Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 19/09/2024 08:14 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Đồng Nai đi đầu trong phát triển Nông thôn mới nhờ công nghệ cao

15:12 | 20/12/2023

(Xây dựng) - Để tỉnh công nghiệp Đồng Nai trở thành địa phương đi đầu trong phong trào xây dựng Nông thôn mới của cả nước, từ những ngày đầu Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp đột phá. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp đặc biệt được địa phương này chú trọng.

Đồng Nai đi đầu trong phát triển Nông thôn mới nhờ công nghệ cao
Mô hình trang trại trồng rau sạch trong nhà màng của anh Đỗ Nhật Tâm, xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Đồng Nai tiếp tục giữ vị trí Top đầu của cả nước. Để có được kết quả ấn tượng như trên là nhờ tỉnh Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp đột phá. Trong đó, có việc chọn huyện Xuân Lộc, địa phương khó khăn nhất tỉnh Đồng Nai làm mô hình điểm trong xây dựng huyện Nông thôn mới và hiện tiếp tục phấn đấu về đích huyện Nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2025.

Đây là mô hình điểm để vừa phong phú về kinh nghiệm, vừa tạo động lực mạnh mẽ trong thúc đẩy phong trào của cả tỉnh.

Thành công từ trồng rau công nghệ cao

Hiện nay, ở xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai khi nói đến mô hình trang trại trồng rau sạch trong nhà màng thì ai cũng nhắc đến anh Đỗ Nhật Tâm. Tâm là ông chủ của cơ sở dưa lưới Tâm Hương, anh cũng là gương nông dân tiêu biểu trong việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp và gặt hái được nhiều thành công.

Khu vườn công nghệ cao của anh Tâm nằm lọt thỏm giữa những vườn chôm chôm, sầu riêng bạt ngàn của xã Xuân Định. Trên diện tích 1,5ha, anh đầu tư 10 nhà màng với kĩ thuật canh tác học tập công nghệ từ Thái Lan, Israel.

Theo anh Đỗ Nhật Tâm, vợ chồng anh từng có công việc ổn định tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng nhận thấy hướng đi ổn định tại quê nhà với trái dưa lưới nên từ năm 2011, vợ chồng anh quyết định về quê định cư, chặt bỏ bớt diện tích chôm chôm để làm nhà màng trồng dưa.

“Tôi đã mạnh dạn đầu tư tiền tỷ xây dựng 2 khu nhà màng rộng 2.000m2 để trồng dưa lưới vì muốn ứng dụng những công nghệ hiện đại nhất”, anh Tâm chia sẻ.

Đồng Nai đi đầu trong phát triển Nông thôn mới nhờ công nghệ cao
Mô hình ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp của anh Đỗ Nhật Tâm gặt hái được nhiều thành công.

Kỹ thuật cũng như trang thiết bị trong sản xuất dưa lưới công nghệ cao được anh Tâm liên tục nâng cấp. Cụ thể, từ trồng cây trực tiếp trên nền đất chuyển thành trồng trong bầu; từ tưới nước, bón phân tự động sang hệ thống tưới nước, bón phân bằng áp lực để đảm bảo việc kiểm soát đúng lượng nước, lượng phân bón phải đều nhau trong cả vườn cây.

Với 20 nhà màng hiện đại, vào những tháng mùa khô, các nhà màng được anh Tâm xuống giống 100% dưa lưới để phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước. Còn vào mùa mưa, lượng thiêu thụ dưa lưới khá ít mà nhu cầu rau, quả lại lớn nên anh linh hoạt chuyển sang trồng xen kẽ với ớt, khổ qua, dưa leo... Ý tưởng này của anh Tâm xuất phát từ nhu cầu thực tế và nhân công đang làm việc trực tiếp tại vườn.

Đầu mùa mưa cũng là thời điểm mà Đông Nam bộ nói chung vào vụ các loại trái cây như chôm chôm, sầu riêng, măng cụt... Do đó, việc trồng dưa lưới có nhiều rủi ro về thị trường tiêu thụ. Dưa lưới mùa mưa cũng không được ngọt, dễ bị rớt giá nên cũng bị ảnh hưởng khá nhiều tới lợi nhuận. Do đó, anh Tâm dành khoảng 70% diện tích nhà màng để trồng rau, quả.

Rau quả của cơ sở Tâm Hương được thu mua tại vườn với giá khá cao. Cụ thể: Ớt có giá bán 35.000 đồng/kg, khổ qua 10.000 đồng/kg, dưa leo 14.000 đồng/kg, đậu bắp 12.000 đồng/kg...

Bà Trần Thị Tú Oanh - Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - Thủy lợi Đồng Nai đánh giá cao sự linh hoạt này của vợ chồng anh Tâm. Theo bà Oanh, cách canh tác của gia đình anh Tâm đang thực hiện, không chỉ tạo ra nguồn nông sản ổn định cho các chợ địa phương mà còn giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Anh Tâm cho biết, hiện nay, trong mỗi nhà màng, cơ sở Tâm Hương sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt có điều khiển tự động và hệ thống sensor cảm ứng độ ẩm. Khi độ ẩm của giá thể không đạt so với yêu cầu thì đầu sensor sẽ báo về máy chủ để kích hoạt hệ thống tự động tưới.

Đồng Nai đi đầu trong phát triển Nông thôn mới nhờ công nghệ cao
Nhưng trái ớt được sản xuất theo hướng hữu cơ, không sử dụng phân bón tại cơ sở Tâm Hương.

Theo anh Tâm, với việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, cơ sở Tâm Hương sản xuất rau được nông sản theo hướng hữu cơ, không sử dụng phân bón lá cũng như các loại phân, thuốc hóa học. Trong trường hợp buộc phải dùng thuốc sinh học để phòng trừ sâu bệnh, thì cơ sở của anh Tâm luôn tuân thủ nghiêm ngặt thời gian cách ly. Sản phẩm thu hoạch luôn được anh cho kiểm tra mẫu để đảm bảo đạt chuẩn an toàn.

Chính vì vậy, sản phẩm dưa lưới mang thương hiệu Tâm Hương hiện đã được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất và hệ thống siêu thị trái cây ở Thành phố Hồ Chí Minh… Tính riêng thu nhập từ diện tích trồng dưa lưới đạt khoảng 1,2 - 1,5 tỷ đồng/năm.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp

Thời gian qua, tại Đồng Nai đã có nhiều hộ sản xuất, hợp tác xã (HTX) đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, gặt hái được thành công. Đây cũng là định hướng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn tới.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là một trong những nhiệm vụ đột phá trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ XI. Mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh Đồng Nai có 40 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đến nay, chỉ tính riêng lĩnh vực trồng trọt đã có 45 mô hình ứng dụng công nghệ cao, vượt chỉ tiêu chung đề ra cho toàn ngành nông nghiệp. Các mô hình ứng dụng công nghệ cao đều cho năng suất gấp 2 - 3 lần so với sản xuất thông thường.

Đồng Nai đi đầu trong phát triển Nông thôn mới nhờ công nghệ cao
Huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai là địa phương được chọn làm mô hình điểm trong xây dựng huyện nông thôn mới và hiện tiếp tục phấn đấu về đích huyện nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2025.

Đơn cử như tại huyện Xuân Lộc, nhiều đơn vị đang tiên phong đưa cơ giới hóa, cập nhật, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới vào sản xuất. Trong đó, HTX Thương mại Dịch vụ nông nghiệp Xuân Tiến ưu tiên ứng dụng công nghệ cao, cho ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng, an toàn với con người và môi trường.

Ông Trần Quang - Giám đốc HTX Xuân Tiến cho hay, hiện HTX đã có nhiều hệ thống máy sấy lúa, máy xay gạo, gieo hạt, máy thu hoạch cho ra hạt bắp, lúa ngay tại cánh đồng… giúp giảm nhân công. HTX Xuân Tiến còn ứng dụng máy bay không người lái (drone) giúp phun thuốc thuốc bảo vệ thực vật cho lúa, bắp thuận lợi hơn.

Ông Quang chia sẻ: “Nhờ ứng dụng cơ giới hóa và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên lợi nhuận từ mô hình sản xuất lúa đặc sản an toàn của HTX tăng thêm từ 15 - 25% so với cách làm truyền thống. Với giống lúa đặc sản ST24, HTX đã trở thành đơn vị cung ứng sản phẩm gạo chất lượng cao hàng đầu tại địa phương”.

Tương tự, HTX Dịch vụ nông nghiệp ca cao Suối Cát (huyện Xuân Lộc) chọn hướng liên kết sản xuất, tạo ra cánh đồng lớn để tiện áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động. Không chỉ lo đầu ra cho nông dân, HTX còn chế biến sâu nhiều sản phẩm đạt yêu cầu khắt khe về chất lượng, tiếp cận được với khách hàng các nước như Đức, Bỉ, Anh, Nhật Bản… HTX hiện có 2 sản phẩm OCOP 3 sao và đã xây dựng được nhãn hiệu riêng "Ca cao Thành Ý".

Đồng Nai đi đầu trong phát triển Nông thôn mới nhờ công nghệ cao
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu của tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Văn Thắng - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai cho rằng, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu của tỉnh. Xu hướng này còn giúp thúc đẩy kết cấu hạ tầng, nhận diện thương hiệu, đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, đào tạo nhân lực, tiêu thụ sản phẩm...

“Thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai sẽ tăng cường huy động nguồn lực, ưu tiên đầu tư để từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng các vùng sản xuất tập trung, hình thành vùng nguyên liệu phục vụ chế biến nông sản, phục vụ cho xuất khẩu. Các địa phương đầu tư có trọng tâm theo thế mạnh của mình, tránh dàn trải”, ông Nguyễn Văn Thắng chia sẻ.

Hiên nay, Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai cũng tham gia vào sự phát triển, hình thành các mô hình nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh. Từ đầu năm đến nay, Hội đã tổ chức 29 đợt cho 673 hội viên nông dân học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong và ngoài tỉnh.

“Nhiều nông dân còn được vay vốn từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh để đầu tư nông nghiệp công nghệ cao. Công tác tuyên truyền cũng được chú trọng nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên nông dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh và có nhiều chuyển biến, góp phần nhân rộng các mô hình hiệu quả”, ông Lê Tuấn Anh - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai cho hay.

Thiên Nam - Ảnh Lê Đức

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load