Nhơn Trạch, có thể đón các loại tàu có trọng tải lên đến 60 ngàn DWT), cùng với cụm cảng của thành phố Hồ Chí Minh, cụm cảng của Bà Rịa - Vũng Tàu đang hoạt động (Cảng Cái Mép), xây dựng Đồng Nai trở thành 01 trong những trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn nhất Việt Nam.

Sau khi Sân bay Quốc tế Long Thành, sân bay Biên Hòa đi vào hoạt động, tỉnh Đồng Nai trở thành một trong những trung tâm lưu trú, trung tâm logistic, trung tâm phát triển thương mại dịch vụ hàng không, dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp hàng đầu Đông Nam Á và điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư. Các cơ sở hạ tầng giao thông đã và đang được xây dựng sẽ giúp tỉnh Đồng Nai kết nối tốt hơn với các trục hành lang kinh tế trong khu vực Đông Nam Á, kết nối hiệu quả với hành lang Kinh tế Trung Quốc - Bán đảo Đông Dương, Hành lang kinh tế phía Nam (SEC), Hành lang kinh tế phía Đông Tây (EWEC), Hành lang kinh tế Ấn Độ - Khu vực Mekong,... tạo hành lang vận tải đa phương thức nội bộ thành phố và liên vùng, xuyên biên giới, phát huy vài trò vận tải hàng hóa và logistics hàng hóa, đặc biệt là logistics hàng không.

Ngọc Quỳnh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load