Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 19/09/2024 06:26 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Đồng bằng sông Cửu Long: Hạn hán, ngập mặn, thiếu nước ngọt trầm trọng

16:30 | 03/05/2020

(Xây dựng) - Mấy tháng qua, cả nước gồng mình lên thực hiện mục tiêu kép: Chống chọi khốc liệt với bệnh dịch Covid-19 và lo ổn định, tăng trưởng kinh tế. Cũng vào thời điểm này, tình hình hạn hán, xâm ngập mặn, cạn kiệt nguồn nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng tới 10/13 tỉnh miền Tây Nam bộ, gây hậu quả nặng nề, đặc biệt ở 5 tỉnh (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang và Cà Mau) đang khủng hoảng về nước, báo động trong tình trạng khẩn cấp. Hiện tượng này mang tính lịch sử vì diễn biến phức tạp, khó lường và chưa từng thấy trong mấy thập kỷ qua.

dong bang song cuu long han han ngap man thieu nuoc ngot tram trong
Ảnh minh họa (Nguồn: VTV).

Nguyên nhân cơ bản do dòng chảy kiệt từ thượng nguồn sông Mê Kông và biến đổi khí hậu làm cho khả năng trữ nước của vùng Đồng bằng sông Cửu Long thu hẹp trong khi mùa nước mặn đến sớm bất thường. Hiện tượng xâm nhập mặn phá vỡ kỷ lục so vớí năm 2016.

Về thượng nguồn, do tác động của El Ninô, lượng mưa khu vực các nước tiểu vùng sông Mê Kông và Đồng bằng sông Cửu Long giảm 25 - 30% khiến cho lượng nước ở địa phận hạ lưu giảm trên 50%. Mặt khác, trên thượng nguồn thuộc địa phận Trung Quốc, quốc gia này xây dựng 6 đập lớn trữ nước để làm thủy điện. Đó là các đập Miêu Vỹ, Công Quả Kiều, Tiểu Loan, Man Loan, Đại Triệu Sơn, Nọa Trát Độ và Cảnh Hồng. Nhà máy thủy điện Tiểu Loan có đập nước vào loại lớn nhất thế giới. Các hồ chứa ở đây có dung tích 43 - 45 tỷ m3, dự kiến đến năm 2030 sẽ tăng lên 100 tỷ m3 nước. Khi đó thì Đồng bằng sông Cửu Long sẽ không bao giờ còn xảy ra lũ, ngập lụt.

Ở vùng trung lưu sông Mê Kông chảy qua Lào, Thái Lan, Campuchia các nước này cũng đã và đang xây dựng hàng loạt đập, hồ chứa nước, ngăn sông và nhiều nhánh sông xây dựng thủy điện. Thái Lan đào nhiều hồ chứa nước rất lớn. Tại Campuchia, Biển Hồ có mực nước xuống thấp nhất từ trước đến nay…

Đồng bằng sông Cửu Long thuộc hạ lưu sông Mê Kông có lợi thế về địa lý nhưng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi tác động vô cùng nghiêm trọng từ vùng thượng lưu lại chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng tràn vào sâu từ 70 đến 90km trên các sông Vàm Cỏ (Long An), sông Tiền (Tiền Giang), sông Cái Lớn (Kiên Giang). Tình trạng này ngày càng diễn biến phức tạp, trầm trọng do biến động dòng chảy thượng lưu ngày càng lớn, mực nước biển dâng ngày càng cao, nhu cầu sử dụng nước cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt của người dân ngày càng gia tăng, trong khi nước ở sông Mê Kông đổ xuống lại giảm mạnh và không ổn định.

Hiện nay, một bộ phận lớn dân cư các vùng nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long chưa có nước sạch. Người dân vẫn sử dụng nước ao, hồ, sông, kênh rạch cho sinh hoạt, ăn uống không tránh khỏi nguồn nước ô nhiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ở 5 tỉnh trong tình trạng khẩn cấp nêu trên, một triệu người đang thiếu gay gắt nước sạch, trong khi các địa phương này chưa có đủ nguồn lực bảo đảm. Để chung tay hỗ trợ cho người dân các nơi đó, một số địa phương được chi viện của các lực lượng quân đội, doanh nghiệp, kể cả quyên góp của Báo Tuổi trẻ, tổ chức vận chuyển nước ngọt từ Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp cho bà con nông dân vùng ngập mặn ở Bến Tre, Long An, Cà Mau, Kiên Giang, Tiền Giang. Bộ Tài nguyên & Môi trường trích Quỹ bảo vệ môi trường hỗ trợ mỗi tỉnh 500 triệu đồng để mua thiết bị lọc nước… thì cũng chỉ là “muối bỏ bể”.

Một số tỉnh phát động chương trình xã hội hóa, vận động các doanh nghiệp đầu tư theo phương thức công - tư (như ở Tiền Giang) xây dựng các trạm cung cấp nước tập trung. Đó chỉ là những việc cấp bách trước mắt có ý nghĩa xã hội, tức thời, chưa phải giải pháp căn cơ, toàn diện, lâu dài mang tầm chiến lược.

Bảo đảm cung cấp nước ngọt cho sản xuất phát triển nông nghiệp trong thế trận chuyển đổi canh tác, cơ cấu lại sản phẩm cần một khối lượng nước ngọt trên 30 tỷ m3 và 23 tỷ m3 nước lợ mỗi năm. Riêng nước sạch cho đời sống người dân cũng cần hàng tỷ m3. Đáp ứng cho nhu cầu to lớn đó phải có một chiến lược phát triển nguồn nước trong hoạch định phát triển kinh tế - xã hội Đồng bằng sông Cửu Long ở tầm vĩ mô.

Một giải pháp mang tính chiến lược là xây dựng một số hồ nhân tạo lớn chứa nước tại các vùng khan hiếm nước ngọt mà không để nước bị nhiễm phèn, nhiễm mặn đan xen. Tại Đồng bằng sông Cửu Long, hệ thống kênh rạch chằng chịt là một lợi thế nếu được nạo vét (kênh cấp 3 trở lên) đắp bờ, đê, kiên cố hóa thủy lợi nội đồng để chứa nước. Từng hộ gia đình cũng nên xây hầm, bể, dùng lu để tiếp và chứa nước mưa…

Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn, khan cạn nước ngọt là một siêu thách thức đối với Đồng bằng sông Cửu Long, nó chi phối nghiêm trọng đối với kinh tế - xã hội. Trên thế giới ¼ dân số đang khủng hoảng về nước. Ở nước ta, mọi vùng miền, trước hết là Đồng bằng sông Cửu Long đặt ra nhiệm vụ chính trị là phải trữ nước, tiết kiệm nước. Đó cũng là sứ mệnh cao cả của mỗi người, mỗi gia đinh, mỗi đơn vị, mỗi doanh nghiệp, mỗi địa phương và cả nước. Tuy nhiên, việc thực hiện các giải pháp cấp thiết nhưng phải vận hành một cách khoa học, đặt trên các đặc thù về nguồn nước, không gian và thời gian.

Năm 2020, Liên hiệp quốc xác định “Ngày khí tượng thủy văn thế giới” và “Ngày nước thế giới” mang chủ đề “Khí hậu và nước”. Chúng ta hãy chung tay vì một Đồng bằng sông Cửu Long có đủ nguồn nước, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội ổn định trong chiến lược bền vững, lâu dài.

Kim Quốc Hoa

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Kon Tum: Đối phó với động đất

    (Xây dựng) - Trong thời gian gần đây, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum liên tục hứng chịu nhiều trận động đất lớn, nhỏ gây ra nỗi lo lắng và bất an cho hàng nghìn người dân sống tại khu vực này. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, huyện Kon Plông đã có gần 300 trận động đất được ghi nhận, có trận đạt tới cường độ 4,7 độ Richter, làm nứt toác nhà cửa, công trình xây dựng, đe dọa cuộc sống bình yên của người dân.

    19:51 | 18/09/2024
  • Kỳ vọng đột phá từ tuyến cao tốc Cao Lãnh – An Hữu

    (Xây dựng) - Dự án thành phần 2 cao tốc Cao Lãnh - An Hữu đoạn qua địa phận tỉnh Tiền Giang có vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội đối với hai tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

    19:50 | 18/09/2024
  • Cách nào xử lý cây xanh ngã đổ do bão lũ?

    (Xây dựng) - Sau bão lũ, hàng loạt cây xanh ở các khu đô thị, làng xóm bị ngã đổ, gãy cành, gây thiệt hại về tài sản và sinh mạng của người dân. Theo lẽ thường, phần lớn số cây xanh này được cắt bỏ, giải phóng giao thông đi lại cho người dân. Nhưng việc cắt bỏ này chưa hợp lý, gây lãng phí. Tôi đề xuất một số ý kiến về việc xử lý cây xanh ngã đổ này.

    19:45 | 18/09/2024
  • Hải quan và Cục Thuế Đồng Nai quyên góp hơn 600 triệu đồng hỗ trợ đồng bào khắc phục thiệt hại sau bão số 3

    (Xây dựng) - Sau 2 ngày phát động, cán bộ công chức ngành Hải quan tỉnh Đồng Nai đã quyên góp được gần 260 triệu đồng gửi đến đồng bào phía Bắc để khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

    17:02 | 18/09/2024
  • CADI-SUN ủng hộ đồng bào vùng bão lũ hơn 1,1 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên CADI-SUN đã cùng nhau quyên góp ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai.

    15:48 | 18/09/2024
  • Bắc Giang: Phát hiện cung sạt trượt dài 100m trên núi Y Sơn, tỉnh ra công điện hỏa tốc công bố tình huống khẩn cấp

    (Xây dựng) - Qua kiểm tra phát hiện tại vị trí khu vực núi Y Sơn xảy ra sạt trượt, với cung trượt dài khoảng 100m và nhiều vị trí quanh khu vực xuất hiện các vết nứt, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có công điện hỏa tốc công bố tình huống khẩn cấp.

    15:26 | 18/09/2024
  • Yên Bái: Nhiều suất quà hỗ trợ người dân bị thiệt hại do bão số 3

    (Xây dựng) - Sáng 17/9, Công ty Cổ phần Xây dựng phát triển nhà và Thương mại Hà Nội, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ thành phố Hải Phòng phối hợp cùng với Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ tỉnh Yên Bái trao tặng cho thành phố Yên Bái 2 tấn gạo, trị giá 42 triệu đồng và 400 suất quà có tổng trị giá 450.000.000 đồng.

    15:03 | 18/09/2024
  • Lộ trình xây dựng Trung tâm điều hành đường bộ cao tốc

    (Xây dựng) - Bộ Giao thông vận tải vừa có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về lộ trình xây dựng Trung tâm quản lý điều hành giao thông tại các tuyến đường bộ cao tốc do Bộ này quản lý giai đoạn đến năm 2025.

    14:41 | 18/09/2024
  • Bài 1: Những “công trình xanh” chưa xếp hạng

    (Xây dựng) - Tây Bắc đẹp như một bức tranh hùng vĩ. Trong trập trùng mây núi, thấp thoáng bản làng người Mông, người Dao; phía dưới thung lũng, gần suối, người Thái chọn làm nơi ở. Bản làng đó có những ngôi nhà người dân tự xây dựng từ vật liệu tự nhiên, mang đậm bản sắc văn hóa bản địa, phù hợp địa hình, khí hậu, xứng đáng là những “công trình xanh” chưa được xếp hạng.

    13:07 | 18/09/2024
  • Đắk Nông: Sạt, trượt nghiêm trọng ven Quốc lộ 14

    (Xây dựng) - Sau nhiều ngày mưa lớn kéo dài, đã xảy ra sự cố sạt trượt, sụt lún nghiêm trọng tại Km 877+070 (phía bên trái tuyến) và Km877+300 (bên phải tuyến) ven Quốc lộ 14 đoạn qua dốc Ông Bồ, xã Quảng Tín (huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông).

    11:56 | 18/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load